Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'

Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp lần thứ 2 về xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân.
Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'
Chính phủ xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Ảnh minh họa: INT

Chính phủ xác định mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân là xóa các “điểm nghẽn”, rào cản và tạo được sự hứng khởi, niềm tin và môi trường đầu tư thông thoáng. Từ đó tạo “cú hích” giúp kinh tế tư nhân không ngừng phát triển lớn mạnh.

Đề án phải “trúng, đúng, đột phá”

Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp lần thứ 2 về xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Ngành ngân hàng đã có hàng trăm tổ chức tín dụng lập ra để hỗ trợ vốn cho kinh tế tư nhân với dư nợ gần 7 triệu tỷ đồng trong tổng dư nợ của toàn nền kinh tế 15,8 triệu tỷ đồng (chiếm gần 44%). Chỉ riêng trong năm 2024, doanh số cho vay đạt khoảng 23 triệu tỷ đồng, doanh số thu nợ khoảng gần 21 triệu tỷ đồng.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho biết, Bộ Tài chính đã tổng hợp và đang hoàn thiện Dự thảo Đề án và Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đề án hoàn thành phải đảm bảo được các yêu cầu như khơi thông các “điểm nghẽn”, xóa rào cản, tạo được sự hứng khởi và niềm tin, thông thoáng, hấp dẫn môi trường đầu tư để tạo thành “cú hích” lớn đối với phát triển kinh tế tư nhân.

“Chúng ta chủ yếu sử dụng công cụ tài khóa, tiền tệ và thủ tục hành chính để điều tiết, điều chỉnh, kiến tạo; hạn chế tối đa áp đặt các mệnh lệnh can thiệp của Nhà nước; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và đúng nguyên tắc kinh tế thị trường, cam kết quốc tế”, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, những chính sách trong đề án đưa ra phải trúng, đúng, đột phá, đủ mạnh và triển khai được ngay, có tác động ngay để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đóng góp vào tăng trưởng.

Liên quan đến thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, trước đó, tại Hội thảo “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam”, ông Thái Thanh Quý - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương cho biết: Để có thể giải quyết, tháo gỡ được các điểm nghẽn và phát huy được tiềm năng, sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, thời gian tới cần tiếp tục tạo tinh thần đổi mới, khí thế mới và sự hứng khởi trong toàn xã hội về việc vươn lên của nền kinh tế, xem đây là cơ hội lịch sử không thể chậm trễ hơn để thực hiện điều này…

Được biết, khu vực kinh tế tư nhân hiện có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng, không ngừng đổi mới và phát triển đối với kinh tế - xã hội. Kinh tế tư nhân có đóng góp khoảng 50% GDP của cả nước, đóng góp tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp khoảng 56% tổng đầu tư toàn xã hội.

Như vậy, có thể thấy đóng góp từ kinh tế tư nhân là không hề nhỏ cho sự phát triển của đất nước (so với mức 28% của khu vực kinh tế Nhà nước và 16% của khu vực FDI). Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 174 tỷ USD vào năm 2025, đầu tư tư nhân sẽ đóng góp khoảng 96 tỷ USD (ước đạt 56%). Đầu tư công sẽ chỉ đóng góp khoảng 36 tỷ USD, khu vực FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD.

Nhìn thẳng thực tế để có giải pháp phù hợp

Tại Hội thảo “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam”, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý đã phân tích những hạn chế và đề xuất những giải pháp giúp kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế.

Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia: Quy mô doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế. Kinh tế tư nhân chưa thể bứt phá lên được trong nhiều năm qua.

Ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam phân tích: Hiện nay, ngân hàng là “phao cứu sinh” về vốn cho doanh nghiệp. Để doanh nghiệp bứt phá được, ông Hùng đề nghị ngành ngân hàng có chính sách, thể chế hỗ trợ cho vay đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Vì nếu không đầu tư vào công nghệ, doanh nghiệp rất khó đột phá.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam đề xuất, Chính phủ cần có chính sách cho doanh nghiệp vay lãi suất 0% để đầu tư công nghệ, phần cấp bù lãi suất hoàn toàn có thể bù đắp bằng thuế thu nhập. Lãi suất cho vay trung, dài hạn hiện nay đang ở mức 8 - 10%/năm, hoàn toàn không hấp dẫn với doanh nghiệp muốn đầu tư đổi mới, sáng tạo.

Ông Nguyễn Viết Toàn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Tân Phú, TPHCM bày tỏ: Cần có chính sách cho phép tăng mật độ xây dựng, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận, tận dụng hiệu quả quỹ đất hiện có. Đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có cơ hội sáng tạo.

PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh: Kinh tế tư nhân là “xương sống, gương mặt” của quốc gia và cạnh tranh mạnh trên thế giới. Vì vậy, vai trò hỗ trợ và kiến tạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

Cần giải pháp thay đổi từ tư duy tới chế độ, chính sách, qua đó giúp kinh tế tư nhân thật sự trở thành đòn bẩy của xã hội thịnh vượng. Ngoài ra, rất cần có một chiến lược phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam. Phải có các hệ thống luật mới để khuyến khích doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết: Hệ thống bộ máy quản lý của các bộ và chính quyền địa phương chưa thật sự đổi mới theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc quản lý của các bộ vẫn nặng về cơ chế “xin cho”…

Xác định rõ vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 526/QĐ-TTg ngày 6/3/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Nhiều nhóm giải pháp được đưa ra để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy định pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp và mở rộng sản xuất.

Hỗ trợ tài chính và tín dụng bằng cách mở rộng các chương trình cho vay ưu đãi, phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng. Tăng cường ứng dụng công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào quản trị tài chính, sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Agribank cho biết: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025 và giai đoạn tiếp theo tăng trưởng hai con số thì áp lực huy động vốn rất là lớn. Agribank là ngân hàng có vốn 100% Nhà nước thì vốn để tăng vốn điều lệ là từ ngân sách Nhà nước cấp. Agribank mong muốn sẽ cấp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để kinh doanh hiệu quả, có nguồn trả lại ngân hàng. Agribank tập trung vào 3 đối tượng: Nguồn vốn huy động từ dân (chiếm 80%), nguồn vốn không kỳ hạn, phát hành trái phiếu.

Nguồn:Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'

Nguyên Khôi
Nguồn : giaoducthoidai.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025

Từ 1/4 sẽ tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành, phát huy hiệu quả các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chuyển đổi xanh.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Chiều ngày 30/3, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng và Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng, Cục Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công an, cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar.
Phát triển kinh tế tư nhân:

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'

Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp lần thứ 2 về xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân.

Các tin khác

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Dưới đây là một số chính sách nổi bật.
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện

Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện

Ngày 28/03/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động Truyền thông và Tổ chức sự kiện.
Lại tái diễn tình trạng giả danh nhân viên điện lực: Nhiều khách hàng "sập bẫy"

Lại tái diễn tình trạng giả danh nhân viên điện lực: Nhiều khách hàng "sập bẫy"

Kẻ gian giả danh nhân viên điện lực, dùng chiêu trò dọa cắt điện, thu phí trái phép để lừa đảo người dân. Nhiều người đã sập bẫy, gây thiệt hại tài chính và hoang mang. Cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi này.
Nghe thanh niên: Mở khóa nguồn lực kiến tạo tương lai

Nghe thanh niên: Mở khóa nguồn lực kiến tạo tương lai

Trong một chỉ đạo tại cuộc đối thoại với thanh niên ngày 24/3 , Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thiết lập kênh lắng nghe và tiếp thu ý kiến của thanh niên về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây không chỉ là một quyết định hành chính thông thường, mà là một bước đi mang tư duy đột phá, mở cánh cửa để trí tuệ trẻ hòa vào mạch chảy lớn của quốc gia trong kỷ nguyên số.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải hiện nay chính là nguồn vốn để đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì sẽ không đủ và chắc chắn với tính chất vốn của ngân hàng cũng không thể đảm đương được tất cả nhu cầu vốn.
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP, thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy khẳng định, ngay sau hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ triển khai thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra và những lưu ý của đồng chí Trưởng đoàn. Cùng với các giải pháp đang thực hiện và các giải pháp mới để tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Những yếu tố then chốt tác động đến giá vàng trong nước năm 2025

Những yếu tố then chốt tác động đến giá vàng trong nước năm 2025

Từ đầu năm đến nay, giá vàng trong nước đã tăng khoảng 15,5 - 16 triệu đồng mỗi lượng, tương đương với mức lợi nhuận khoảng 19%.
Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
Thành lập Ban Chỉ đạo các dự án quan trọng lĩnh vực đường sắt

Thành lập Ban Chỉ đạo các dự án quan trọng lĩnh vực đường sắt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng xanh

Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng xanh

Với nhu cầu vốn “khổng lồ”, nhiều ý kiến cho rằng, Quy hoạch điện VIII hay Quy hoạch điện VIII điều chỉnh dự kiến ban hành tới đây sẽ khó triển khai nếu không có sự tham gia của vốn tư nhân trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). “Khơi thông” nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, 2 nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Chính phủ ban hành được kỳ vọng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp (DN) tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường năng lượng ở Việt Nam.
Hà Nội: Gần 3.600 thí sinh hào hứng tranh giải Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp tỉnh

Hà Nội: Gần 3.600 thí sinh hào hứng tranh giải Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp tỉnh

Ngày 15/03, cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt, cấp tỉnh, với gần 3.600 thí sinh, đã diễn ra thành công tốt đẹp với quy mô tổ chức bài bản và minh bạch.
Sắp tăng lương tối thiểu 2025

Sắp tăng lương tối thiểu 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới

Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ khẳng định vai trò là “đầu tàu” kinh tế của Việt Nam mà còn cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước những thách thức lớn. Với những thành tựu nổi bật đạt được tính đến đầu năm 2025, Petrovietnam không chỉ là biểu tượng của ngành dầu khí mà còn là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên của một quốc gia đang phát triển. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu Petrovietnam có thể duy trì vị thế này trong một thế giới đang chuyển dịch nhanh chóng sang năng lượng xanh?
Ô tô Trung Quốc tràn vào Việt Nam: "Cách mạng 2.0" hay lại theo vết xe đổ

Ô tô Trung Quốc tràn vào Việt Nam: "Cách mạng 2.0" hay lại theo vết xe đổ

Cuộc "cách mạng 2.0" của các hãng xe Trung Quốc quay trở lại thị trường Việt Nam có thành công hay không còn phải chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, dù cuộc đổ bộ mới khá rầm rộ nhưng ô tô Trung Quốc vẫn chưa có được cái nhìn thiện cảm của người tiêu dùng.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì việc nghiên cứu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026, báo cáo Chính phủ trước ngày 15/3/2025.
"Bơm" 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu?

"Bơm" 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu?

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng để “đẩy” tín dụng, năm nay, các ngân hàng tập trung cho vay các dự án hạ tầng và cho vay bất động sản, đặc biệt là bất động sản ăn theo trục giao thông công cộng, các nhà ga, đô thị nhỏ… vệ tinh của các đại dự án.
Xem thêm
Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động