Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và thực chất.
“Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và nâng cấp hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Trung - Việt”, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Vịnh Tiền khẳng định.
Với kim ngạch thương mại song phương đạt trên 200 tỷ USD, hàng nghìn dự án đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, và xu hướng hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng và logistics, Việt Nam và Trung Quốc đang thiết lập những nền tảng chiến lược cho một mối quan hệ kinh tế bền vững trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp vào tháng 8/2024. |
Tăng trưởng thương mại mạnh mẽ và bền vững
Năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2025, thương mại song phương tiếp tục đà tăng trưởng mạnh, đạt 51,25 tỷ USD, tăng 17,46% so với cùng kỳ năm 2024
Việt Nam hiện giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ tư của Trung Quốc trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm.
Về đầu tư, trong năm 2024, Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án cấp mới với 955 dự án, và đứng thứ ba về tổng vốn đầu tư (4,73 tỷ USD), chỉ sau Singapore và Hàn Quốc. Tính đến cuối năm 2024, Trung Quốc có tổng cộng 5.111 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 30,83 tỷ USD, chiếm hơn 6,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Các dự án đầu tư của Trung Quốc trải dài trên 19/21 ngành kinh tế có vốn FDI tại Việt Nam và hiện diện ở 55/63 tỉnh, thành phố; đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí và chế biến thực phẩm.
Không chỉ dừng lại ở thương mại và đầu tư truyền thống, trong các cuộc hội đàm cấp cao năm 2024 và đầu năm 2025, lãnh đạo hai nước đã nhất trí đẩy mạnh kết nối giao thông xuyên biên giới, kinh tế số, kinh tế xanh, cơ sở hạ tầng, logistics và chuyển đổi năng lượng.
Nông sản Việt Nam mở rộng thị trường tại Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường nông sản lớn và đầy tiềm năng của Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng tới 139,5%, đạt gần 500.000 tấn sầu riêng với kim ngạch lên tới 2,1 tỷ USD.
Trong năm 2024 và đầu 2025, với việc hai bên tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho các loại nông sản như khoai lang, dừa, chanh leo, và các sản phẩm thủy sản, xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ giúp Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm mà còn hỗ trợ nông dân trong nước tiếp cận thị trường khắt khe và tiềm năng như Trung Quốc – nơi có hơn 1,4 tỷ dân và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.
![]() |
Trung Quốc là thị trường lớn tiêu thụ hầu hết các loại nông sản của Việt Nam. Trong ảnh: Kiểm dịch xe hàng sầu riêng xuất khẩu tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). |
Quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, thực chất và toàn diện. Những kết quả nổi bật trong thương mại, đầu tư, hạ tầng và các lĩnh vực mới như kinh tế số, nông nghiệp công nghệ cao là minh chứng cho tầm nhìn chung giữa hai nước về một quan hệ đối tác cùng có lợi, cùng phát triển.
Năm 2024, nước ta đón 3,74 triệu lượt khách Trung Quốc (tăng 114% so với năm 2023), chiếm 21,26% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam, đứng thứ hai sau Hàn Quốc. Trong 3 tháng đầu năm 2025, nước ta đón 1,58 triệu lượt khách Trung Quốc vào Việt Nam, tăng 178% so với cùng kỳ, đứng đầu trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam.
Trên tinh thần "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", hợp tác kinh tế Việt - Trung đang được hai nước xây dựng kiểu mới, cân bằng lợi ích, phát triển bền vững và gắn kết chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng khu vực.
Nguồn:Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tin liên quan
Công ty chứng khoán tăng cường phát hành trái phiếu 24/04/2025 08:00
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026 24/04/2025 11:00
Cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông
Tiêu điểm 23/04/2025 10:07

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia
Bất động sản 22/04/2025 12:57

Thủ tướng yêu cầu xử lý găm hàng, đội giá, buôn lậu vàng
Tiêu điểm 22/04/2025 12:33

Thủ tướng: Quốc gia khởi nghiệp không thể thiếu tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ
Tiêu điểm 22/04/2025 06:00

Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tiêu điểm 19/04/2025 17:00

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững
Tiêu điểm 19/04/2025 14:00
Các tin khác

Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?
Tiêu điểm 18/04/2025 14:00

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?
Tiêu điểm 18/04/2025 09:00

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Tiêu điểm 17/04/2025 14:36

Kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ
Tiêu điểm 16/04/2025 13:30

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"
Tiêu điểm 15/04/2025 10:00

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế
Tiêu điểm 15/04/2025 09:08

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tiêu điểm 15/04/2025 07:00

Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tiêu điểm 14/04/2025 15:48

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Tiêu điểm 13/04/2025 11:25

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
Tiêu điểm 13/04/2025 06:00

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tiêu điểm 09/04/2025 19:49

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"
Tiêu điểm 09/04/2025 16:08

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
Tiêu điểm 09/04/2025 15:33

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Tiêu điểm 09/04/2025 11:04

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tiêu điểm 07/04/2025 16:57

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Tiêu điểm 07/04/2025 08:51

Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính
Tiêu điểm 06/04/2025 18:00

Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ
Tiêu điểm 06/04/2025 07:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58