Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Theo Ủy Ban cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), thanh toán kỹ thuật số – xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển rộng rãi, góp phần thúc đẩy nền kinh tế một cách nhanh chóng nhờ các giải pháp đồng bộ đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chi phí hợp lý và mang lại sự thuận tiện, dễ dàng cho người dùng.
Tại Việt Nam, các hệ thống thanh toán kỹ thuật số được các ngân hàng phát triển và xây dựng nhằm phục vụ thanh toán thuận tiện, dễ dàng cho người dùng. Phương thức thanh toán này xuất hiện trên phạm vi rộng, hoạt động liền mạch với các thiết bị di động, ứng dụng và trình duyệt.
Năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân, thanh toán không dùng tiền mặt, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm trước. Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt hơn 17 tỷ giao dịch, tổng giá trị đạt khoảng 280 triệu tỷ đồng (tăng hơn 120% về giá trị so với cùng kỳ), góp phần thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam.
Việc số hoá phương thức thanh toán đóng vai trò quan trọng ở nhiều nước đang phát triển sự hoà nhập của người dân trong lĩnh vực tài chính. Đây là yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững vì nó đảm bảo sự tham gia của công dân vào hệ thống tài chính quốc gia. Thông qua số hoá, người dân có nhiều khả năng tiếp cận các tổ chức và dịch vụ tài chính với chi phí thấp hơn.
Ví dụ, tại thị trường Đông Nam Á, nơi tỷ lệ sử dụng thẻ thanh toán tương đối thấp, thanh toán kỹ thuật số cũng đang nhanh chóng thay thế tiền mặt. Đối với người tiêu dùng, đây thực sự là phương thức thanh toán có nhiều điểm mạnh.
![]() |
Tại Việt Nam, sau một thời gian triển khai, thanh toán không dùng tiền mặt đã len lỏi đến từng ngõ ngách trong đời sống người dân. Người dân có thể thanh toán kỹ thuật số khi đi mua sắm (thậm chí ở chợ dân sinh, hàng rong), đóng các khoản phí, chuyển khoản, … chỉ với một lần quét mã. Lợi ích của phương thức thanh toán này là không cần mang theo tiền mặt, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Rủi ro mà người tiêu dùng phải đối mặt
Trong bối cảnh thanh toán kỹ thuật số phát triển, vẫn có một bộ phận người tiêu dùng có xu hướng hoặc sở thích dùng tiền mặt. Nguyên nhân là do tiền mặt mang lại cảm giác riêng tư, an toàn khi không phải phụ thuộc vào phương thức điện tử, hoặc người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thanh toán kỹ thuật số. Tiền mặt cũng được một số người coi là phương tiện lưu trữ để phòng ngừa sự bất ổn và không chắc chắn trong cuộc sống. Thông thường, nếu trong điều kiện bất ổn, người dân có xu hướng lưu giữ tiền mặt hơn là dùng tiền để thanh toán. Nếu bất ổn kinh tế vĩ mô và địa chính trị gia tăng, tiền mặt có thể chứng minh được vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hơn là chỉ để giao dịch.
Trong khi đó, khi sử dụng thanh toán kỹ thuật số nhiều hơn, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với tình trạng giảm sử dụng tiền mặt cũng như giảm khả năng tiếp cận tiền mặt. Sự suy giảm này có tác động trực tiếp với yếu tố dễ bị tổn thương của người tiêu dùng do số lượng điểm tiếp cận dịch vụ tiền mặt giảm (máy rút tiền tự động ATM và các ngân hàng vật lý).
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, 2/3 người trưởng thành trên thế giới cho biết đã sử dụng hoặc nhận tiền thông qua thanh toán kỹ thuật số như ví điện tử, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thanh toán không tiếp xúc và chuyển khoản điện tử. Ngược lại, mức sử dụng tiền mặt toàn cầu hiện đạt 80% so với năm 2019 và tiếp tục giảm khoảng 4% mỗi năm.
Khi số lượng thanh toán kỹ thuật số tăng lên và cơ sở hạ tầng có liên quan phát triển, chi phí thanh toán giảm xuống khiến phương thức thanh toán này trở thành giải pháp thay thế được nhiều ngân hàng ưa chuộng. Vì các hoạt động liên quan đến tiền mặt tương đối tốn kém đối với các ngân hàng và chính phủ, thanh toán kỹ thuật số cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, phản ứng của người dân trên toàn thế giới đối với đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình số hoá hệ thống thanh toán, chuyển xu hướng sử dụng tiền mặt sang các công cụ thanh toán kỹ thuật số với tốc độ chưa từng có, cùng với đó là giảm sử dụng tiền mặt trên toàn cầu.
OECD đã tổng hợp các vấn đề liên quan đến thanh toán kỹ thuật số, trong đó có việc một số quốc gia trong quá trình số hoá đã nhận thấy rằng giảm sử dụng tiền mặt có thể dẫn đến một số hậu quả không mong muốn. Mặc dù phần lớn người dân đã và đang hài lòng với khả năng tiếp cận hệ thống thanh toán, nhưng một nghiên cứu năm 2023 của Ngân hàng Trung ương Hà Lan cho thấy 28% những người được hỏi cho biết họ vẫn không thể sống thiếu tiền mặt.
Bên cạnh đó, những người được hỏi thuộc nhóm dễ bị tổn thương cho biết họ phụ thuộc tương đối nhiều vào tiền mặt, cụ thể: 45% người trả lời có trình độ hiểu biết thấp về kỹ thuật số, 36% người trả lời là người khuyết tật và 35% người trả lời gặp khó khăn về tài chính, cho biết họ không thể sống thiếu tiền mặt .
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về hạn chế, thách thức đối với người tiêu dùng dễ bị tổn thương liên quan đến giảm sử dụng tiền mặt ở Việt Nam, nhưng có thể thấy, với xu hướng chung của thế giới, nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương ở Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai.
Bên cạnh hạn chế trong việc tiếp cận thanh toán kỹ thuật số đối với nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, phương thức này cũng mang lại tác động tiêu cực nhất định đối với mọi cá nhân người tiêu dùng. Cụ thể, rủi ro về an ninh mạng đã khiến một số quốc gia phải xem xét lại việc thanh toán không dùng tiền mặt. Do tình hình bất ổn toàn cầu ngày càng gia tăng, các mối đe dọa có thể khiến người tiêu dùng dễ bị tấn công mạng.
Ngoài ra, các lỗ hổng về kỹ thuật số và sự cố mất điện có thể khiến thanh toán kỹ thuật số ngừng hoạt động, khiến việc truy cập vào các hệ thống thanh toán bị dừng. Đặc biệt, với sự gia tăng của rủi ro biến đổi khí hậu, tình trạng mất điện đã và đang trở thành vấn đề nóng hổi trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xảy ra tình trạng bị người tiêu dùng bị lừa khi chuyển tiền qua mạng. Số tiền bị lừa có khi lên đến hàng tỷ đồng, hình thức lừa có thể khác nhau như đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, tham gia giải chạy marathon, tham gia cuộc thi áo dài, cuộc thi nấu ăn, … các “bẫy” được giăng ra có cùng kịch bản: đặt cọc trước - báo sai nội dung chuyển khoản - chuyển thêm để lấy lại tiền. Bên cạnh đó, có hình thức giả mạo công an, cơ quan điện lực, người quen, chuyển tiền online hợp tác đầu tư, …
Mặc dù những câu chuyện cảnh báo thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội nhưng vẫn xuất hiện người bị lừa mới. Nguyên nhân có thể là do người tiêu dùng thiếu kỹ năng sử dụng Internet, mua hàng qua mạng hay tham gia mạng xã hội, vô tình cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, số tài khoản, mật khẩu, mã OTP, mã số thanh toán... cho kẻ lừa đảo.
Trong một số trường hợp, các tin nhắn giả mạo gửi các đường link hay một tên thương hiệu, một nội dung chứa mã độc làm người tiêu dùng vô tình tự tay làm mất tài khoản tài chính cá nhân.
Như vậy, bên cạnh những thuận lợi mà phương thức thanh toán không tiền mặt mang lại, có nhiều rủi ro mà người tiêu dùng phải đối mặt. Những rủi ro đó có thể được phân loại thành 3 nhóm: Hạn chế đối với người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong việc tiếp cận phương thức thanh toán này; Rủi ro đối với tất cả người tiêu dùng trong trường hợp vấn đề an ninh mạng tiềm ẩn và lỗ hổng kỹ thuật số, mất điện; Rủi ro trong bối cảnh xuất hiện lừa đảo chuyển tiền qua mạng.
Nguồn: Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tin liên quan
Trào lưu uống nước chanh chữa bệnh: Dùng chanh thế nào cho đúng 25/04/2025 15:15
Vì sao thị trường bất động sản ‘nở rộ’ đại dự án? 25/04/2025 15:08
Cùng chuyên mục

Chính phủ muốn "thu hồi triệt để" các dự án treo trong năm 2025
Tiêu điểm 25/04/2025 07:00

Hơn 390 học sinh xuất sắc sẽ bước vào Lễ Vinh danh Trạng Nguyên Tiếng Việt toàn quốc
Tiêu điểm 24/04/2025 15:27

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông
Tiêu điểm 23/04/2025 10:07

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia
Bất động sản 22/04/2025 12:57

Thủ tướng yêu cầu xử lý găm hàng, đội giá, buôn lậu vàng
Tiêu điểm 22/04/2025 12:33

Thủ tướng: Quốc gia khởi nghiệp không thể thiếu tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ
Tiêu điểm 22/04/2025 06:00
Các tin khác

Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tiêu điểm 19/04/2025 17:00

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững
Tiêu điểm 19/04/2025 14:00

Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?
Tiêu điểm 18/04/2025 14:00

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?
Tiêu điểm 18/04/2025 09:00

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Tiêu điểm 17/04/2025 14:36

Kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ
Tiêu điểm 16/04/2025 13:30

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"
Tiêu điểm 15/04/2025 10:00

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế
Tiêu điểm 15/04/2025 09:08

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tiêu điểm 15/04/2025 07:00

Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tiêu điểm 14/04/2025 15:48

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Tiêu điểm 13/04/2025 11:25

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
Tiêu điểm 13/04/2025 06:00

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tiêu điểm 09/04/2025 19:49

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"
Tiêu điểm 09/04/2025 16:08

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
Tiêu điểm 09/04/2025 15:33

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Tiêu điểm 09/04/2025 11:04

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tiêu điểm 07/04/2025 16:57

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Tiêu điểm 07/04/2025 08:51

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58