Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố các mức thuế quan “đối ứng” với rất nhiều quốc gia. Theo Nikkei Asia, đây là mức thuế quan quy mô lớn nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump cho đến nay, bao gồm các mức thuế vượt quá 30% đối với các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
![]() |
Hàng Việt không cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa Mỹ
Tại Talkshow "Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam - Giải pháp tích cực để tháo gỡ" diễn ra ngày 4/4, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright Việt Nam cho hay, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam, có thể là một tín hiệu về các cuộc đàm phán.
“Tổng thống Trump có thể muốn phát đi một tín hiệu rằng các quốc gia phải ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ để đạt được những lợi ích hài hoà hơn cho nước Mỹ. Vì vậy, chúng ta cần chủ động nỗ lực, tiếp cận bằng các con đường ngoại giao kinh tế để có thể đàm phán với chính phủ Mỹ để làm sao đạt được mục đích hài hoà lợi ích cho Việt Nam”, ông Tuấn nói.
Nhìn lại cán cân thương mại Việt - Mỹ, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn thừa nhận, hiện nay, sự mất cân bằng thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang vô cùng lớn vì vậy để lấp đầy khoảng trống đó là không hề khả thi và thậm chí chính chính quyền của Tổng thống Trump cũng hiểu điều đó.
“Tuy nhiên, vấn đề hiện nay nằm ở chỗ mục tiêu của ông Trump không phải là cán cân thương mại bằng 0 mà là đạt được một lợi thế trong đàm phán và sự cải thiện so với tình trạng hiện nay. Đó là điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được”, ông Tuấn đưa ra phân tích.
Ngoài ra, chuyên gia Fulbright cũng khẳng định một yếu tố nữa mà chính quyền Tổng thống Trump rất quan tâm, nhất là với Việt Nam là câu chuyện xuất xứ hàng hoá. Câu chuyện đội lốt xuất xứ là vấn đề mà Mỹ rất quan ngại. Vì vậy trong các cuộc đàm phán với nước này, Việt Nam cần thể hiện thiện chí trong việc minh bạch hoá nguồn gốc xuất xứ, các dữ liệu về thương mại.
Đồng thời, cần cho Mỹ thấy Việt Nam đang nỗ lực hướng đến nội địa hoá nền kinh tế, phát triển các nguồn cung ứng tại chỗ chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn cung ứng bên ngoài.
Tiếp theo, ông Tuấn nhấn mạnh trong quá trình đám phán Việt Nam cũng cần giải thích về thặng dư thương mại của Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam thặng dư thương mại hơn 100 tỷ USD với Mỹ nhưng hàng hoá Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá sản xuất tại thị trường nội địa của họ. Việt Nam hoàn toàn không cạnh tranh trực diện mà chỉ cạnh tranh với một nước thứ ba khi cùng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Cân bằng cán cân thương mại Việt - Mỹ như thế nào?
Song song với quá trình đàm phán, để góp phần làm cân bằng cán cân thương mại Việt - Mỹ, ông Tuấn cho rằng Việt Nam có thể tăng cường nhập khẩu một số mặt hàng từ Mỹ nhất là trong việc nâng cấp công nghệ, đào thải một số công nghệ cũ mà hiện nay chúng ta đang nhập giá rẻ nhưng tiêu tốn về năng lượng, tác động tiêu cực đến môi trường.
"Tuy nhiên, để làm được điều này, Nhà nước nên hỗ trợ bằng việc cung ứng vốn tín dụng, ưu đãi cho doanh nghiệp để nâng cấp công nghệ lạc hậu thay bằng các máy móc, công nghệ mới nhập khẩu từ Mỹ", ông Tuấn thẳng thắn.
![]() |
Việt Nam có thể tăng cường nhập khẩu một số mặt hàng từ Mỹ nhất là trong việc nâng cấp công nghệ. |
Bên cạnh đó, theo ông Tuấn Việt Nam có thể giảm thuế thêm với một số mặt hàng như hàng nông sản ôn đới, các mặt hàng này nằm ở phân khúc cao nên không cạnh tranh trực tiếp với hàng nông sản Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cần thúc đẩy thực hiện Hiệp định thương mại tự do và đầu tư Việt - Mỹ. Đã 25 năm kể từ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ (BTA) ký kết ngày 13/7/2000, Việt Nam hoàn toàn có thể thúc đẩy thêm một Hiệp định tự do song phương mới.
"Chúng ta cũng cần thúc đẩy các MOU (thoả thuận giữa hai quốc gia về thương mại - PV) đã ký kết bằng cách mua hàng hoá của Mỹ để các thương vụ này không còn nằm trên giấy mà đi vào thực hiện các đơn hàng cụ thể. Những kết quả này có thể sử dụng để cho thấy thiện chí của Việt Nam trong đàm phán với Mỹ.
Ngoài ra, chúng ta không chỉ cần mở cửa thương mại mà còn phải mở cửa cho đầu tư của Mỹ”, ông Tuấn đề xuất.
Tựu chung lại, ông Tuấn cho rằng chính sách hiện nay cần gắn với các giải pháp ngắn hạn, trước mắt là xoa dịu căng thẳng nhưng sau đó là những chiến lược dài hạn và căn cơ hơn bởi bối cảnh địa chính trị hiện nay biến động rất mạnh và dai dẳng nên cần có những chính sách chủ động đối phó với thách thức từ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, kiềm chế cạnh tranh ảnh hưởng...
Nguồn:Đàm phán thuế quan với Mỹ: 'Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được'
Tin liên quan
Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả 13/04/2025 11:25
Cùng chuyên mục

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Tiêu điểm 13/04/2025 11:25

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
Tiêu điểm 13/04/2025 06:00

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tiêu điểm 09/04/2025 19:49

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"
Tiêu điểm 09/04/2025 16:08

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
Tiêu điểm 09/04/2025 15:33

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Tiêu điểm 09/04/2025 11:04
Các tin khác

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tiêu điểm 07/04/2025 16:57

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Tiêu điểm 07/04/2025 08:51

Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính
Tiêu điểm 06/04/2025 18:00

Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ
Tiêu điểm 06/04/2025 07:00

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt choáng váng, triệu tập họp khẩn
Tiêu điểm 03/04/2025 10:17

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025
Tiêu điểm 01/04/2025 17:00

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tiêu điểm 31/03/2025 07:00

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'
Tiêu điểm 30/03/2025 13:39

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025
Tiêu điểm 30/03/2025 10:00

Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Tiêu điểm 29/03/2025 18:58

Lại tái diễn tình trạng giả danh nhân viên điện lực: Nhiều khách hàng "sập bẫy"
Tiêu điểm 28/03/2025 14:39

Nghe thanh niên: Mở khóa nguồn lực kiến tạo tương lai
Tiêu điểm 26/03/2025 11:00

Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tiêu điểm 25/03/2025 13:00

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực
Tiêu điểm 24/03/2025 15:24

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
Tiêu điểm 21/03/2025 10:00

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương
Tiêu điểm 21/03/2025 08:00

Những yếu tố then chốt tác động đến giá vàng trong nước năm 2025
Tiêu điểm 20/03/2025 15:13

Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Tiêu điểm 18/03/2025 10:04

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58