Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Tại phiên thảo luận tổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nước ta đã kiểm soát rất tốt lạm phát khi thực hiện cải cách tiền lương.
Năm 2023, nước ta đã tăng 20,8% lương cơ sở. Năm 2024, từ ngày 1.7, tăng 30% lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khu vực công. Đồng thời, nước ta cũng điều chỉnh chế độ lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng khác.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, đến năm 2026 sẽ đánh giá Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, sau đó sẽ tiếp tục thực hiện cho phù hợp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc điều chỉnh lương cơ sở hằng năm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước. Ảnh: Phạm Đông |
Về vấn đề có điều chỉnh lương cơ sở hằng năm hay không, bộ trưởng cho hay, việc này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước. Trước mắt, năm 2025 có thể tạm dừng lại, sau đó điều chỉnh với một số đối tượng.
Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII - nhận định: Việc tăng lương cơ sở nhằm nâng cao năng lực nội sinh của người lao động, là cơ sở để tăng năng suất lao động và tăng trưởng GDP.
"Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, tăng lương cơ sở là việc khó làm nhưng chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Việc có tăng lương vào thời gian tiếp theo hay không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, về phía người lao động thì luôn có mong muốn được tăng lương để đảm bảo đời sống. Để thực hiện việc này một cách hài hòa, cân đối thì đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước" - bà An chia sẻ.
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) - cho rằng: Đề án cải cách tiền lương vẫn luôn được nhiều người dân kỳ vọng sau đợt tăng lương cơ sở từ ngày 1.7.2024 vừa qua.
Tiền lương theo vị trí việc làm của công chức không giống với tiền lương theo vị trí việc làm trong các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp có bảng mô tả vị trí việc làm cụ thể ứng với từng cá nhân, từng công việc.
Ở khu vực nhà nước, gồm cả công chức và người lao động làm theo hợp đồng, người lao động vào công chức là vào hệ thống công vụ. Người lao động có thể làm ở nhiều vị trí việc làm khác nhau, mỗi vị trí gắn với một công việc, mức tiền lương khác nhau.
Tiền lương công chức không có sự thỏa thuận, người lao động vào công chức là chấp nhận mức lương theo vị trí được tính toán sẵn theo thang bảng lương. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của công chức không chỉ tác động cơ quan, đơn vị mà còn tác động tới toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả của việc xây dựng tiền lương theo vị trí việc làm sẽ tác động tới toàn xã hội.
Bà Hương lấy ví dụ: "Có thể hôm nay người lao động là công chức cấp bộ, ngày mai được luân chuyển công tác ở cấp huyện, vị trí việc làm thay đổi vậy thì tiền lương theo vị trí việc làm đó cũng thay đổi. Nếu tiền lương tốt, phù hợp với vị trí việc làm sẽ thúc đẩy công chức cống hiến, làm việc từ đó tạo ra sự đột phá trong việc xây dựng, phát triển quốc gia".
Nguồn:Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Tin liên quan
Giá xăng, dầu giảm nhẹ 21/11/2024 16:10
Cùng chuyên mục
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Các tin khác
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
Giá vàng có thể bứt phá lên mức cao
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 17:00
Vinatex, Hanosimex đồng loạt muốn thoái sạch vốn tại doanh nghiệp may hơn 60 năm tuổi
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 13:00
"Ghế nóng" CEO các tập đoàn bán lẻ
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 14:00
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 10:14
GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 11:36
Đã đến lúc người Việt cần quan tâm đến kế hoạch hưu trí của mình
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 06:00
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Góc nhìn chuyên gia 21/09/2024 12:00
“Bước lùi” của McDonald’s tại Việt Nam?
Góc nhìn chuyên gia 20/09/2024 14:00
Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải
Góc nhìn chuyên gia 15/09/2024 13:51
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00