TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu |
PV: Ông đánh giá thế nào về ngành tài chính và ngân hàng trong năm 2024?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo đánh giá của tôi, năm 2024 có thể coi là một năm khả quan đối với ngành ngân hàng, khi các ngân hàng báo cáo lợi nhuận tương đối tốt. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là ngành ngân hàng không đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%. Điều này cho thấy nền kinh tế hiện tại không hấp thụ vốn từ các ngân hàng mạnh mẽ như kỳ vọng. Nguyên nhân có thể đến từ tình hình tài chính yếu kém của các doanh nghiệp cũng như những khó khăn trong nền kinh tế, bao gồm ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là những cơn bão lớn tàn phá miền Bắc trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, mặc dù ngành ngân hàng đạt kết quả khả quan về lợi nhuận, nhưng tăng trưởng tín dụng không như mong đợi.
Mặc dù vậy, một thành công lớn của ngành ngân hàng trong năm nay là sự mở rộng dịch vụ đến nhiều tầng lớp dân cư. Theo ước tính của tôi, khoảng 60% người dân Việt Nam đã tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng, một con số rất đáng kể so với chỉ khoảng 10% cách đây 20 năm. Một số báo cáo cho thấy tỷ lệ này có thể lên đến 80%, nhưng tôi cho rằng con số gần đúng là 60%. Đây là một thành tựu lớn của ngành ngân hàng, nhất là khi so với tình hình cách đây hai thập kỷ.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng gặp phải một số vấn đề. Bên cạnh mức tăng trưởng tín dụng không như kỳ vọng, ngân hàng còn gặp khó khăn khi bước vào giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số. Hệ thống phòng vệ, an ninh mạng và bảo mật của các ngân hàng vẫn còn nhiều lỗ hổng, khiến cho nhiều người dân bị kẻ lừa đảo xâm nhập vào tài khoản và mất tiền. Cá nhân tôi cũng là một nạn nhân trong vấn đề này, mất gần nửa tỷ đồng. Gần đây NHNN đã chỉ thị các ngân hàng phải bổ sung sinh trắc học cho những giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu trở lên và bắt đầu từ ngày 1/1/2025 tất cả các khách hàng của các ngân hàng phải bổ sung sinh trắc nếu muốn duy trì sự sử dụng tài khoản không kỳ hạn.
PV: Vậy theo ông, năm 2024 những yếu tố nào tác động mạnh đến nền kinh tế? yếu tố này có phải là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng không đạt được mục tiêu đề ra?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Ngành tài chính trong năm 2024 đã trải qua một số biến động đáng chú ý, đặc biệt là liên quan đến giá vàng và lãi suất huy động của các ngân hàng. Những yếu tố này đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế.
Đầu tiên, về thị trường vàng, giá vàng, đặc biệt là vàng miếng và vàng nhẫn, đã trải qua một giai đoạn biến động mạnh. Vào giữa năm, Ngân hàng Nhà nước đã phải can thiệp để ổn định thị trường vàng, nhằm chặn đứng cơn sốt giá vàng miếng. NHNN đã đưa ra các biện pháp nhằm ổn định giá, và đến cuối năm, giá vàng đã giảm từ mức đỉnh 92 triệu đồng/lượng xuống còn 85-86 triệu đồng/lượng. Đây có thể coi là một thành công trong việc kéo giá vàng xuống, nhưng vấn đề cung cầu lại không được cân bằng. Mặc dù giá vàng giảm, nhưng nguồn cung vàng vẫn còn hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, khiến sự ổn định của giá vàng chưa thực sự bền vững.
Bên cạnh đó, giá vàng thế giới cũng có sự biến động mạnh, đặc biệt là sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ hai. Giá vàng thế giới giảm mạnh và mặc dù giá vàng trong nước cũng giảm, nhưng không nhanh chóng như giá vàng thế giới, và vẫn trải qua một giai đoạn biến động.
Với việc người dân đổ tiền vào vàng, nền kinh tế mất đi một nguồn tài chính để đưa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Người dân đầu tư vào vàng và được giữ ở nhà, trong két sắt, thay vì đổ tiền vào chứng khoán và các doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền này để phục vụ sản xuất kinh doanh, hay gửi tiền tại ngân hàng để các ngân hàng cho vay các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù đầu tư vào vàng là một loại tiết kiệm và tự bảo hiểm đối với một bộ phận không nhỏ của người dân, nhưng với nền kinh tế nói chung thì đầu tư vào vàng là một lãng phí trong khi nền kinh tế cần nhiều nguồn lực để phát triển.
Trong năm 2024, lãi suất huy động đã có sự điều chỉnh tăng, trong khi lãi suất cho vay có giảm nhưng chỉ ở một số phân khúc thị trường và tại các ngân hàng lớn/ảnh minh họa |
Về lãi suất, trong năm 2024, lãi suất huy động đã có sự điều chỉnh tăng, trong khi lãi suất cho vay có giảm nhưng chỉ ở một số phân khúc thị trường và tại các ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ chưa thể giảm lãi suất cho vay như kỳ vọng. Điều này phản ánh tình hình sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp và nền kinh tế chưa thuận lợi. Các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn, điều này càng làm cho nền kinh tế không thể hồi phục nhanh chóng. Đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và yếu phải chịu một loại lãi suất rất cao vì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này mang tính rủi ro rất cao. Đối với người dân, lãi suất cho vay tiêu dùng và cho vay mua nhà rất cao. Các ngân hàng không có nguồn vốn dài hạn nên lãi suất cho vay mua nhà là loại lãi suất thả nổi, được điều chỉnh từng thời kỳ. Lãi suất cao làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp và tăng gánh nợ cho người dân, một nguyên nhân kềm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 rất chậm, môtk dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nền kinh tế còn yếu. Trong một nền kinh tế khỏe mạnh, tăng trưởng tín dụng thường sẽ đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Nếu cả hệ thống ngân hàng không thể đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, điều này cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang suy yếu. Các doanh nghiệp không có khả năng vay vốn để mở rộng hoạt động, điều này khiến cho tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng.
Sự phát triển kinh tế năm 2024 cũng bị tác động bởi việc giải ngân chậm vốn đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cho đến tháng 9/2024 mới chỉ ước đạt 47% kế hoạch Thủ tướng đã giao từ đầu năm. Thủ tướng đã yêu cầu phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công cho cả năm đạt 95% kế hoạch. Vốn đầu tư công được xem là “vốn mồi” của nền kinh tế. Việc giải ngân hiệu quả không những giúp hoàn thành những kế hoạch đầu tư của Chính phủ, mà sẽ tạo doanh thu cho nhiều doanh nghiệp tham gia những kế hoạch đầu tư, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông giúp thúc đẩy đầu tư, tiết kiệm và tiêu thụ. Việc giải ngân trì trệ trong năm 2024 đã phần nào làm giảm sự phát triển của cả nền kinh tế.
PV: Là một chuyên gia, ông nhận định thế nào về thị trường vàng, chứng khoán và tỷ giá USD trong năm 2025?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo quan điểm của tôi, ngành tài chính và ngân hàng trong năm 2025 sẽ phải đối mặt với nhiều biến động lớn, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là từ Mỹ. Khoảng 80% tất cả các giao dịch bằng ngoại tệ của Việt Nam - bao gồm thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền đầu tư vào Việt Nam và rút vốn khỏi đầu tư, chuyển tiền cá nhân, thanh toán liên ngân hàng với các đối tác nước ngoài và dùng ngoại tệ để buôn lậu - sử dụng đồng đô la, do đó mọi biến động trên thị trường thế giới liên quan đến giá trị đồng đô la đều sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước, đặc biệt là tỷ giá.
Nếu đồng đô la tăng mạnh, điều này sẽ gây sức ép lên tỷ giá và làm cho tỷ giá tăng. Ngược lại, nếu đồng đô la yếu đi, nhờ chính sách lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, áp lực lên tỷ giá sẽ giảm, giúp ổn định tỷ giá ở mức hợp lý hơn. Tại thời điểm này USD Index, một chỉ số thể hiện giá trị của đồng đô la so với 6 đồng bảng cứng khác, đang ở quanh mức 107-108 điểm, một tỷ lệ rất cao và đang đẩy mạnh tỷ USD/VND. Vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các chính sách tiền tệ của Mỹ.
Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước/Ảnh minh họa |
Một yếu tố đáng chú ý trong năm 2025 là sự thay đổi chính trị tại Mỹ, khi ông Donald Trump nắm quyền lần thứ hai với các chính sách ngoại thương và bảo hộ mậu dịch khác. Chẳng hạn, chính sách áp thuế quan cao đối với các quốc gia xuất siêu vào Mỹ, trong đó có Việt Nam, có thể làm giảm xuất khẩu của Việt Nam nếu thuế nhập khẩu tăng lên 25% hoặc hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Một vấn đề nữa là việc ông Trump dự định trục xuất hàng triệu người lao động nhập cư bất hợp pháp có thể tạo ra một sự thiếu hụt người lao động tại Mỹ. Từ đó, đẩy giá lao động lên, đẩy giá cả lên và đưa Mỹ vào vào một giai đoạn bùng phát lạm phát mới, và từ đó, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ có thể xoay chuyển chính sách tiền tệ. Tức là, từ nới lỏng hiện tại sang chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát và nếu mà trong trường hợp đó thì giá trị đồng đô la sẽ tăng lên và nó sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá của Việt Nam và tỷ giá sẽ tác động đến những chính sách tiền tệ khác của Việt Nam.
Về thị trường chứng khoán, năm 2025 sẽ là một năm đầy biến động. Những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ, sẽ tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam, gây ra những sóng gió khó lường.
Thị trường vàng cũng sẽ không ngoại lệ, với nhiều biến động rất khó lường, tùy thuộc vào các chính sách của chính phủ trong nước và quốc tế.
PV: Năm 2025, với những dự báo biến động lớn của ngành tài chính, vậy ông có khuyến nghị gì đến các doanh nghiệp và nhà đầu tư?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Trước hết, chúng ta có cơ sở để tiên liệu rằng, năm 2025 thay vì là một năm yên ổn, sẽ là một thời kỳ có nhiều biến động lớn, đặc biệt khi các yếu tố như lạm phát, thay đổi chính sách tiền tệ, sự tiến bộ của công nghệ tài chính và các mối đe dọa toàn cầu đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Đối với các nhà đầu tư, dù doanh nghiệp nào cũng mong muốn thị trường tài chính Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025, nhưng có rất nhiều yếu tố không thể lường trước được. Chính vì thế, các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho các kịch bản khác nhau. Cụ thể, họ cần có kế hoạch kinh doanh dựa trên hai kịch bản: một kịch bản tích cực với giả định về lãi suất, tăng trưởng kinh tế, và ngoại thương thuận lợi; và một kịch bản xấu nếu như lãi suất tăng cao, xuất nhập khẩu gặp khó khăn, hoặc đầu tư nước ngoài giảm. Những kịch bản này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động xây dựng những kế hoạch tài chính trên cơ sở những kịch bản thuận lợi và bất lợi. Những kế hoạch tài chính bao gồm một nguồn tiền dự phòng để đối phó với những tình huống bất thường xảy ra, những kế hoạch kinh doanh trong khủng hoảng, và xây dựng các liên minh kinh tế, tài chính để cùng nhau vượt khó nếu khó khăn xẩy ra.
Một kế hoạch tài chính rõ ràng, cụ thể, sát thực tế sẽ giúp các doanh nghiệp đối phó với những thay đổi lớn trong nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu, cũng như giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội trong một môi trường đầy biến động.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
BSR: Doanh thu và nộp ngân sách năm 2024 vượt xa kỳ vọng 23/12/2024 16:30
Cùng chuyên mục
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58
Các tin khác
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00