Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Cân nhắc bổ sung quy định về các ngày nghỉ
Trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Luật Cán bộ, công chức và đưa ra nhiều khuyến nghị đáng chú ý về quyền, nghĩa vụ, chế độ làm việc của công chức... để tham khảo.
Cụ thể như về quyền của công chức, Bộ Nội vụ cho biết, các quốc gia quan tâm đến quyền nghỉ ngơi của công chức với số ngày nghỉ rất cao. Một số quốc gia quy định nếu công chức không nghỉ hết các ngày nghỉ quy định trong năm sẽ được cộng dồn và được sử dụng trong suốt cuộc đời công chức, đặc biệt nghỉ thai sản chăm con đến 3 năm hoặc nghỉ nhận con nuôi.
![]() |
Công chức phường Đội Cấn giải quyết thủ tục hành chính cho công dân. |
Bộ Nội vụ khuyến nghị Việt Nam có thể cân nhắc bổ sung quy định về các ngày nghỉ như: Nghỉ giải quyết việc riêng (làm thủ tục hành chính nhà đất, giấy phép lái xe, đi khám bệnh…); kéo dài thời gian nghỉ thai sản; nghỉ nhận con nuôi; nghỉ chăm sóc con cái, bố mẹ, anh chị em ruột ốm; nghỉ tham gia các hoạt động xã hội.
Về nghĩa vụ của công chức, ngoài các nghĩa vụ giống với quy định của Việt Nam, các quốc gia quy định công chức phải có nghĩa vụ thực hiện quy tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử trong quá trình thực thi công vụ nhằm đảm bảo tính trung thực, liêm chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, Việt Nam cần bổ sung nghĩa vụ công chức trong việc chấp hành quy định về đạo đức và quy tắc ứng xử khi thi hành công vụ.
Đáng quan tâm, về chế độ làm việc, trong bối cảnh phát triển công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ số, chính quyền số và công dân số và một số công việc đặc thù không phải tiếp công dân, công chức phải chăm sóc con nhỏ, cha mẹ già ốm yếu và điều kiện nhà ở khu vực trung tâm đắt đỏ, Bộ Nội vụ cho rằng, Việt Nam nên cân nhắc bổ sung quy định chế độ làm việc bán thời gian, làm việc từ xa, chú trọng vào hiệu quả làm việc.
Chế độ làm việc từ xa giúp cơ quan, đơn vị giảm thiểu chi phí về năng lượng chiếu sáng, điều hòa, máy móc, phòng làm việc, mặt khác công chức cũng có điều kiện chăm sóc gia đình và làm việc linh hoạt.
Về tuyển dụng công chức, các quốc gia không tổ chức thi môn kiến thức chung mà tập trung thi tuyển hoặc phỏng vấn về chuyên môn theo yêu cầu của vị trí việc làm. Về thời gian tập sự, các nước Nhật Bản, Thái Lan… quy định thời gian tập sự, thử việc từ 3 - 6 tháng để công chức rút ngắn thời gian tập sự, thử việc để thực hiện các công tác đào tạo, bổ nhiệm, tính thâm niên công tác. Hiện nay, thời gian tập sự ở Việt Nam là 12 tháng, nếu công chức không vi phạm pháp luật thì đa số được nhận xét và đạt yêu cầu tập sự. Vì vậy, theo Bộ Nội vụ, Việt Nam cần cân nhắc việc rút ngắn thời gian tập sự, thử việc để công chức sớm được bổ nhiệm chính thức và thực hiện quy trình sử dụng, quản lý công chức.
Sắp tốt nghiệp và có mong muốn làm việc trong khu vực công, em Nguyễn Nhật Mai, sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Luật Hà Nội rất quan tâm đến quy định về thi tuyển cũng như các chế độ quyền lợi của công chức. Theo em, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc cân nhắc quy định chế độ làm việc bán thời gian, làm việc từ xa là phù hợp và cần thiết. Điều này giúp công chức, nhất là những người trẻ phải chăm sóc con nhỏ, cha mẹ già... tiết kiệm thời gian, công sức để di chuyển, nâng cao hiệu quả công việc.
Trả lương theo vị trí việc làm
Cũng theo Bộ Nội vụ, các quốc gia xây dựng cơ cấu tiền lương cho công chức gồm: Tiền lương, thưởng, phụ cấp đi lại, cư trú, khu vực… không có phụ cấp chức vụ do trả lương theo vị trí việc làm. Tiền lương được xây dựng tính theo mức trung bình của xã hội và khu vực tư nhân.
Vì vậy, để đảm bảo đời sống cho công chức, giúp công chức yên tâm công tác, hạn chế việc làm thêm cũng như tiêu cực, Việt Nam cần trả lương theo vị trí việc làm. Cơ sở để trả lương phải được tính bình quân theo khu vực tư nhân trả cho người lao động, có như vậy mới giúp cán bộ, công chức yên tâm công tác và góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực, phòng chống tham nhũng và “chảy máu chất xám”...
Với hơn 30 năm công tác tại khu vực công trước khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Văn Lưỡng, trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình cho rằng, việc trả lương theo vị trí việc làm là khoa học, để đảm bảo ai ở vị trí đó, thực hiện nhiệm vụ đó đều được hưởng chung mức thu nhập. “Từ thực tiễn công tác của mình, tôi thấy việc hưởng lương theo thâm niên công tác, theo ngạch bậc như lâu nay khiến lương của sinh viên mới ra trường quá thấp, nên khó thu hút được người trẻ có năng lực vào khu vực công”, theo ông Lưỡng.
Theo dự thảo Luật, hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phù hợp với tổ chức của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ, công chức hiện hành.
Ông Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, Chính phủ cần thống nhất quản lý vị trí việc làm trong toàn hệ thống. Đồng thời, cần phân biệt rõ giữa quản lý cán bộ và quản lý công chức. Việc xây dựng vị trí việc làm chỉ phù hợp với đối tượng là công chức - những người làm việc theo ngạch, theo vị trí chuyên môn. Đối với cán bộ, nhất là những vị trí do bầu cử quyết định, việc bố trí công tác dựa trên tín nhiệm, năng lực và sự phân công tổ chức. Do đó, không nên áp dụng khái niệm vị trí việc làm cho cán bộ, mà cần tuân theo Luật Bầu cử, Điều lệ Đảng và các quy định liên quan...
Nguồn: Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Tin liên quan
Cam: Trái cây vàng cho sức khỏe mùa hè 24/04/2025 15:47
Cùng chuyên mục

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Góc nhìn chuyên gia 15/04/2025 11:00
Các tin khác

Phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, thủy điện và tuabin khí
Góc nhìn chuyên gia 13/04/2025 08:00

Chỉnh trang, phát triển đô thị để hướng tới một Hà Nội hiện đại, bền vững
Góc nhìn chuyên gia 05/04/2025 10:00

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: "Cơ hội để các DN mở rộng thị trường"
Góc nhìn chuyên gia 03/04/2025 15:53

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 10:00

Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 06:00

Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện
Góc nhìn chuyên gia 20/02/2025 15:18

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh
Góc nhìn chuyên gia 11/02/2025 10:00

Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Góc nhìn chuyên gia 10/02/2025 09:00

PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 09/02/2025 08:00

Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?
Góc nhìn chuyên gia 04/02/2025 16:00

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân
Góc nhìn chuyên gia 20/01/2025 11:00

Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?
Góc nhìn chuyên gia 04/01/2025 18:00

Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió
Góc nhìn chuyên gia 03/01/2025 10:00

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Góc nhìn chuyên gia 29/12/2024 16:33

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24

Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00

Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58