Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện
Thông tư này quy định chi tiết khoản 8 Điều 46 Luật Điện lực số 61/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 về hồ sơ, trình tự và thủ tục mua bán điện với nước ngoài; áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài.
Theo Thông tư quy định, việc mua, bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất, nhập khẩu điện phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.
Phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện phải phù hợp với Chiến lược mua bán điện với nước ngoài đã được phê duyệt trong Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam, quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
Trường hợp phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện phù hợp với Chiến lược mua bán điện với nước ngoài, quy hoạch phát triển điện lực nhưng phương án đấu nối lưới điện không phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam hoặc có phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa được cập nhật trong kế hoạch thực hiện quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương xuất, nhập khẩu điện cho dự án và cập nhật bổ sung phương án đấu nối lưới điện của dự án vào kế hoạch thực hiện quy hoạch.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trường hợp phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện chưa phù hợp với Chiến lược mua bán điện với nước ngoài, quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch, dự án xuất, nhập khẩu điện cần phải thực hiện thủ tục bổ sung, điều chỉnh Chiến lược mua bán điện với nước ngoài, quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch trước khi phê duyệt chủ trương xuất, nhập khẩu điện cho dự án.
Trường hợp việc mua, bán điện với nước ngoài có sử dụng lưới điện của một đơn vị quản lý lưới điện khác để thực hiện hoạt động mua, bán điện với nước ngoài thì tổ chức, cá nhân phải thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện này.
Tập Đoàn điện lực Việt Nam là đơn vị thực hiện việc mua, bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam khác có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài thực hiện việc mua, bán điện với nước ngoài không thông qua hệ thống điện quốc gia.
Thông tư nêu rõ trình tự phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ tới Bộ Công Thương trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: Hồ sơ phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.
Số lượng hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính: 05 bộ.
Trình tự phê duyệt chủ trương mua bán, điện với nước ngoài được thực hiện như sau: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức thẩm định và lấy ý kiến bằng văn bản về phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện của các cơ quan, đơn vị sau:
Bộ, ngành, địa phương có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên; Địa phương, đơn vị điện lực có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp dưới 220 kV.
Yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam khác có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài giải trình ý kiến thẩm định hoặc tổ chức cho Cơ quan thẩm định xem xét và đánh giá dự án xuất, nhập khẩu điện tại hiện trường trong trường hợp cần thiết.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị điện lực có liên quan đến phương án mua, bán điện với nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt chủ trương đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện.
Sau khi chủ trương mua, bán điện với nước ngoài được phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài có trách nhiệm đàm phán, ký kết hợp đồng mua, bán điện với đối tác mua, bán điện theo quy định pháp luật và gửi hồ sơ mua, bán điện cho nước ngoài về Bộ Công Thương trong thời hạn 07 ngày trước khi thực hiện mua bán điện với nước ngoài.
Hồ sơ bán điện cho nước ngoài bao gồm: Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa các bên; thỏa thuận đấu nối của từng dự án mua, bán điện với nước ngoài.
Nguồn: Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện
Tin liên quan
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực 24/03/2025 15:24
Cùng chuyên mục

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 10:00

Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 06:00

Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện
Góc nhìn chuyên gia 20/02/2025 15:18
Các tin khác

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh
Góc nhìn chuyên gia 11/02/2025 10:00

Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Góc nhìn chuyên gia 10/02/2025 09:00

PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 09/02/2025 08:00

Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?
Góc nhìn chuyên gia 04/02/2025 16:00

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân
Góc nhìn chuyên gia 20/01/2025 11:00

Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?
Góc nhìn chuyên gia 04/01/2025 18:00

Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió
Góc nhìn chuyên gia 03/01/2025 10:00

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Góc nhìn chuyên gia 29/12/2024 16:33

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24

Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00

Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30

Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00

Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00

Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58