"Chìa khóa" để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, đặc biệt sau Nghị quyết 68, khu vực kinh tế tư nhân đang đứng trước cơ hội và cũng là thách thức lớn.

Tham gia thảo luận tại Tọa đàm "Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68", Luật sư Bùi Văn Thành, Trưởng đại diện Văn phòng Luật Mặt Trời Mới cho rằng, sự chủ động của doanh nghiệp và đổi mới thể chế là chìa khóa để khu vực tư nhân được khai phóng.

"Chìa khóa" để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân
Luật sư Bùi Văn Thành

Niềm tin thể chế: Điểm xuất phát của sự bứt phá

Nghị quyết 68 không chỉ là sự khẳng định về vị thế của kinh tế tư nhân mà còn đặt nền tảng cho một tư duy mới: coi khu vực tư nhân là động lực trọng yếu trong phát triển kinh tế. Với tinh thần đó, thể chế cần phải phục vụ cho sự phát triển chứ không phải là thứ kìm hãm bước tiến của doanh nghiệp.

Luật sư Thành nhận định, điểm cốt lõi mà Nghị quyết mang lại là khơi gợi niềm tin cho cộng đồng doanh nhân. “Khi được tin tưởng, người ta sẽ dám làm, dám bỏ tiền, bỏ công sức và trí tuệ để theo đuổi mục tiêu kinh doanh bền vững”, ông nói.

Vấn đề không chỉ nằm ở việc khuyến khích khởi nghiệp, mà còn ở khả năng dỡ bỏ những rào cản thể chế đang chồng chất.

“Nếu cái gì là rào cản với doanh nghiệp thì cần xóa bỏ ngay. Thể chế cần phục vụ cho sự phát triển, không phải làm chậm lại những nỗ lực của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu”, ông Thành nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải loay hoay với các thủ tục hành chính phức tạp, chính sách ưu đãi thiếu nhất quán hoặc cơ chế phân bổ nguồn lực chưa phản ánh đúng nhu cầu thực tế. Điều này vô hình trung kìm hãm những tiềm năng vô hạn mà khu vực tư nhân có thể đóng góp.

Không chỉ “cho” tài nguyên, mà phải mở lối cho trí tuệ

Theo luật sư Thành, để đạt được mục tiêu thu nhập bình quân 18.000 USD/người vào năm 2045, Việt Nam cần một cú hích thực sự từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, nguồn lực lớn nhất mà Việt Nam có được lại không nằm ở đất đai, tài chính hay ưu đãi chính sách, mà nằm ở trí tuệ con người.

“Chúng ta cần biết mình đang ở đâu, quy mô kinh tế ra sao và thực sự nhận thức rằng: nguồn lực lớn nhất không nằm ở đất đai, tài chính mà nằm ở trí tuệ của con người Việt Nam”, ông khẳng định.

Đó là lý do vì sao cách tiếp cận thể chế mới cần hướng đến việc tạo môi trường để trí tuệ được phát huy tối đa. Theo ông, một doanh nghiệp công nghệ cao đến Việt Nam không chỉ vì có khu công nghiệp hiện đại, mà quan trọng hơn là liệu họ có được tự do sáng tạo, tự do phát triển, tự do tiếp cận nguồn vốn hợp pháp – trong một khuôn khổ pháp luật rõ ràng và minh bạch – hay không.

Tự do ở đây không phải là vô giới hạn, mà là tự do trong khuôn khổ: tự do làm những gì pháp luật không cấm, tự do sáng tạo, tự do cạnh tranh sòng phẳng thay vì bị bó buộc bởi những rào cản vô hình từ cơ chế xin – cho hay hệ thống thủ tục rườm rà.

Đặc biệt, trong quá trình hội nhập sâu rộng, những yêu cầu từ đối tác quốc tế như Mỹ cũng đặt ra thách thức về việc loại bỏ các hình thức trợ cấp bất hợp lý. Theo ông Thành, điều này không có nghĩa là cắt giảm hoàn toàn hỗ trợ, mà là chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang kiến tạo môi trường.

“Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”, ông nói.

"Chìa khóa" để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

Thể chế là công việc hai chiều, doanh nghiệp phải là chủ thể

Không dừng lại ở tư duy cải cách từ phía nhà nước, ông Thành nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân cần chủ động nhiều hơn trong việc góp phần kiến tạo thể chế. Trong bối cảnh chính sách thuế quan toàn cầu, đặc biệt từ phía Mỹ, đang trở nên khắt khe và có nhiều biến động, doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào phản ứng từ phía chính phủ.

“Một trong năm chủ trương quan trọng để ứng phó với các rào cản thương mại như thuế quan là chính doanh nghiệp phải tự đề xuất, tự kiến tạo thể chế phù hợp với thực tiễn kinh doanh”, ông phân tích.

Vị luật sư nêu rõ: nếu doanh nghiệp, hiệp hội thấy một chính sách nào là hợp lý, phù hợp với quy luật thị trường và thúc đẩy phát triển bền vững, thì phải mạnh dạn đề xuất – thay vì chờ đợi thể chế hoàn hảo từ trên xuống.

“Việc tạo lập môi trường kinh doanh là công việc hai chiều, trong đó doanh nghiệp phải là một chủ thể tích cực”, ông nói. Theo ông, chính sự chủ động, dấn thân và tham gia xây dựng thể chế từ phía cộng đồng doanh nghiệp sẽ là nhân tố tạo nên những thay đổi căn bản, thay vì chỉ mong chờ các cải cách hành chính từ trung ương.

Từ góc nhìn của Luật sư Bùi Văn Thành, chính sách cho khu vực tư nhân trong giai đoạn tới không thể dừng lại ở việc “trao quyền” một cách hình thức. Điều quan trọng hơn là phải thay đổi tư duy quản lý: từ quản lý bằng cấm đoán sang quản lý bằng nguyên tắc, từ ưu đãi cào bằng sang hỗ trợ có mục tiêu, từ tiếp cận tài nguyên sang tạo lập không gian sáng tạo.

Chặng đường đến mục tiêu 2045 sẽ còn dài, nhưng theo Luật sư Thành, đó là hành trình cần sự thay đổi mạnh mẽ về thể chế – để không lãng phí một nguồn lực lớn nhất mà Việt Nam đang có: tinh thần doanh nhân và trí tuệ người Việt.

Nguồn:'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

Hải Lâm
vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Từ phòng thí nghiệm đến nhà máy: Đưa công nghệ lõi 4.0 vào sản xuất cơ khí Việt Nam

Từ phòng thí nghiệm đến nhà máy: Đưa công nghệ lõi 4.0 vào sản xuất cơ khí Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Quốc Chí - Giảng viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trưởng nhóm nghiên cứu Artificial Intelligence & Multiphysics for Smart Manufacturing cho rằng, ứng dụng các công nghệ lõi của Công nghiệp 4.0 trong sản xuất thông minh
"Chìa khóa" để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

"Chìa khóa" để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.

Các tin khác

Doanh nghiệp “giải mã” tương lai tại Diễn đàn Chuyển đổi số và Công nghiệp thông minh

Doanh nghiệp “giải mã” tương lai tại Diễn đàn Chuyển đổi số và Công nghiệp thông minh

Diễn đàn Chuyển đổi số và Công nghiệp thông minh 2025 quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu, mang đến nhiều giải pháp công nghệ mới, thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn tầm trong kỷ nguyên số.
Doanh trí mới cho kỷ nguyên vươn mình

Doanh trí mới cho kỷ nguyên vươn mình

Để doanh giới có thể phát triển mạnh mẽ và cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vấn đề cốt lõi là cần một nền doanh trí mới và một nền quản trị mới.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, thủy điện và tuabin khí

Phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, thủy điện và tuabin khí

Ngày 10/4/2025, Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời, thủy điện và nhiệt điện tua bin khí sử dụng khí thiên nhiên.
Chỉnh trang, phát triển đô thị để hướng tới một Hà Nội hiện đại, bền vững

Chỉnh trang, phát triển đô thị để hướng tới một Hà Nội hiện đại, bền vững

Hà Nội đang nỗ lực đẩy mạnh Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, tăng cường chình trang, phát triển đô thị, từng bước xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: "Cơ hội để các DN mở rộng thị trường"

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: "Cơ hội để các DN mở rộng thị trường"

TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt

Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt

Một trong những sai lầm phổ biến của các doanh nghiệp là chỉ tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mà quên mất việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN). Điều này tạo cơ hội cho đối thủ sao chép hoặc đăng ký bảo hộ trước, khiến doanh nghiệp mất quyền sở hữu sản phẩm do chính mình thiết kế.
Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện

Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BCT quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài, thay thế Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài.
Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế. Trong đó, hàng loạt bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC).
Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng trong bối cảnh dự báo kinh tế năm 2025 vẫn còn nhiều khó khăn, việc giảm tiền thuê đất là cần thiết, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng hướng đến mục tiêu tăng trưởng “hai con số”.
PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025

PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025

Trao đổi với PetroTimes, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn đến sự giảm giá trị của đồng tiền. Tại Việt Nam, những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát như: biến động kinh tế toàn cầu, yếu tố thời tiết và mùa vụ, điều chỉnh giá dịch vụ công, chính sách tiền tệ và tài khóa các gói kích cầu…
Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?

Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?

Nhiều người muốn mua vàng cầu may Ngày vía Thần Tài, tuy nhiên thường băn khoăn nên chọn vàng miếng hay vàng nhẫn tròn trơn để may mắn và hưởng lợi cao nhất?
Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Để nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân”.
Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?

Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?

Trong năm 2024 ghi nhận lượng tiền nhàn rỗi kỷ lục hiện đang nằm im trong các ngân hàng. Nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc liệu nên rót vốn vào vàng, đầu tư vào bất động sản, tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng, hay mạo hiểm vào thị trường tiền ảo, chứng khoán trong năm 2025.
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió

Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió

Thế giới năm qua đã chứng kiến sự leo thang đáng kinh ngạc về mức độ các cuộc xung đột. Xáo trộn chính trị tại một loạt quốc gia đang tác động sâu sắc đến các trục quan hệ và cục diện địa chính trị. Nhưng giữa các mảng màu tối, lo âu về tương lai phía trước thì vẫn có những điểm sáng, những kỳ vọng ổn định.
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, mặc dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước

Trao đổi với PetroTimes, Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, ngành tài chính và ngân hàng trong năm 2025 sẽ phải đối mặt với nhiều biến động lớn, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là từ Mỹ. Khoảng 80% giao dịch bằng ngoại tệ của Việt Nam sử dụng đồng đô la, do đó mọi biến động trên thị trường thế giới liên quan đến giá trị đồng đô la đều sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước, đặc biệt là tỷ giá.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động