Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
![]() |
Nhật Bản đã tiến hành nhiều nỗ lực nhằm tinh gọn bộ máy hành chính |
Hệ thống chính trị Nhật Bản hiện tại được định hình từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là giai đoạn toàn bộ tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Nhật Bản được cơ cấu, sắp xếp lại, chuyển đổi từ mô hình Nhà nước quân phiệt sang mô hình chính quyền dân chủ.
Tuy nhiên, khi các điều kiện xã hội đã thay đổi đáng kể, những cấu trúc và hệ thống của Chính phủ Nhật Bản đã trở nên không phù hợp với những thay đổi này và tỏ ra hoạt động kém hiệu quả.
Chính vì vậy, sự cần thiết thay đổi và cải cách mạnh mẽ để bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả nhất. Tháng 4/1999, Nội các Obuchi Keizo đã đệ trình lên Quốc hội Nhật Bản 17 dự luật về tái cấu trúc và hợp lý hóa các bộ và cơ quan Chính phủ cũng như tăng cường các chức năng của Nội các và vai trò điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
Theo dự luật, cơ cấu chính quyền Trung ương lúc đó bao gồm Văn phòng Thủ tướng Chính phủ và 22 tổ chức cấp bộ trong Nội các sẽ được cơ cấu thành Văn phòng Nội các và 12 tổ chức cấp bộ. Quốc hội đã thông qua các đề xuất của Chính phủ Nhật Bản.
Cấu trúc Chính phủ mới được lên kế hoạch bắt đầu vào ngày 1/1/2001. Đây là một sự tái cấu trúc chính quyền Trung ương mạnh mẽ chưa từng xảy ra ở Nhật Bản và đã mang lại những kết quả quan trọng.
Cụ thể, trong cuộc cải tổ vào năm 2001, trong đó số lượng các bộ và cơ quan cấp bộ bị giảm gần một nửa, từ 22 xuống còn 13 cơ quan chính. Cuộc cải cách này nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo chính sách của Thủ tướng và hỗ trợ sự phối hợp giữa các bộ trong việc thực hiện chính sách quốc gia.
Các chuyên gia cũng nhận xét rằng việc giảm số lượng bộ ngành không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tăng hiệu quả điều phối giữa các bộ. Việc tái cấu trúc này cho phép Thủ tướng Nhật Bản có vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn trong việc ra quyết định, thông qua Văn phòng Nội các, nơi giám sát và điều phối các chính sách quốc gia.
Ngoài ra, Nhật Bản đã thành lập Cơ quan Kỹ thuật số (Digital Agency) vào năm 2021, với mục tiêu hiện đại hóa các hệ thống công nghệ thông tin và thúc đẩy sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân. Cơ quan này không chỉ tập trung vào việc chuẩn hóa các hệ thống chính phủ mà còn đề xuất các chính sách và công nghệ mới để giảm thiểu lãng phí và tăng cường tính hiệu quả của bộ máy hành chính
Một trong những kinh nghiệm nổi bật của Nhật Bản là giao quyền tự trị cho các địa phương. Quyền tự chủ địa phương của Nhật Bản được bảo đảm bởi Hiến pháp.
Chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương có tư cách pháp lý khác nhau. Hệ thống tự trị địa phương và mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương được quy định trong Luật Tự trị địa phương.
Luật Tự trị địa phương quy định đại cương về các vấn đề liên quan đến phân loại chính quyền địa phương, tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương và thiết lập mối quan hệ cơ bản giữa Trung ương và chính quyền địa phương dựa trên các mục đính thực sự của chính quyền địa phương. Mục đích của việc này là để bảo đảm dân chủ, hiệu quả và sự phát triển đúng đắn của chính quyền địa phương.
![]() |
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố được chính quyền Nhật Bản chú trọng |
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố được chính quyền Nhật Bản chú trọng như đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức cho công chức, triển khai hệ thống đánh giá nhân sự dựa trên năng lực, và thành lập Cục Nhân sự Nội các để quản lý tập trung đội ngũ cán bộ cấp cao, giúp giảm sự chồng chéo trong hệ thống
Cục Nhân sự thuộc Nội các Nhật Bản đã kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng mới công chức Nhà nước (chỉ cho tăng biên chế khi thực sự cần có thêm nhân viên để ứng phó, xử lý những vấn đề hệ trọng, khẩn cấp của đất nước).
Theo Chính phủ Nhật Bản, đất nước muốn có nhiều nhân tài để tham gia làm việc tại cơ quan quản lý Nhà nước thì bắt buộc phải có cuộc thi công bằng, công khai, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, đảng phái, ai cũng có thể tham gia vào kỳ thi này.
Có thể thấy, Nhật Bản được coi là hình mẫu về tinh gọn bộ máy hành chính, với các chiến lược tập trung vào hiện đại hóa thông qua công nghệ số; phối hợp công-tư; cải tổ cấu trúc tổ chức để tăng hiệu quả.
Những cải cách này không chỉ cải thiện khả năng quản lý mà còn tạo nền tảng cho một chính phủ linh hoạt và bền vững trong tương lai.
Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, quá trình tinh gọn bộ máy hành chính của Nhật Bản vẫn còn nhiều thách thức, bao gồm việc cân bằng giữa hiệu quả hành chính và đảm bảo minh bạch trong quy trình ra quyết định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: "Cơ hội để các DN mở rộng thị trường"
Góc nhìn chuyên gia 03/04/2025 15:53

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 10:00

Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 06:00

Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện
Góc nhìn chuyên gia 20/02/2025 15:18

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh
Góc nhìn chuyên gia 11/02/2025 10:00

Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Góc nhìn chuyên gia 10/02/2025 09:00
Các tin khác

PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 09/02/2025 08:00

Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?
Góc nhìn chuyên gia 04/02/2025 16:00

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân
Góc nhìn chuyên gia 20/01/2025 11:00

Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?
Góc nhìn chuyên gia 04/01/2025 18:00

Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió
Góc nhìn chuyên gia 03/01/2025 10:00

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Góc nhìn chuyên gia 29/12/2024 16:33

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24

Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00

Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30

Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00

Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00

Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00

Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42

Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58