Yên Bái: Đặc sắc Tết rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái. Lễ hội năm nay tổ chức quy mô cấp huyện rất nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông Nà Hẩu.
Yên Bái: Đặc sắc Tết rừng của người Mông Nà Hẩu
Nghi lễ cúng rừng được thực hiện dưới gốc cây Táu mật cổ thụ.

Đặc sắc Lễ cúng rừng

Nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái có tổng diện tự nhiên 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500 ha. Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của 502 hộ người Mông với hơn 2.500 nhân khẩu. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng mái nhà chung ấy bao đời nay đã được đồng bào Mông đồng lòng gìn giữ bằng cách riêng, bằng những luật tục truyền từ đời này sang đời khác.

Đồng chí Vũ Xuân Bá – Bí thư Đảng uỷ xã Nà Hẩu cho biết: "Gắn bó với rừng, sống cùng rừng, người Mông Nà Hẩu coi rừng như nguồn sống, là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng. Trải qua hàng trăm năm chung sống hoà thuận với rừng, hiểu được luật rừng, đồng bào nơi đây đã đặt ra những quy định về việc bảo vệ rừng, được cộng đồng tôn trọng như những luật tục. Rừng là nơi để người Mông Nà Hẩu thực hành nghi lễ tín ngưỡng cúng rừng, cầu mong các vị thần che chở, bảo vệ và giúp họ có cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc và bình yên, cho cây cối, gia súc, gia cầm phát triển và cho sự trường tồn của các dòng họ”.

Theo đó, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng Âm lịch hàng năm, các bản, làng trong xã Nà Hẩu lại tụ họp về khu "rừng cấm, rừng thiêng” của thôn để cùng tổ chức "lễ cúng Thần rừng” hay còn gọi là "Tết rừng”. Đây không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, giúp bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng dân tộc Mông mà còn góp phần thiết thực bảo vệ rừng.

Mở đầu là nghi lễ rước lễ vật lên khu rừng cấm. Nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ diễn ra trước cửa rừng, dưới gốc cây Táu mật cổ thụ. Lễ vật để dâng cúng Thần Rừng gồm một cặp gà trống - mái, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản. Lợn đen được giao cho hai chàng trai và hai cô gái khiêng từ UBND xã lên khu rừng cấm. Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh về chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu… Sau đó, thầy cúng cùng một số thanh niên trong xã thực hiện việc cắt tiết gà, tiết lợn; lông gà được phết máu và dán lên gốc cây cổ thụ.

Ông Giàng A Châu – người có uy tín xã Nà Hẩu cho hay :"Tết rừng đã có từ khi người Mông Nà Hẩu di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, tạo ra sắc thái văn hóa riêng của người Mông nơi đây. Chúng tôi rất phấn khởi, chờ đợi đến ngày Tết rừng để bà con dân bản cầu mong những điều may mắn trong năm mới, mưa thuận gió hòa, năm mới có sức khỏe mới, làm gì cũng yên tâm”.

Ở mỗi thôn bản của xã Nà Hẩu đều có một khu rừng cấm - rừng thiêng nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần Rừng với những quy định "bất khả xâm phạm”. Theo quan niệm của người Mông, đó là nơi chở che dân bản tránh cái gió, tránh lũ ống, lũ quét, cho dân bản sản vật để ăn, nguồn nước để uống và tưới tiêu cho đồng ruộng. Giữ cánh rừng luôn tươi tốt cũng chính là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm.

Thầy cúng Giàng A Sềnh ở xã Nà Hẩu cho biết: "Sau lễ hội Tết rừng, các thôn bản của xã Nà Hẩu đều cấm rừng 3 ngày để tạ ơn Thần Rừng. Trong 3 ngày này, mọi người tuyệt đối thực hiện các điều kiêng kỵ theo luật tục. Đó là không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng, không đào đất, không thả rông gia súc, không phơi quần áo ngoài trời, không xay ngô, giã gạo… Đây cũng là dịp để đồng bào Mông Nà Hẩu ăn Tết rừng, đi chơi nhà thăm hỏi lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết, chuẩn bị tinh thần cho một năm lao động mới với niềm tin về những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, mọi nhà”.

Với người Mông ở Nà Hẩu, việc giữ rừng giống như giữ mái nhà của mình nên người dân ở đây ai cũng tự bảo nhau không được phá rừng làm nương rẫy, không để người lạ vào rừng. Nếu ai xâm phạm vào khu vực rừng nhận khoán, người dân sẽ nhanh chóng thông báo chính quyền xã và cán bộ kiểm lâm can thiệp, xử lý kịp thời. Chính quyền xã, cán bộ kiểm lâm và người dân cùng cộng đồng trách nhiệm, tự giác tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Nhờ vậy mà trong nhiều năm qua, diện tích rừng nguyên sinh đặc dụng trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ vẫn sừng sững, hiên ngang ôm ấp, chở che cho cộng đồng dân cư nơi đây. Nà Hẩu trở thành địa phương hiếm có với độ che phủ rừng đạt tới 90%.

Sẵn sàng cho Lễ hội Tết rừng

Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên. Lễ hội năm nay tổ chức quy mô cấp huyện rất nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông Nà Hẩu.

Bà Lã Thị Liền – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cùng với các hoạt động trồng cây làm du lịch dịp đầu xuân, 100% cán bộ, công chức xã Nà Hẩu đã cùng nhân dân trên địa bàn 3 thôn Bản Tát, Ba Khuy và Trung Tâm dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường liên thôn, liên xã, tại các khu vực sẽ diễn ra các hoạt động cúng rừng và các hoạt động chợ quê, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp chào đón du khách đến tham quan, trải nghiệm trong dịp Lễ hội".

Yên Bái: Đặc sắc Tết rừng của người Mông Nà Hẩu
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu chắc chắn là điểm đến không thể bỏ lỡ dịp đầu xuân.

"Tại các điểm checkin, chúng tôi đã chỉ đạo địa phương thực hiện trang trí lại các tiểu cảnh, vận động nhân dân gieo trồng bổ sung các loài hoa hợp với khí hậu, tạo không gian cảnh quan đẹp. Đặc biệt, thời điểm này, các đội văn nghệ của các thôn cũng đang tích cực tập luyện các bài hát, điệu múa truyền thống để phục vụ du khách. Cùng với đó, các phương án đảm bảo an ninh trật tự, sắp xếp không gian chợ quê, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang được triển khai theo đúng kế hoạch”, bà Liên cho biết thêm.

Nà Hẩu Tết rừng năm nay hứa hẹn những hoạt động đặc sắc, thu hút du khách như: không gian chợ quê người Mông; thi đấu và biểu diễn các trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ; hoạt động trồng cây làm du lịch; trưng bày ảnh nghệ thuật "Đất và người Văn Yên"; các hoạt động tham quan, du lịch , đặc biệt là trải nghiệm Hội thề giữ rừng và ăn tết rừng của người dân tộc Mông tại các điểm cúng rừng của các thôn trên địa bàn xã.

Điểm nhấn trong chương trình là đêm khai mạc được tổ chức tại Sân vận động trung tâm xã vào lúc 20h ngày 08/3/2024. Tại đây sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc có nội dung giới thiệu về những phong tục, tập quán của đồng bào Mông Nà Hẩu từ thuở sơ khai gắn bó với rừng với những ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của người dân sở tại. Qua đó khắc hoạ tình yêu của con người với rừng, coi rừng là nguồn sống, là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng, rừng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên.

Nghi lễ trang nghiêm và được mong đợi nhất là nghi lễ cúng rừng được tổ chức vào lúc 8h ngày 09/3/2024 tại Khu rừng thiêng của các thôn trên địa bàn xã (Ba Khuy, Bản Tát, Trung Tâm).

Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng các dân tộc mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nói riêng và trên địa bàn huyện Văn Yên nói chung. Đây cũng là dịp để quảng bá, tuyên truyền ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến tham quan hệ sinh thái rừng nguyên sinh, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực của người dân làm ra, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái lâu dài bền vững. Thuận lợi nhất là 30 km đường từ trung tâm huyện Văn Yên lên trung tâm xã Nà Hẩu giờ đã bê tông hóa, có thể chạy thẳng một mạch bằng ô tô, sẽ càng tăng cơ hội trải nghiệm du xuân trong rừng nguyên sinh với mọi du khách.

Nguồn: Đặc sắc Tết rừng của người Mông Nà Hẩu

Thu Trang
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Những năm qua, huyện Mường Ảng đã xác định việc trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp để góp phần bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân. Bằng việc khuyến khích, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ người dân, thu hút doanh nghiệp trồng rừng, nhất là trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, đến kỳ khai thác, do nhiều yếu tố, rừng sản xuất chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, người dân không mặn mà với việc trồng mới rừng, mong muốn chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế.
Yên Bái: Năm học mới, quyết tâm mới

Yên Bái: Năm học mới, quyết tâm mới

Hòa chung niềm vui của học sinh và các thầy cô trong cả nước, hôm nay - 5/9, hơn 235.600 học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái bước vào năm học mới 2024 - 2025 trong niềm hân hoan, náo nức. Với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”, ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Yên Bái tiếp tục kỳ vọng một năm học mới với nhiều thành tích mới, nổi bật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “trồng người” trong tình hình mới.
Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 34 lô đất tại khu dân cư, dự kiến thu về hơn 52 tỷ đồng

Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 34 lô đất tại khu dân cư, dự kiến thu về hơn 52 tỷ đồng

Ngày 14/9, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Nam Định và UBND huyện Xuân Trường sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở tại khu dân cư tập trung xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (đợt 2).
Yên Bái: Làm giàu trên đảo hồ Thác Bà

Yên Bái: Làm giàu trên đảo hồ Thác Bà

Xấp xỉ 70 tuổi nhưng vợ chồng ông Đào Văn Minh ở tổ 13, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình vẫn là tấm gương sáng trong lao động sản xuất. Vợ chồng ông đang sở hữu mô hình VAC, trong đó có gần 20 ha đồi rừng trên đảo hồ Thác Bà.
Khai mạc Triển lãm và ra mắt Sách ảnh 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca

Khai mạc Triển lãm và ra mắt Sách ảnh 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca

Chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), sáng 2/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ phối hợp với Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức Triển lãm và ra mắt Sách ảnh “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca”.
Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 84 vạn người với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,3%.

Các tin khác

Yên Bái: Đổi thay trên quê hương cách mạng Đại Lịch

Yên Bái: Đổi thay trên quê hương cách mạng Đại Lịch

Trong không khí những ngày thu cách mạng, chúng tôi về thăm xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn - mảnh đất ghi dấu nhiều chiến công lẫy lừng của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với trận đánh đèo Din gắn liền tên tuổi của anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ. Truyền thống đấu tranh giữ nước đã hun đúc người dân xã Đại Lịch tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương ấm no, đổi mới.
Điện Biên: Nghề nuôi tằm ăn sắn ở Mường Đun

Điện Biên: Nghề nuôi tằm ăn sắn ở Mường Đun

Bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Với khí hậu mát mẻ, tại bản Hột ngoài công việc đồng áng, nương rẫy người dân còn phát triển thêm nghề phụ nuôi tằm, đem lại nguồn thu ổn định phát triển kinh tế hộ gia đình.
Điện Biên: Tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên: Tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh, bắt đầu từ ngày 31/8, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ triển khai nhiều nội dung mới, thay đổi lớn về công nghệ mang đến sự hấp dẫn, tăng tính trải nghiệm cho du khách tới tham quan.
Yên Bái: Mù Cang Chải các cơ sở lưu trú kín phòng dịp nghỉ lễ 2/9

Yên Bái: Mù Cang Chải các cơ sở lưu trú kín phòng dịp nghỉ lễ 2/9

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày nên thời điểm này lượng du khách đến Mù Cang Chải để trải nghiệm và khám phá mùa vàng tăng cao. Nhiều homestay, nhà nghỉ trên địa bàn huyện đã kín phòng.
Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay

Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay

Dưới sự giúp đỡ, chỉ dẫn của Hội Người mù tỉnh Yên Bái và hơn hết là nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan, không sợ hãi, đầu hàng trước nghịch cảnh khi phải sống chung với bóng tối, những người khiếm thị Yên Bái đã biến đôi bàn tay thành “đôi mắt sáng” để từng bước vượt qua sự tăm tối của số phận, tìm được ánh sáng riêng cho cuộc đời mình.
Điện Biên: Giải pháp canh tác lúa thông minh tại tỉnh

Điện Biên: Giải pháp canh tác lúa thông minh tại tỉnh

Sáng nay (29/8), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty Cổ phần NetZero Carbon Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp canh tác lúa thông minh, giảm khí thải nhà kính và đạt hiệu quả kinh tế cao tại Điện Biên”.
Hà Nội: Tạm dừng đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông

Hà Nội: Tạm dừng đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông

Quận Hà Đông tạm dừng đấu giá 27 thửa đất trên địa bàn tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Dương Nội có mức giá khởi điểm từ 22,9 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Đẩy nhanh tiến độ, sớm khởi công các dự án trên di tích Đồi E2, Him Lam

Điện Biên: Đẩy nhanh tiến độ, sớm khởi công các dự án trên di tích Đồi E2, Him Lam

Sáng ngày 27/8, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc nghe Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tiến độ triển khai thực hiện một số dự án, hoạt động quan trọng thuộc lĩnh vực văn hóa, di tích lịch sử
Yên Bái: Sắp ra mắt sản phẩm Du lịch xanh thôn Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng (Văn Yên)

Yên Bái: Sắp ra mắt sản phẩm Du lịch xanh thôn Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng (Văn Yên)

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối 31/8, tại Quần thể Ruộng bậc thang Khe Táu, UBND xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên,Yên Bái sẽ ra mắt sản phẩm du lịch xanh thôn Khe Táu với chủ đề “Khe Táu – Đêm hội ngàn sao”.
Yên Bái: Tổ chức Samaritan""s Purse (Hoa Kỳ) triển khai dự án “Cộng đồng phát triển bền vững”

Yên Bái: Tổ chức Samaritan""s Purse (Hoa Kỳ) triển khai dự án “Cộng đồng phát triển bền vững”

Trong các ngày từ 22 - 24/8, đoàn công tác của Tổ chức Samaritan's Purse (Hoà Kỳ) do ông David Paul Kletzing - Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái để triển khai hoạt động Dự án “Cộng đồng phát triển bền vững”, giai đoạn 2024 – 2025.
Chuẩn bị tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường

Chuẩn bị tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các công tác cần thiết để tổ chức việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường trong năm 2024.
Điện Biên trên đường phát triển

Điện Biên trên đường phát triển

Là tỉnh miền núi, biên giới điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã nêu cao truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng Điện Biên ngày càng giàu đẹp. Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, đến nay, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành tỉnh trung bình khá khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Điện Biên: Lễ trưởng thành đàn ông dân tộc Dao

Điện Biên: Lễ trưởng thành đàn ông dân tộc Dao

Lễ trưởng thành hay còn gọi là lễ Tủ Cải, lễ Cấp sắc là một phong tục truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao. Đây được coi là dấu mốc trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.
Điện Biên: Trồng hoa anh đào trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

Điện Biên: Trồng hoa anh đào trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

Sáng nay (24/8), trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trồng cây xanh kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9.
Yên Bái: “Bước chân trên mây” - chinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân

Yên Bái: “Bước chân trên mây” - chinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân

Giải leo núi “Bước chân trên mây” tại Yên Bái được biết đến là sân chơi khám phá trải nghiệm hành trình chinh phục vượt qua giới hạn bản thân dành cho báo giới. Tiếp nối thành công mùa giải đầu tiên năm 2023, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm nay được tổ chức với quy mô lớn, chuyên nghiệp có sự đồng hành, phối hợp của Báo Pháp luật Việt Nam, UBND huyện Trạm Tấu, Công ty Thương mại và Du lịch Hưng Việt hứa hẹn mang đến cho trên 100 nhà báo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương những trải nghiệm khó quên trong hành trìnhchinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân.
Điện Biên: Tủa Chùa xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025

Điện Biên: Tủa Chùa xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025

Tại hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tổ chức chiều 23/8, huyện Tủa Chùa đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và khắc phục những hạn chế, tồn tại của năm học trước.
Yên Bái tuyên dương 45 cá nhân học sinh, sinh viên, nhà giáo trẻ tiêu biểu

Yên Bái tuyên dương 45 cá nhân học sinh, sinh viên, nhà giáo trẻ tiêu biểu

Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Yên Bái có 5 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt”, 1 học sinh đạt danh hiệu "Học sinh 3 rèn luyện”, 138 học sinh đạt danh hiệu "Học sinh 3 tốt”, 6 giáo viên trẻ đạt danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp tỉnh.
Điện Biên: Đánh thức di sản văn hóa

Điện Biên: Đánh thức di sản văn hóa

Với cộng đồng 19 dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Điện Biên có 20 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó nghệ thuật xòe Thái và then Tày, Nùng, Thái là 02 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Toàn tỉnh có 33 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh được công nhận, xếp hạng; quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ là di tích cấp quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra tỉnh có 37 lễ hội truyền thống, 41 nghệ nhân ưu tú - những người am hiểu và gìn giữ, trao truyền giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động