TS Cấn Văn Lực: "Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân tại Việt Nam còn hạn chế"
Sáng 4/8, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) phối hợp với Trường Đại học Văn Lang (VLU) tổ chức Diễn đàn “Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam” với chủ đề: “Định hướng phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam” tại Cơ sở chính của Trường Đại học Văn Lang, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Chia sẻ tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nhận định tài chính cá nhân là vấn đề rất quan trọng nhưng lại ít được quan tâm tại Việt Nam. Chính vì vậy mới nở rộ tín dụng đen, lừa đảo tài chính, xuất hiện các vấn đề tiêu cực liên quan đến fintech. Người dân không biết cách tiêu tiền, kiếm tiền, đầu tư tiền một cách bền vững.
Quy mô hệ thống tài chính Việt Nam đang tăng trưởng nhanh
Trình bày tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam, TS Cấn Văn Lực cho hay cấu trúc thông thường của thị trường tài chính gồm: Thị trường tiền tệ/ngân hàng, thị trường vốn (bao gồm cả phái sinh tài chính) và thị trường bảo hiểm.
"Quy mô hệ thống tài chính Việt Nam đang phát triển nhanh, gấp khoảng hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trước đây chỉ có một vài tổ chức tài chính nhưng giờ có hàng trăm tổ chức tài chính. Thị trường đang trở nên rất cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn và ngân hàng vẫn là kênh chi phối hệ thống tài chính", chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết.
Đi sâu hơn, TS Cấn Văn Lực tính toán từ năm 2011 tới nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường tài chính khoảng 14%/năm; trong đó, quy mô kênh ngân hàng tăng trưởng 12%/năm, thị trường cổ phiếu tăng trưởng khoảng 23%/năm về giá trị vốn hóa, thị trường bảo hiểm tăng khoảng 20%/năm về doanh thu phí; riêng thị trường trái phiếu tăng trưởng tương đối chậm so với các thị trường khác.
Về khía cạnh cung ứng vốn, ngân hàng cung ứng khoảng 47-48% vốn cho nền kinh tế, vốn FDI giải ngân 17-18%, còn trái phiếu mới cung ứng 13% tổng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Về cấu trúc giám sát, quản lý, Việt Nam đi theo mô hình ngành dọc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát hệ thống ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý kênh chứng khoán, bảo hiểm. Có nước có ủy ban giám sát tài chính giám sát cả 3 kênh.
Về quy mô tín dụng so với quy mô nền kinh tế, tỷ lệ tại Việt Nam là 126% GDP, mức trung bình cao so với thế giới và cao hơn so với các nước cùng mức thu nhập với Việt Nam. Chất lượng tín dụng cơ bản được kiểm soát tương đối tốt.
Tựu trung, quy mô thị trường tài chính Việt Nam bằng khoảng 300% GDP. Đây là tỷ lệ cao, vì vậy, theo TS Cấn Văn Lực, nếu như thị trường tài chính có vấn đề thì nền kinh tế không thể yên ổn. Chuyên gia nhấn mạnh thêm, tiềm năng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn rất lớn, nhiều sản phẩm hiện đại còn nhiều dư địa phát triển.
Riêng đối với lĩnh vực tài chính cá nhân, TS Cấn Văn Lực nhận định ngành tài chính cá nhân tại Việt Nam phát triển tương đối nhanh. Mức độ biến động của thị trường tài chính Việt Nam lớn nên việc giáo dục tài chính cá nhân là vô cùng quan trọng.
3 thách thức lớn trong hoạt động quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam
Chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết tiền gửi cá nhân ở hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng khoảng 10%/năm trong những năm qua và hiện chiếm khoảng trên 50% tổng lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.
Ở chiều ngược lại, cho vay cá nhân tăng nhanh hơn huy động vốn cá nhân. Tuy nhiên, quy mô cho vay tiêu dùng vẫn còn nhỏ bé, nhất là so với nhu cầu thực tế, chỉ chiếm khoảng 8% dư nợ nền kinh tế, chủ yếu tập trung mảng cho vay mua nhà (chiếm 65%), còn lại đa phần là cho vay mua ô tô.
TS Cấn Văn Lực chỉ ra 3 thách thức lớn nhất trong hoạt động quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam hiện nay. Thứ nhất là khả năng quản lý nợ nần còn yếu, ví dụ điển hình nhất là sự nở rộ của tín dụng đen. Thứ hai là mức độ hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân còn hạn chế. Thứ ba là khả năng vay - trả gặp vấn đề, vay dễ nhưng không tính toán kỹ việc trả, nên dễ sa vào các cạm bẫy tài chính.
Nêu các đề xuất, kiến nghị, vị chuyên gia này cho rằng trong bối cảnh nhiều vấn đề mới liên quan đến tài chính cá nhân phát sinh như hiện nay, việc hoàn thiện hành lang pháp lý rất quan trọng và cần phải chú trọng vào khâu thực thi.
Bên cạnh đó, nhiều mô hình kinh doanh mới đang phát triển, do đó, cần bổ sung mô hình, cơ chế, phương thức quản lý, giám sát để thích ứng với các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ, tài chính số (ví dụ cho vay ngang hàng, Fintech, huy động vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số).
Vấn đề thứ ba là khả năng tiếp cận tài chính tại Việt Nam còn hạn chế, vì vậy cần nâng cao vai trò, hiệu quả của thị trường tài chính, phát trển nền tảng nhà đầu tư.
Vấn đề thứ tư là rủi ro tội phạm tài chính gia tăng, do đó cần nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, bảo vệ người tiêu dùng tài chính, tăng cường giáo dục tài chính.
Vấn đề thứ năm là về tính công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, TS Cấn Văn Lực cho rằng đây là vấn đề sống còn, chừng nào thị trường tài chính còn thiếu công khai thì thị trường còn rủi ro lớn. Trong đó, vai trò của thông tin dữ liệu tài chính, giáo dục tài chính rất quan trọng.
Chia sẻ thêm tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực bày tỏ mong muốn Diễn đàn "Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam" sẽ trở thành diễn đàn thường niên trong bối cảnh thời gian qua, lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đầu tư, bất động sản đã phát triển rất "nóng" tại Việt Nam.
Nguồn: TS Cấn Văn Lực: 'Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân tại Việt Nam còn hạn chế'
Tin liên quan
Ấn tượng Điện Biên 05/01/2025 06:00
Cùng chuyên mục
Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?
Góc nhìn chuyên gia 04/01/2025 18:00
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió
Góc nhìn chuyên gia 03/01/2025 10:00
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Góc nhìn chuyên gia 29/12/2024 16:33
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Các tin khác
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00