Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Nhờ cam kết thúc đẩy thương mại và hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu khu vực.

Các tập đoàn công nghệ toàn cầu như Samsung, Intel và Apple đã thiết lập và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nvidia, Meta và Google cũng đang đẩy nhanh quá trình hợp tác với Việt Nam, cho thấy sự sẵn sàng của Việt Nam để trở thành một trung tâm công nghệ cao ở châu Á.

Đây là thời điểm then chốt để Việt Nam tăng cường sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua chuyển dịch sang các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn trong ngành chế biến, chế tạo và dịch vụ.

Qua đó, tạo việc làm chất lượng hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh mẽ hơn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045.

Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang trên đà phát triển đầy hứa hẹn và đã khẳng định được vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong năm 2023, doanh thu ngành công nghiệp bán dẫn đạt mức ấn tượng 20,1 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu bán dẫn lớn thứ ba sang Hoa Kỳ.

Việt Nam đã đặt ra tham vọng, mục tiêu và lộ trình thực hiện trong Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9 năm nay.

Những thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam từ trước đến nay là một minh chứng cho thấy những điều tưởng chừng bất khả thi hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Bốn nhân tố chính mà Ngân hàng Thế giới nhận định là điều kiện cần cho hành trình của Việt Nam trong quá trình tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nói chung và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nói riêng: hội nhập thương mại, sản xuất năng lượng sạch, lan tỏa tri thức, và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tầm quan trọng của tăng cường hội nhập

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng nổi lên như một đối tác thương mại quan trọng trong khu vực nhờ sự ổn định chính trị, cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, và vị trí địa lý chiến lược.

Vị trí chiến lược của Việt Nam tại Đông Nam Á, gần với các chuỗi cung ứng toàn cầu và các thị trường lớn, khiến nơi đây trở thành cửa ngõ quan trọng cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động.

Với sự ra đời của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam mang đến cho các nhà đầu tư khả năng tiếp cận cạnh tranh vào các thị trường toàn cầu, tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian tới, Việt Nam có tiềm năng áp dụng chiến lược trở thành trung tâm trung chuyển thương mại, định vị quốc gia như một điểm nút trung tâm trong mạng lưới thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chiến lược này sẽ tận dụng năng lực công nghiệp tiên tiến, trình độ công nghệ cao và năng lực tổ chức cũng như logistics vượt trội của đất nước các bạn. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này phù hợp với tham vọng của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Bằng cách hội nhập và hợp tác với các đối tác thương mại toàn cầu, Việt Nam có thể hiện thực hóa tầm nhìn đặt ra cho lĩnh vực quan trọng này.

Năng lượng sạch và xuất khẩu xanh

Tốc độ tăng trưởng sản xuất nhanh chóng của Việt Nam đi kèm với sự mở rộng đáng kể về cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông vận tải, vốn đóng vai trò thiết yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn, giống như nhiều ngành công nghiệp tiên tiến khác, đòi hỏi tiêu thụ năng lượng và tài nguyên đáng kể.

Trong xu thế hướng tới hoạt động bền vững ngày càng tăng của các doanh nghiệp trên toàn cầu, cam kết tăng trưởng xanh, sạch, sẽ góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia có trách nhiệm trên trường quốc tế.

Điều này bao gồm các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như sản xuất năng lượng sạch, nước và mạng lưới giao thông cũng như hỗ trợ quy định về tiêu chuẩn môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả.

Rủi ro cao, nhưng tiềm năng lợi ích mang lại, cả về phương diện kinh tế lẫn môi trường, thậm chí còn cao hơn rất nhiều.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Cam kết tăng trưởng xanh, sạch, sẽ góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia có trách nhiệm trên trường quốc tế. Ảnh: Hoàng Anh

Về lan tỏa tri thức

Không phải quốc gia nào cũng có thể hiện thực hóa khao khát đạt được vị trí tiên phong về công nghệ. Tuy nhiên, một quốc gia không cần phải tự đưa ra các phát minh, sáng chế tiên phong về công nghệ để có thể hưởng lợi từ quy trình, phương pháp và ý tưởng mới được phát triển bởi các quốc gia khác.

Trong trung hạn, Việt Nam có thể thúc đẩy, tận dụng liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa để thúc đẩy lan tỏa tri thức, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, qua đó tăng năng suất cho các doanh nghiệp nội địa.

Mặc dù Việt Nam đã xây dựng được mối liên kết tương đối hiệu quả với khu vực doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp nội địa vẫn đứng ngoài cuộc, chưa thể kết nối với mạng lưới mạnh mẽ này.

Việc tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp nội địa - doanh nghiệp FDI sẽ thúc đẩy chuyển giao tri thức, nâng cao năng lực và vị thế của các doanh nghiệp nội địa trong chuỗi giá trị, mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế.

Để đạt được mục tiêu này, các chính sách tích cực thúc đẩy chuyển giao tri thức đóng vai trò cốt yếu trong việc phát triển các ngành công nghiệp mà Việt Nam còn ở khá xa đường biên công nghệ, bao gồm ngành công nghiệp bán dẫn.

Về mặt nội địa, các chính sách này bao gồm: tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút FDI và tạo ra tác động lan tỏa; phát huy vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư để tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp giàu tiềm năng của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài mới hoặc hiện hữu.

Cùng với đó, thiết lập chương trình phát triển nhà cung cấp để nâng cao năng lực hấp thụ tri thức của các doanh nghiệp nội địa và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp FDI; phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và kỹ sư chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Các thị trấn phía nam San Francisco là nơi đã trở thành Thung lũng Silicon vào những năm 1970 và cái nôi của ngành công nghiệp bán dẫn và phần lớn cuộc cách mạng số ngày nay.

Sự hội tụ của những nhân tài xuất chúng là động lực quan trọng tạo nên sự phát triển thần kỳ của Thung lũng Silicon: các nhà khoa học và kỹ sư đã phát triển công nghệ nền tảng và kỹ thuật sản xuất tiên phong, đội ngũ quản lý cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, và các doanh nhân không ngừng đưa ra thị trường những ứng dụng tri thức, công nghệ mới.

Tại tâm điểm của cuộc cách mạng này, các trường đại học như Đại học Stanford và Đại học California - Berkeley đã không ngừng cung cấp cho Thung lũng Silicon hàng thế hệ nhân tài, nhân lực chất lượng cao cũng như những đột phá về khoa học, công nghệ.

Tầm nhìn đề ra trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam là trở thành trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trở thành một trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu vào năm 2040.

Việt Nam có một nền tảng vững chắc để có thể đạt được tầm nhìn này. Với dân số trẻ và trình độ học vấn cao, chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam liên tục đứng thứ hai trong tất cả các quốc gia có thu nhập trung bình theo công bố của Ngân hàng Thế giới.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang định hướng chú trọng nhiều hơn vào đào tạo trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Việt Nam đã xác định nhu cầu cấp thiết và tiềm năng to lớn trong phát triển nguồn nhân lực chuyên môn, chất lượng cao có khả năng tiếp thu, phổ biến và đổi mới sáng tạo dựa trên tri thức tiên tiến thu được thông qua hội nhập sâu rộng và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa.

Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh một điểm: ví dụ từ Thung lũng Silicon đã chỉ ra tầm quan trọng của một lực lượng lao động chất lượng cao với nền tảng chuyên môn sâu, rộng, vượt ra ngoài phương diện kỹ thuật, kết hợp chuyên môn khoa học, sản xuất, và tư duy kinh doanh sáng tạo, và có tầm nhìn chiến lược.

Trên hành trình này, tôi muốn nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của các đại học, trường đại học Việt Nam. Nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ đại học với tổng hòa kỹ năng, chuyên môn sâu, rộng sẽ ngày càng tăng khi Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Lấy ví dụ, trong các ngành công nghệ cao hiện nay của Việt Nam, tỷ lệ việc làm đòi hỏi trình độ đại học đã gấp đôi mức trung bình của thị trường lao động nói chung - 23,4% so với 13% của toàn nền kinh tế.

Với nền tảng vững chắc từ giáo dục phổ thông, bước tiếp theo của Việt Nam là đầu tư bền vững vào giáo dục đại học để chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết cho công nghệ cao trong tương lai và nâng cao vị thế, vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong chuyển giao tri thức và ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Con đường phía trước của Việt Nam

Con đường phía trước của Việt Nam đã được định hình rõ ràng với đầy tham vọng.

Với bốn trụ cột – tăng cường hội nhập thương mại, đảm bảo năng lượng xanh, chuyển giao tri thức, và quan trọng nhất là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Việt Nam sẽ xây dựng nền tảng để chuyển đổi từ một trung tâm sản xuất chế biến, chế tạo thành một cường quốc công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.

Hành trình chuyển đổi này đòi hỏi cam kết của tất cả các bên – Chính phủ, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo và các đối tác quốc tế.

Là đối tác đáng tin cậy của Việt Nam trong hơn ba thập kỷ qua, Ngân hàng Thế giới cam kết đồng hành hỗ trợ Việt Nam. Từ dự án đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục đại học từ những năm 1990 cho đến quan hệ đối tác toàn diện hiện tại, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam hiện thực hóa những tham vọng trong giai đoạn tới và trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo hàng đầu, cả trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn:Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Bà Mariam J. Sherman
theleader.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tập trung vào tái cấu trúc các cơ quan và quy trình quản lý để cải thiện hiệu quả và khả năng lãnh đạo.
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới

Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới

Hệ sinh thái hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt bám sát các tiêu chí khởi nghiệp xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài

Trả tiền lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài. Và có người tài người ta cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?

Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?

Mới đây, Sky Mavis, startup tỷ USD của Việt Nam đứng sau game Axie Infinity và blockchain Ronin ra thông báo sẽ sa thải 21% nhân sự.
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam

Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam

PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định tăng trưởng chung tích cực nhưng các doanh nghiệp nội địa lại ngày càng gặp khó, là một trong những nghịch lý kinh niên của nền kinh tế.
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn

Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn

Việc chủ động tìm hiểu, học hỏi các giá trị văn hóa tốt đẹp từ đối tác là chìa khóa để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế.

Các tin khác

Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump

Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump

Chiến thắng của ông Donald Trump dự kiến sẽ đưa ngành công nghiệp xe điện (EV) của Mỹ vào giai đoạn bất định.
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?

Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?

Khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các công ty công nghệ đang chuẩn bị cho việc cải tổ các chính sách công nghệ dưới thời ông Joe Biden.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?

Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?

Từ Jeff Bezos cho đến Sam Altman, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu đang có những phản ứng thận trọng với chiến thắng của ông Donald Trump.
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng

Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng

Quốc hội hiện đang bàn về sửa đổi Luật Điện lực. Nhiều mục tiêu như chỉ đạo của Tổng Bí thư khi góp ý định hướng về dự thảo Luật, đã và đang được Chính phủ triển khai.
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025

Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025

Trước kiến nghị tạm dừng tăng lương cơ sở vào năm 2025, chuyên gia cho rằng, mấu chốt vẫn nằm ở việc cải cách tiền lương theo vị trí việc làm.
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An

Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An

Với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD, Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập sẽ gia tăng nguồn cung điện ổn định, bền vững cho khu vực miền Trung và cả nước.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới

Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng doanh nhân, cộng đồng doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân

Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam lớn mạnh cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý

TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đáng rất thấp, lẽ ra phải đẩy tín dụng ra và tốt nhất là qua kênh bất động sản, thì đề xuất thắt chặt là không hợp lý.
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”

Chương trình “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave” là hoạt động thường niên của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) chào mừng dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Chuyến bay HeForShe là nhằm mục đích truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, sự tham gia của nam giới vào các hoạt động về bình đẳng giới.
Giá vàng có thể bứt phá lên mức cao

Giá vàng có thể bứt phá lên mức cao

Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cho rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất USD 0,5% và dự báo giảm thêm trong thời gian tới sẽ hỗ trợ tích cực giá vàng. Đáng chú ý, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, mãi lực vàng tăng vào cuối năm, giá vàng có thể bứt phá lên mức cao so với hiện nay.
Vinatex, Hanosimex đồng loạt muốn thoái sạch vốn tại doanh nghiệp may hơn 60 năm tuổi

Vinatex, Hanosimex đồng loạt muốn thoái sạch vốn tại doanh nghiệp may hơn 60 năm tuổi

HĐQT của cả Vinatex và Hanosimex đều thống nhất chủ trương thoái toàn bộ vốn góp tại CTCP Dệt may Liên Phương (LPTex), thương hiệu may hơn 60 năm tuổi đang tụt dốc với khoản lỗ năm 2023 tới hơn 51 tỷ đồng.
"Ghế nóng" CEO các tập đoàn bán lẻ

"Ghế nóng" CEO các tập đoàn bán lẻ

Hàng loạt các CEO các tập đoàn bán lẻ bị "đổi chỗ" liên tục, từ Starbucks, Gap và mới nhất là Nike.
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương

Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương

Khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 23/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định, không thể bất cứ vấn đề gì dù nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết.
GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới

GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn, GS. TSKH Nguyễn Mại cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm hiện tại sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, cần thời gian chuẩn bị ít nhất từ 2-3 năm.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động