Trung Quốc giải cứu bất động sản: Đã đến lúc "ăn mừng" hay chưa?

Giới phân tích đang có ý kiến trái chiều về thời điểm thị trường bất động sản Trung Quốc có thể phục hồi...

Cách đây hai tuần, Các cơ quan giám sát tài chính của Trung Quốc - bao gồm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) - bất ngờ công bố một kế hoạch gồm 16 điểm nhằm để đảm bảo “sự phát triển ổn định và lành mạnh” của thị trường bất động sản.

Đây là động thái đảo ngược chủ trương siết mạnh thị trường bất động sản trong hơn 2 năm qua ở Trung Quốc và lập tức kéo cổ phiếu nhiều công ty phát triển bất động sản lớn của nước này tăng mạnh.

Cổ phiếu của Country Garden, tập đoàn phát triển bất động sản có doanh thu lớn nhất Trung Quốc, đã tăng gấp hơn 2 lần trong tháng 11, trong khi cổ phiếu của công ty Longfor - một “đại gia” địa ốc khác - tăng khoảng 90%. Hợp đồng tương lai quặng sắt cũng tăng khoảng 16% trong tháng này nhờ tín hiệu tốt từ thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản Trung Quốc chưa thể phục hồi nhanh bởi kế hoạch “giải cứu” trên của Bắc Kinh không trực tiếp giải quyết vấn đề lớn nhất của thị trường: Doanh số nhà và giá nhà đang giảm.

KHI NÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG QUỐC PHỤC HỒI?

“Tình hình hiện tại là kiểu kỳ vọng lớn nhưng thực tế khá yếu ớt. Giá cả thị trường đã đi chệch khỏi các nguyên tắc cơ bản”, nhà phân tích kim loại màu Sheng Mingxing tại Viện nghiên Nanhua Research Institute, nhận xét. “Điều quan trọng là phải xem liệu các căn hộ có thể được xây xong và bàn giao trong giai đoạn cao điểm xây dựng tháng 3 và tháng 4 sắp tới hay không”.

Theo CNBC, các biện pháp “giải cứu” thị trường bất động sản đang được đưa tin rộng rãi tại Trung Quốc, từ giải quyết tình trạng cạn kiệt thanh khoản của các công ty phát triển nhà, tăng cường tín dụng, cho tới nới quy định về tiền đặt cọc đối với người mua nhà.

Trung Quốc bất ngờ “quay xe”, vạch kế hoạch giải cứu thị trường bất động sản

Trung Quốc giải cứu bất động sản: Đã đến lúc 'ăn mừng' hay chưa? - Ảnh 1

Theo ảnh chụp màn hình tài liệu về kế hoạch này đang được lan truyền tại Trung Quốc, giới chức trách nước này đang khuyến khích các ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn “hợp lý” của công ty phát triển bất động sản được quản trị tốt. Các ngân hàng cũng được khuyến khích gia hạn nợ tối đa một năm cho các doanh nghiệp này, đồng thời đối xử công bằng với cả công ty bất động sản tư nhân và nhà nước.

Tuy nhiên, chưa có thông tin nào trong số này được công bố chính thức.

“Đây thực sự là sự giải tỏa tạm thời khi nghĩa vụ trả nợ mà các công ty phát triển bất động sản phải thực hiện sẽ ít hơn trong tương lai gần. Tuy nhiên, đây là sự giải tỏa thanh khoản tạm thời chứ không phải là sự thay đổi mang tính căn bản. Điểm mấu chốt là chúng ta vẫn cần thị trường mua bán nhà cơ bản được cải thiện”, nhà phân tích Samuel Hui tại Hồng Kông của Fitch Ratings, nhận xét ngày 21/11.

Theo ông, niềm tin của người mua nhà phụ thuộc vào việc các công ty phát triển nhà có thể hoàn thành xây dựng và bàn giao căn hộ hay không. Tại Trung Quốc, các căn hộ thường được bán hết trước khi xây xong và việc này mang lại nguồn tiền mặt lớn cho các công ty phát triển nhà.

Năm nay, nhiều người mua nhà trên khắp Trung Quốc đã đồng loạt ngừng thanh toán khoản vay thế chấp mua nhà tại các dự án bị hoãn xây dựng.

Giới phân tích đang có ý kiến trái chiều về thời điểm thị trường bất động sản Trung Quốc có thể phục hồi.

Trong khi các nhà phân tích của Fitch nhận định thời điểm này vẫn chưa chắc chắn, giám đốc cấp cao của S&P Global Ratings, ông Lawrence Lu, dự báo thị trường có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2023.

“Nếu các chính sách ‘giải cứu” được thực hiện nhanh chóng, điều này sẽ ngăn chặn vòng xoáy đi xuống của các công ty phát triển bất động sản và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư vào các công ty này”, ông Lu phân tích.

QUÁ SỚM ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Dữ liệu từ Tổng Cục thống kê quốc gia Trung Quốc tuần trước cho thấy doanh thu nhà ở 10 tháng đầu năm 2022 tại Trung Quốc đã giảm 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, hồi tháng 7, S&P Global Ratings dự báo mức giảm là khoảng 30%, tồi tệ hơn mức giảm khoảng 20% trong khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tăng trưởng kinh tế suy giảm cùng sự bất định trong các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cũng như lo lắng về thu nhập tương lai đã kìm hãm nhu cầu mua nhà của người dân Trung Quốc. Cùng với đó, giá nhà tại 70 thành phố của Trung Quốc đã giảm 1,4% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, theo một phân tích dữ liệu công bố ngày 21/11 của Goldman Sachs.

"Tôi cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá các biện pháp đã công bố có đủ để ‘giải cứu’ thị trường bất động sản hay không. Tuy nhiên, bây giờ có thể yên tâm hơn vì nhiều khả năng sẽ có nhiều biện pháp mạnh hơn được triển khai nếu tình trạng suy thoái trên thị trường bất động sản không được cải thiện trong những tháng tới”.

Tommy Wu, nhà kinh tế cấp cao tại Commerzbank AG

“Dù xuất hiện nhiều biện pháp nới lỏng thị trường bất động sản tại các địa phương của Trung Quốc những tháng gần đây, chúng tôi tin rằng thị trường tại các thành phố cấp thấp vẫn đối mặt những cơn gió ngược lớn, do các yếu tố tăng trưởng cơ bản của họ yếu hơn thành phố lớn, bao gồm dòng chảy di cư và vấn đề dư cung tiềm ẩn”, các nhà phân tích Goldman Sachs cho biết.

Báo cáo cho thấy giá nhà tháng 10 tại các thành phố lớn nhất và thành phố cấp 1 tăng 3,1% so với tháng 9, trong khi giá nhà tại các thành phố cấp 3 giảm 3,9%.

Khoảng hai năm trước, Bắc Kinh bắt đầu siết mạnh thị trường bất động sản trong bối cảnh các công ty phát triển địa ốc phụ thuộc quá nhiều vào vay nợ để tăng trưởng.

Trong đó, công ty nợ nhiều nhất Evergrande cuối năm ngoái đã rơi vào cảnh vỡ nợ, đẩy niềm tin của nhà đầu tư rơi suy sụp. Từ đó, mối lo vỡ nợ bắt đầu lan sang những công ty từng có sức khỏe tài chính ổn định. Hiện tại, cổ phiếu của Evergrande và một số công ty địa ốc khác như Kaisa và Shimao vẫn đang bị tạm dừng giao dịch.

“Tôi cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá các biện pháp đã công bố có đủ để ‘giải cứu’ thị trường bất động sản hay không”, ông Tommy Wu, nhà kinh tế cấp cao tại Commerzbank AG, nói. “Tuy nhiên, bây giờ có thể yên tâm hơn vì nhiều khả năng sẽ có nhiều biện pháp mạnh hơn được triển khai nếu tình trạng suy thoái trên thị trường bất động sản không được cải thiện trong những tháng tới”.

https://vneconomy.vn/trung-quoc-giai-cuu-bat-dong-san-da-den-luc-an-mung-hay-chua.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng

Lợi nhuận của các ngân hàng trong quý 2/2025 được dự báo tăng khả quan hơn so với quý 1/2025 nhờ tăng trưởng tín dụng tiếp tục khả quan và NIM không giảm thêm.
Khơi thông nguồn lực hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Khơi thông nguồn lực hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

"Cửa" cho vay vốn nông nghiệp, nông thôn được mở rộng hơn với Nghị định số 156/2025/NĐ-CP.
Động lực cho tăng trưởng tín dụng

Động lực cho tăng trưởng tín dụng

Các dự án hạ tầng lớn, thị trường bất động sản phục hồi, nhu cầu vay vốn kinh doanh hộ gia đình ở mức cao… sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm nay.
Ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ trái quy định

Ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ trái quy định

Việc tạo thói quen mua bán ngoại tệ đúng quy định, chỉ mua bán với các Ngân hàng thương mại và chỉ bán tại các đại lý đổi ngoại tệ được cấp phép giúp hạn chế giao dịch trái phép.
“Cú hích” cho MB

“Cú hích” cho MB

Nhiều lợi thế cạnh tranh tạo “cú hích” lớn giúp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) bứt tốc.
Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, đồng bộ với hệ thống chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập để phù hợp với điều kiện địa lý, hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Các tin khác

Đồng USD có thể mạnh lên nếu Fed thận trọng với lãi suất và chính sách thuế

Đồng USD có thể mạnh lên nếu Fed thận trọng với lãi suất và chính sách thuế

Trong tuần qua, đồng USD đã trải qua một loạt sự kiện và biến động quan trọng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố địa chính trị, chính sách tiền tệ và diễn biến thị trường dầu khí.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: BIDV bứt phá ngoạn mục, lọt Top 50 doanh nghiệp

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: BIDV bứt phá ngoạn mục, lọt Top 50 doanh nghiệp

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh, chiến lược nhân sự như: TPBank số hóa giải pháp vay mua nhà, mở rộng cơ hội an cư cho người trẻ; MB tung gói vay tiêu dùng tới 3 tỷ đồng cho hộ kinh doanh; BIDV dẫn đầu ngành ngân hàng Việt Nam trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500...
Tín dụng tăng tốc giúp dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II khả quan

Tín dụng tăng tốc giúp dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II khả quan

Dự báo lợi nhuận quý II/2025 của ngành ngân hàng khả quan hơn hẳn quý I, theo đà tăng trưởng tín dụng, cộng hưởng các chỉ tiêu chính sách tiền tệ nới thêm.
FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm ‘A’ cho MSB với triển vọng ‘Ổn định’

FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm ‘A’ cho MSB với triển vọng ‘Ổn định’

FiinRatings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ở mức “A” với triển vọng xếp hạng “Ổn định”.
Lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ, kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng

Lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ, kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng

Dư nợ cho vay trong các lĩnh vực sản xuất chủ chốt và tiêu dùng đã tăng lên, phản ánh tác động của chính sách tiền tệ tín dụng và lãi suất thấp thúc đẩy cầu vốn vay.
Thiếu kênh đầu tư hấp dẫn, dòng tiền "đổ dồn" vào ngân hàng

Thiếu kênh đầu tư hấp dẫn, dòng tiền "đổ dồn" vào ngân hàng

Trong bối cảnh thiếu vắng những kênh đầu tư thực sự vượt trội, bất động sản chững lại, vàng biến động khó lường, chứng khoán chưa đủ lực bứt phá thì tiền nhàn rỗi của người dân vẫn tiếp tục “chảy mạnh” vào hệ thống ngân hàng. Một kỷ lục mới vừa được thiết lập, khẳng định xu hướng gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
TP HCM dự kiến chi 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

TP HCM dự kiến chi 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

TP HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, với khu lõi ở Thủ Thiêm, nhằm thu hút vốn và nâng tầm thị trường tài chính Việt Nam.
VPBank tăng tốc tiếp sức hộ kinh doanh cá thể

VPBank tăng tốc tiếp sức hộ kinh doanh cá thể

Với định hướng đồng hành lâu dài cùng các hộ kinh doanh cá thể, VPBank đã triển khai loạt giải pháp tài chính hỗ trợ toàn diện...
Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn

Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn

Nợ xấu tại các ngân hàng yếu kém khoảng 537.000 tỷ đồng, chiếm 65% nợ xấu nội bảng của hệ thống, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng SCB tới hơn 98%.
Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ không có vốn thì không thể đầu tư nâng cấp, không đủ năng lực để ký được hợp đồng lớn, và do đó lại tiếp tục bị đánh giá là thiếu tiềm năng tín dụng...
Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Sửa đổi Nghị định 24, bỏ cơ chế độc quyền, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và ngân hàng theo đó sẽ được phép sản xuất vàng miếng khi đáp ứng đủ quy định.
Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Hơn 1 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn do thiếu tài sản thế chấp và hồ sơ tín dụng yếu.
Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Các ngân hàng tung ra loạt gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm đẩy mạnh cho vay. Nhiều người kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm.
Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Tổng lợi nhuận của các ngân hàng nhóm đầu đã tăng 10% so với cùng kỳ năm trước trong quý 1/2025, chủ yếu nhờ tăng mạnh thu nhập ngoài lãi, trích lập dự phòng tăng nhẹ.
NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng cũng như được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán đang dồi dào, đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, thị trường vẫn đang đi ngang và chưa thể bứt phá . Các chuyên gia nhận định, yếu tố cốt lõi là niềm tin của nhà đầu tư cần thêm thời gian để củng cố, đặc biệt trong bối cảnh các bất định vĩ mô vẫn hiện hữu.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động