Thúc đẩy du lịch bắt đầu từ gỡ nút thắt chính sách thị thực

Sau Covid-19, việc mở cửa ngành du lịch đã và đang đặt các quốc gia vào đường đua cạnh tranh về tốc độ phục hồi và khả năng thu hút du khách trở lại. Đây cũng là lúc những loại hình thị thực thân thiện và tiên tiến phát huy vai trò.
Du lịch gần Hà Nội - 27 điểm cực “CHILL” hấp dẫn khó chối từ Du lịch gần Hà Nội - 27 điểm cực “CHILL” hấp dẫn khó chối từ

Dễ dàng tiếp cận, thị thực thông thoáng

Theo khảo sát từ Hiệp hội du lịch Bhutan về những yếu tố khiến du khách đi du lịch trở lại sau đại dịch thì “dễ dàng tiếp cận, thị thực thông thoáng” xếp thứ 3 về mức độ quan trọng, 2 yếu tố xếp trên đều liên quan tới sức khỏe và môi trường vệ sinh. Chính sách thân thiện, linh hoạt, quy trình thủ tục đơn giản, là điều kiện quan trọng để hút du khách đến và quay lại.

Tờ Bangkok Post cũng cho biết, việc nới lỏng các hạn chế về thị thực trên toàn thế giới sẽ thúc đẩy du lịch quốc tế và góp phần gia tăng doanh thu đến 206 tỷ USD. Bởi vậy, hậu đại dịch nhiều quốc gia đã nhanh chóng “mở toang cửa” với các chính sách thị thực tiên tiến, đa dạng loại hình để “chiều lòng” và hút khách.

Đơn cử như Thái Lan - quốc gia mà ngành du lịch đóng góp đến 12% GDP là một trong những nước mở cửa sớm nhất trong khu vực. Để kéo khách quốc tế trở lại, Thái Lan đã đồng loạt đưa ra các chính sách từ kéo dài thời gian lưu trú đến 90 ngày; đẩy mạnh triển khai visa điện tử (e-visa) có thời hạn lên đến 6 tháng, lưu trú tới 90 ngày, được ra vào nhiều lần hay “nomad visa” - chính sách visa đặc biệt cho các Du mục kỹ thuật số (Digital nomads). Ngành du lịch Thái Lan đã cho thấy sự nhanh nhạy khi là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra chính sách thị thực cho nhóm Du mục kỹ thuật số - hiện đang bùng nổ trên toàn thế giới với hình thức cư trú dài hạn (LTR) thời hạn lên đến 10 năm. Hiện Thái Lan cũng đã miễn thị thực cho du khách đến từ 65 quốc gia trên thế giới với thời gian lưu trú lên đến 90 ngày.

Bên cạnh loại hình e-visa đang ngày càng được ưa chuộng bởi ứng dụng công nghệ hiện đại tạo sự thuận tiện; không ít chính sách thị thực đặc biệt hướng tới tinh gọn thủ tục cho du khách cũng đã được các quốc gia đưa vào áp dụng hay kích hoạt trở lại sau Covid-19, ví như trường hợp của Hàn Quốc và Đài Loan.

Loại hình miễn visa có điều kiện và e-visa Quan Hồng đã được Đài Loan giới thiệu từ thời điểm trước đại dịch. Chính sách e-visa Quan Hồng hướng đến đối tượng nhóm khách đi theo tour, đoàn qua các công ty lữ hành được chỉ định với thủ tục đơn giản, thuận tiện, không mất phí và có thể nhận visa trong “một nốt nhạc”. Trong khi, công dân của 5 nước Đông Nam Á và Ấn Độ nếu đáp ứng đủ một số điều kiện sẽ được miễn visa nhập cảnh Đài Loan với thời hạn 90 ngày, lưu trú đến 30 ngày và trong thời gian còn hiệu lực, visa có thể sử dụng nhiều lần. Thời điểm mới áp dụng, chính sách này ngay lập tức đã cho thấy hiệu quả khi lượng khách Việt Nam đến Đài Loan tăng đến 100% so với cùng kỳ; lượng khách từ Philippines và Thái Lan cũng đã tăng gấp đôi trong vòng ba năm.

Hàn Quốc cũng được xem là một trong những quốc gia nhanh nhạy với các chính sách hút khách quốc tế. Hình thức multiple visa - thị thực cho phép ra vào nhiều lần đã được nước này áp dụng từ cuối năm 2018 và nhanh chóng trở lại sau đại dịch. Loại hình visa này có thời hạn lưu trú 30 ngày và không giới hạn số lần xuất nhập cảnh trong 5 năm. Việt Nam cũng là quốc gia được hưởng lợi từ chính sách này. Bởi vậy, chỉ 3 tháng sau khi thị thực du lịch được kích hoạt, đến tháng 9/2022, lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốc đã tăng 7 lần từ 1000 lên 7.000 lượt khách/tuần.

Có thể thấy, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore… đều đã thể hiện rõ quyết tâm vực dậy du lịch khi nhanh chóng giảm thiểu rào cản về thị thực cho khách quốc tế. Và Việt Nam - quốc gia đặt du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cũng không nên nằm ngoài “cuộc đua” này.

Cần có chính sách quyết liệt

Năm 2022, Việt Nam đón 3,6 triệu lượt khách quốc tế, con số này chưa đạt mục tiêu 5 triệu khách được đặt ra từ đầu năm. Theo VisaGuide.World, Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ phục hồi ngành du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực với chỉ 18,1%. Con số này của Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Campuchia đều đạt từ 26 - 31%. Bàn luận về lý do khiến ngành du lịch Việt Nam chưa thể phục hồi như mong đợi, nhiều nguyên nhân đã được các chuyên gia chỉ ra, và một trong số đó là chính sách thị thực chưa đủ hấp dẫn và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “quy định về thời hạn tạm trú với khách du lịch quốc tế chưa hợp lý khi hiện tại, thời hạn tạm trú của người nước ngoài nhập cảnh với thị thực du lịch là tối đa 30 ngày. Chính sách cấp thị thực như vậy đã làm giảm tính cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam so với các nước ASEAN.” Thực tế, với thời gian lưu trú từ 15 - 30 ngày, Việt Nam cũng thuộc top có thời gian lưu trú thấp nhất khu vực khi phần lớn các quốc gia khác đều dao động từ 30 - 90 ngày.

Bên cạnh đó, số lượng quốc gia được miễn thị thực khi đến Việt Nam khá khiêm tốn chỉ 24 nước; con số này của Singapore và Malaysia gấp gần 7 lần - 162 nước, Philippines là 157 nước và Campuchia thậm chí có phần nhỉnh hơn - 25 nước. Thời hạn của multiple visa cũng khá hạn chế với 3 tháng; trong khi Singapore đặt thời hạn là 2 năm hay Hàn Quốc lên đến là 5 năm. Đây cũng là rào cản để kéo du khách quay trở lại Việt Nam nhiều lần.

Ngoài ra, trong khi e-visa đang ngày càng lên ngôi bởi sự thuận tiện thì chính sách e-visa của Việt Nam cũng còn nhiều điểm yếu như thời hạn không quá 30 ngày, áp dụng cho công dân của 80 quốc gia qua 33 cửa khẩu theo quy định và chỉ cấp 1 lần. Chia sẻ về điểm này trên trang TrustPilot, du khách Shyamali Damboragama đến từ Canada đã bày tỏ không ít sự tiếc nuối bởi anh không thể tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam như kế hoạch sau khi đã xuất cảnh sang nước bạn Campuchia chỉ 1 ngày.

Minh chứng cho vai trò của chính sách thị thực, một lần nữa ngành du lịch có thể nhìn sang bài học của Thái Lan. Năm 2022, Thái Lan đã đón 11,8 triệu lượt khách; vượt mục tiêu 8 triệu lượt khách. Kết quả này là trái ngọt đến từ loạt chính sách thị thực mới đã được ban hành trong “Thời kỳ phục hồi vĩ đại”. Cuối năm 2022, quốc gia này không ngần ngại kéo dài thời gian lưu trú cho khách quốc tế từ 30 ngày lên 45 ngày, từ 15 ngày lên 30 ngày… nhằm tăng chi tiêu của du khách, đặc biệt trong bối cảnh những chuyến du lịch dài ngày sau thời gian “ngủ đông” vì dịch được ưa chọn. Bên cạnh đó, nước này cũng rất “chịu khó” ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao trải nghiệm của du khách trong quá trình xin và sử dụng e-visa. Loại hình visa này cũng cho phép du khách được nhập cảnh nhiều lần vào Thái Lan khi visa còn hiệu lực.

Sau Covid-19, các nước đều ở cùng xuất phát điểm về cơ hội hồi phục du lịch; lúc này, đi trước đón đầu là những hành động cần thiết. Thái Lan đã nhanh chóng áp dụng những chính sách mới về thị thực; Singapore gần như mở tung cửa với chính sách miễn visa rộng khắp; Hàn Quốc, Nhật Bản nhanh chóng nới lỏng visa đối với khách Trung Quốc khi nước này mở cửa… Việt Nam cũng cần những phép thử như vậy về kéo dài thời gian lưu trú, về các loại hình visa mới ví như Quan Hồng của Đài Loan, hay phổ biến hơn chính sách nhập cảnh nhiều lần để du lịch có cơ hội bứt phá.

Như vậy, nếu ngành du lịch Việt Nam tỏ rõ sự thiện chí, rốt ráo và quyết liệt hơn trong chính sách hút du khách, tất yếu sẽ sớm nhận về những thành quả xứng đáng.

Nguồn: Thúc đẩy du lịch bắt đầu từ gỡ nút thắt chính sách thị thực

https://vninfor.vn/

Tuấn Anh
markettimes.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Kobe (Nhật Bản)

Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Kobe (Nhật Bản)

Việt Nam - Nhật Bản là hai quốc gia du lịch trọng điểm, có lượng khách qua lại ổn định và có nhiều tiềm năng cần được khai thác mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày

Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày

Với sự phát triển mạnh mẽ của các tuyến cao tốc kết nối với các thành phố lớn, Cam Ranh đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch ngắn ngày.
Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam

Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam

Để tạo động lực cho các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, cần dựa trên nhiều yếu tố nội tại như tiềm năng du lịch và thương hiệu điểm đến địa phương.
Quảng Ninh: Chạy “nước rút” hoàn thành mục tiêu 19 triệu lượt khách năm 2024

Quảng Ninh: Chạy “nước rút” hoàn thành mục tiêu 19 triệu lượt khách năm 2024

Để hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024, Quảng Ninh tổ chức các sự kiện thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho du lịch Đà Nẵng trong năm 2025

Tạo đột phá cho du lịch Đà Nẵng trong năm 2025

Để đạt con số mục tiêu, Đà Nẵng xác định công tác truyền thông, xúc tiến trong thời gian tới là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là lượng khách quay trở lại.
Du lịch Việt bứt phá mùa cao điểm cuối năm

Du lịch Việt bứt phá mùa cao điểm cuối năm

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, ngành Du lịch đã có mức tăng trưởng, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đã vượt 50% mục tiêu đề ra.

Các tin khác

Cơ hội mới cho phát triển du lịch từ âm nhạc

Cơ hội mới cho phát triển du lịch từ âm nhạc

Du lịch âm nhạc không chỉ mở ra cơ hội mới cho phát triển du lịch tại Việt Nam mà còn góp phần quảng bá, thu hút được lượng khách du lịch quốc tế ngày càng nhiều.
Chợ “chồm hổm” - khu chợ độc đáo ở miền Tây

Chợ “chồm hổm” - khu chợ độc đáo ở miền Tây

Khu chợ độc đáo bởi được sắp xếp ngay hàng thẳng lối, người bán thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ, bày biện hàng hóa trong khoảng 2 - 4m2. Do đó, nơi này còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ chồm hổm.
Hà Nội chú trọng phát triển du lịch làng nghề

Hà Nội chú trọng phát triển du lịch làng nghề

Có thể khẳng định, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của các làng nghề của Hà Nội là rất lớn.
Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?

Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?

Những ngày mưa ở Đà Lạt cộng thêm khí trời vốn đã se lạnh càng làm cho việc ăn những món nóng hổi, vừa ăn vừa thổi trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.
“Nâng cấp” ngành Du lịch

“Nâng cấp” ngành Du lịch

Nếu chúng ta cứ mãi định vị ngành du lịch là một “điểm đến giá rẻ” mà không chịu “nâng cấp” thì Việt Nam khó lòng thu hút khách du lịch ở những thị trường cao cấp.
Thúc đẩy sáng kiến "6 quốc gia, 1 điểm đến" cho du lịch

Thúc đẩy sáng kiến "6 quốc gia, 1 điểm đến" cho du lịch

Việc thiết lập một khu vực thị thực chung ở Đông Nam Á sẽ mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam bứt phá.
Về Lai Châu chinh phục những đỉnh núi kỳ vĩ

Về Lai Châu chinh phục những đỉnh núi kỳ vĩ

Đó chính là chủ đề của Tuần lễ du lịch - văn hóa Lai Châu năm 2024, sự kiện nhằm quảng bá du lịch vùng đất của những đỉnh núi kỳ vĩ.
Tăng sức hấp dẫn với du lịch mùa thu Hà Nội

Tăng sức hấp dẫn với du lịch mùa thu Hà Nội

Hà Nội ngày càng trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch mùa thu Hà Nội đang được đẩy mạnh, hứa hẹn sự khởi sắc ấn tượng…
Sự bình yên giữa núi rừng Cao Bằng

Sự bình yên giữa núi rừng Cao Bằng

Là địa danh mang đậm tính lịch sử Cao Bằng còn là miền đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên với núi rừng, sông suối hùng vĩ hoang sơ.
Du lịch Tây Bắc sau bão: Đừng bỏ lỡ một mùa thu

Du lịch Tây Bắc sau bão: Đừng bỏ lỡ một mùa thu

Sau cơn bão Yagi, nhiều du khách e ngại ghé thăm miền Bắc do lo ngại an toàn. Nhưng giờ đây, Mù Cang Chải, Sa Pa và Hà Giang đã an toàn và sẵn sàng chào đón khách trở lại.
Du lịch ngủ, du lịch chậm sẽ lên ngôi năm 2025

Du lịch ngủ, du lịch chậm sẽ lên ngôi năm 2025

Cùng với đó, du lịch khám phá và du lịch hoài niệm cũng sẽ được rất nhiều du khách ưa thích năm tới, theo tập đoàn khách sạn Hilton.
“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”

“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”

Ngành du lịch Kiên Giang đang tập trung khơi thông những rào cản thu hút nguồn lực đầu tư vào các dự án phát triển du lịch một cách đồng bộ.
Nỗ lực trong kết nối trục du lịch nối liền mạch 2 vùng Đông - Tây Quảng Nam

Nỗ lực trong kết nối trục du lịch nối liền mạch 2 vùng Đông - Tây Quảng Nam

Cổng Trời Đông Giang là một trong những điểm đến khai thác hiệu quả mô hình chuỗi giá trị sản phẩm du lịch độc đáo, có giá trị văn hóa, lịch sử góp phần đánh thức du lịch vùng Tây.
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp

Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế và sẵn sàng đón dòng khách du lịch cao cấp. Tuy nhiên việc này vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam

Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam

Đèo Ô Quy Hồ và thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa trở thành hai danh lam thắng cảnh được tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận.
Cốm làng Vòng - thức quà tao nhã của người Hà thành

Cốm làng Vòng - thức quà tao nhã của người Hà thành

Từ lâu, cốm làng Vòng đã nổi tiếng là thức quà giản dị nhưng tao nhã, được người Hà Nội đặc biệt yêu thích mỗi dịp thu về.
Du lịch Hà Nội: Những thách thức và cơ hội mới

Du lịch Hà Nội: Những thách thức và cơ hội mới

Hà Nội không ngừng nỗ lực xây dựng hình ảnh du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”, khẳng định vị thế của một điểm đến hàng đầu.
Điện Biên: Liên kết phát triển du lịch Ðiện Biên - Hà Nội

Điện Biên: Liên kết phát triển du lịch Ðiện Biên - Hà Nội

Thủ đô Hà Nội và tỉnh Ðiện Biên - hai địa phương có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Ðiện Biên - Hà Nội tăng cường hợp tác dần hình thành một chuỗi liên kết du lịch bền vững, mở ra nhiều cơ hội mới.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động