“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”

Ngành du lịch Kiên Giang đang tập trung khơi thông những rào cản thu hút nguồn lực đầu tư vào các dự án phát triển du lịch một cách đồng bộ.
“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”
Hòn Thơm - Phú Quốc, Kiên Giang

Theo ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh thu hút được 317 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng diện tích 9.754 ha với tổng vốn đầu tư 393.135 tỷ đồng. Tỉnh hiện có 967 cơ sở lưu trú với 33.955 phòng (trong đó: 1 - 3 sao là 26 cơ sở với 1.723 phòng; 4 - 5 sao là 27 cơ sở với 12.688 phòng); 119 doanh nghiệp lữ hành, trong đó 50 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 57 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 12 chi nhánh, văn phòng đại diện...

Điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam

Với lợi thế tiềm năng du lịch phong phú, hạ tầng giao thông được TƯ và địa phương tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại tạo nên bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, nhất là lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đưa vào khai thác đã kết nối Kiên Giang gần hơn với thị trường quốc tế và các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ…

Đáng chú ý, sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng được đầu tư phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của du khách như: Khu vui chơi giải trí Vinpearland, VinWonders; Khu bảo tồn, chăm sóc động vật hoang dã Safari Phú Quốc; Hệ thống cáp treo từ thị trấn An Thới ra xã đảo Hòn Thơm với chiều dài 7.899,9m là hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới; Casino Phú Quốc; Đi bộ dưới biển (sea walking);...

Cùng với đó, ngành du lịch đang đẩy mạnh triển khai thực hiện các đề án về phát triển du lịch của tỉnh đã được phê duyệt và đẩy mạnh phát triển một số mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại các địa bàn du lịch trọng điểm, làm gia tăng sản phẩm du lịch, tăng lượng khách du lịch đến Kiên Giang.

Tính riêng 9 tháng đầu năm 2024, Kiên Giang ước đón 8.316.968 lượt khách (tăng 15,5% so với cùng kỳ, đạt 90,4% kế hoạch năm), trong đó khách quốc tế ước đón 736.728 lượt (tăng 57% so với cùng kỳ, vượt 8,3% kế hoạch năm), tổng thu đạt khoảng 19.787 tỷ đồng (tăng 35,7% so với cùng kỳ, đạt 98,9% kế hoạch năm).

“Có thể nói, hoạt động du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ tại chỗ các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng thu ngân sách. Đặc biệt, vị trí, vai trò, tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng cao”, ông Thái khẳng định.

Hút nguồn lực đầu tư vùng du lịch trong điểm.

Theo quy hoạch phát triển du lịch tích hợp vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 03/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ xác định, Kiên Giang có 04 vùng du lịch trọng điểm: Vùng du lịch Phú Quốc, vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận; vùng du lịch Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất và phụ cận; vùng du lịch U Minh Thượng.

Tuy nhiên, theo ông Thái, ngoài Phú Quốc thu hút phần lớn vốn đầu tư phát triển du lịch của cả tỉnh, chiếm trên 87% dự án đầu tư trong toàn tỉnh thì các vùng du lịch còn lại, mặc dù có nhiều lợi thế về tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch, nhưng công tác thu hút đầu tư du lịch còn gặp nhiều rào cản.

Cụ thể, việc phát triển các khu, điểm du lịch theo quy hoạch được phê duyệt còn chậm; chưa có chính sách cụ thể để thu hút đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng kết nối; nhiều địa phương trong vùng trọng điểm du lịch chưa xác định rõ được quỹ đất cho phát triển du lịch, nên gặp khó khăn trong mời gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, phần lớn sản phẩm du lịch hiện nay chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển du lịch như giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, khu xử lý rác,... ở khu vực đất liền và các đảo còn chậm. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao động trong các vùng này còn thấp, sự phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng lớn.

Để hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch Kiên Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ông Thái cho rằng, tới đây ngành du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch; tạo quỹ đất cho phát triển du lịch để kêu gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đồng thời, huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại các vùng du lịch trong tỉnh; chú trọng đầu tư hệ thống giao thông, cầu tàu, bến cảng, cấp điện,.. tại các khu vực được xác định là trọng điểm du lịch của tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch... Song song đó, Sở phối hợp với các cấp, các ngành kiểm soát chất lượng tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch...

Nguồn: “Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”

Vũ Khuê
diendandoanhnghiep.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Kobe (Nhật Bản)

Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Kobe (Nhật Bản)

Việt Nam - Nhật Bản là hai quốc gia du lịch trọng điểm, có lượng khách qua lại ổn định và có nhiều tiềm năng cần được khai thác mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày

Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày

Với sự phát triển mạnh mẽ của các tuyến cao tốc kết nối với các thành phố lớn, Cam Ranh đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch ngắn ngày.
Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam

Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam

Để tạo động lực cho các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, cần dựa trên nhiều yếu tố nội tại như tiềm năng du lịch và thương hiệu điểm đến địa phương.
Quảng Ninh: Chạy “nước rút” hoàn thành mục tiêu 19 triệu lượt khách năm 2024

Quảng Ninh: Chạy “nước rút” hoàn thành mục tiêu 19 triệu lượt khách năm 2024

Để hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024, Quảng Ninh tổ chức các sự kiện thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho du lịch Đà Nẵng trong năm 2025

Tạo đột phá cho du lịch Đà Nẵng trong năm 2025

Để đạt con số mục tiêu, Đà Nẵng xác định công tác truyền thông, xúc tiến trong thời gian tới là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là lượng khách quay trở lại.
Du lịch Việt bứt phá mùa cao điểm cuối năm

Du lịch Việt bứt phá mùa cao điểm cuối năm

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, ngành Du lịch đã có mức tăng trưởng, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đã vượt 50% mục tiêu đề ra.

Các tin khác

Cơ hội mới cho phát triển du lịch từ âm nhạc

Cơ hội mới cho phát triển du lịch từ âm nhạc

Du lịch âm nhạc không chỉ mở ra cơ hội mới cho phát triển du lịch tại Việt Nam mà còn góp phần quảng bá, thu hút được lượng khách du lịch quốc tế ngày càng nhiều.
Chợ “chồm hổm” - khu chợ độc đáo ở miền Tây

Chợ “chồm hổm” - khu chợ độc đáo ở miền Tây

Khu chợ độc đáo bởi được sắp xếp ngay hàng thẳng lối, người bán thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ, bày biện hàng hóa trong khoảng 2 - 4m2. Do đó, nơi này còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ chồm hổm.
Hà Nội chú trọng phát triển du lịch làng nghề

Hà Nội chú trọng phát triển du lịch làng nghề

Có thể khẳng định, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của các làng nghề của Hà Nội là rất lớn.
Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?

Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?

Những ngày mưa ở Đà Lạt cộng thêm khí trời vốn đã se lạnh càng làm cho việc ăn những món nóng hổi, vừa ăn vừa thổi trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.
“Nâng cấp” ngành Du lịch

“Nâng cấp” ngành Du lịch

Nếu chúng ta cứ mãi định vị ngành du lịch là một “điểm đến giá rẻ” mà không chịu “nâng cấp” thì Việt Nam khó lòng thu hút khách du lịch ở những thị trường cao cấp.
Thúc đẩy sáng kiến "6 quốc gia, 1 điểm đến" cho du lịch

Thúc đẩy sáng kiến "6 quốc gia, 1 điểm đến" cho du lịch

Việc thiết lập một khu vực thị thực chung ở Đông Nam Á sẽ mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam bứt phá.
Về Lai Châu chinh phục những đỉnh núi kỳ vĩ

Về Lai Châu chinh phục những đỉnh núi kỳ vĩ

Đó chính là chủ đề của Tuần lễ du lịch - văn hóa Lai Châu năm 2024, sự kiện nhằm quảng bá du lịch vùng đất của những đỉnh núi kỳ vĩ.
Tăng sức hấp dẫn với du lịch mùa thu Hà Nội

Tăng sức hấp dẫn với du lịch mùa thu Hà Nội

Hà Nội ngày càng trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch mùa thu Hà Nội đang được đẩy mạnh, hứa hẹn sự khởi sắc ấn tượng…
Sự bình yên giữa núi rừng Cao Bằng

Sự bình yên giữa núi rừng Cao Bằng

Là địa danh mang đậm tính lịch sử Cao Bằng còn là miền đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên với núi rừng, sông suối hùng vĩ hoang sơ.
Du lịch Tây Bắc sau bão: Đừng bỏ lỡ một mùa thu

Du lịch Tây Bắc sau bão: Đừng bỏ lỡ một mùa thu

Sau cơn bão Yagi, nhiều du khách e ngại ghé thăm miền Bắc do lo ngại an toàn. Nhưng giờ đây, Mù Cang Chải, Sa Pa và Hà Giang đã an toàn và sẵn sàng chào đón khách trở lại.
Du lịch ngủ, du lịch chậm sẽ lên ngôi năm 2025

Du lịch ngủ, du lịch chậm sẽ lên ngôi năm 2025

Cùng với đó, du lịch khám phá và du lịch hoài niệm cũng sẽ được rất nhiều du khách ưa thích năm tới, theo tập đoàn khách sạn Hilton.
“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”

“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”

Ngành du lịch Kiên Giang đang tập trung khơi thông những rào cản thu hút nguồn lực đầu tư vào các dự án phát triển du lịch một cách đồng bộ.
Nỗ lực trong kết nối trục du lịch nối liền mạch 2 vùng Đông - Tây Quảng Nam

Nỗ lực trong kết nối trục du lịch nối liền mạch 2 vùng Đông - Tây Quảng Nam

Cổng Trời Đông Giang là một trong những điểm đến khai thác hiệu quả mô hình chuỗi giá trị sản phẩm du lịch độc đáo, có giá trị văn hóa, lịch sử góp phần đánh thức du lịch vùng Tây.
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp

Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế và sẵn sàng đón dòng khách du lịch cao cấp. Tuy nhiên việc này vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam

Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam

Đèo Ô Quy Hồ và thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa trở thành hai danh lam thắng cảnh được tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận.
Cốm làng Vòng - thức quà tao nhã của người Hà thành

Cốm làng Vòng - thức quà tao nhã của người Hà thành

Từ lâu, cốm làng Vòng đã nổi tiếng là thức quà giản dị nhưng tao nhã, được người Hà Nội đặc biệt yêu thích mỗi dịp thu về.
Du lịch Hà Nội: Những thách thức và cơ hội mới

Du lịch Hà Nội: Những thách thức và cơ hội mới

Hà Nội không ngừng nỗ lực xây dựng hình ảnh du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”, khẳng định vị thế của một điểm đến hàng đầu.
Điện Biên: Liên kết phát triển du lịch Ðiện Biên - Hà Nội

Điện Biên: Liên kết phát triển du lịch Ðiện Biên - Hà Nội

Thủ đô Hà Nội và tỉnh Ðiện Biên - hai địa phương có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Ðiện Biên - Hà Nội tăng cường hợp tác dần hình thành một chuỗi liên kết du lịch bền vững, mở ra nhiều cơ hội mới.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động