Tác động của tiêu dùng yếu từ góc nhìn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiêu dùng yếu đang là một vấn đề rất quan ngại đối với sức khỏe của nền kinh tế. Mặc dù tăng trưởng tiêu dùng danh nghĩa vẫn ở mức 8-9%, nhưng mức tăng trưởng thấp này đang tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích từ góc nhìn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, để thấy khi cầu thị trường sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào.

Trong suốt một thập niên qua, tăng trưởng tiêu dùng đã trở thành động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Sự gia tăng của chi tiêu hộ gia đình không chỉ thúc đẩy sản xuất và dịch vụ, mà còn tạo ra một luồng gió mới cho nền kinh tế, tạo nên một môi trường kinh doanh sôi động và đa dạng. Tăng trưởng tiêu dùng còn giúp dòng chảy tín dụng của ngân hàng tập trung hơn vào nhu cầu vay tiêu dùng cá nhân, thay vì tập trung quá nhiều vào tín dụng doanh nghiệp như trước, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Nhu cầu tiêu dùng yếu khiến cho tăng trưởng tín dụng tiêu dùng 2022 lần đầu tiên thấp hơn tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp trong suốt nhiều năm qua. Tiêu dùng cùng với tín dụng tiêu dùng yếu sẽ dẫn đến việc chi tiêu cho các sản phẩm dịch vụ từ doanh nghiệp sụt giảm. Trong đó, các sản phẩm sụt giảm đầu tiên chính là các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu, người dân sẽ bắt đầu từng bước thực hiện chính sách thắt lưng để tối ưu hóa chi tiêu.

Tăng trưởng tiêu dùng sụt giảm mạnh so với giai đoạn trước

Với quy mô hơn 100 triệu dân thì thị trường tiêu dùng trong nước luôn là động lực và là nền tảng quan trọng để duy trì tăng trưởng kinh tế. Sức cầu lớn trong nước giúp cho các doanh nghiệp có một nguồn hậu thuẫn lớn để thực hiện các hoạt động đầu tư mở rộng. Bên cạnh đó, tiêu dùng nội địa còn giúp cho nền kinh tế Việt Nam tránh phụ thuộc từ sự biến động của thị trường bên ngoài. Vì là một thị trường đang phát triển, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tăng vốn đầu tư và xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI để có thể hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, môi trường vĩ mô quốc tế có nhiều biến động như hiện nay ảnh hưởng lớn đến các động lực này. Trong đó, dư địa về tăng trưởng xuất khẩu bị hạn chế do chịu những tác động tiêu cực do sức tiêu dùng hồi phục thấp ở các thị trường lớn cũng như các khách hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu cũng đang thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát.

Đứng trước tình hình xuất khẩu vẫn thiếu vắng các đơn hàng, lĩnh vực tiêu dùng trở thành bệ đỡ quan trọng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm. Để sản xuất công nghiệp từng bước hồi phục, nhu cầu trong nước cần được thúc đẩy để tạo thị trường đủ lớn hấp thụ các sản phẩm công nghiệp. Trong cả năm 2023, tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng 10.2% so với cùng kỳ, đến 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3,098.7 ngàn tỷ đồng, tăng 8.6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 11.3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5.7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8.8%). Dù mức tăng trưởng vẫn dương, nhưng vẫn còn khá thấp so với mức trung bình trong quá khứ, để có thể trở thành bệ đỡ tăng trưởng kinh tế (trong các giai đoạn trước dịch, con số cần đạt được trong khoảng 10%-12% để có mức tăng trưởng kinh tế 6-7%). Điều này cho thấy sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân, khi giá cả hàng hóa có xu hướng tăng, thu nhập không tăng, cộng thêm rủi ro thất nghiệp, tạo nên tâm lý tiết kiệm, người dân ưu tiên tiết kiệm hơn chi tiêu.

Tác động của tiêu dùng yếu từ góc nhìn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tăng trưởng tiêu dùng yếu đã gây ra tác động tiêu cực lên các ngành sản xuất và dịch vụ. Năm 2023, làn sóng doanh nghiệp rời khỏi thị trường đã đạt mức kỷ lục, số lượng doanh nghiệp chờ giải thể trong năm lên đến 64,300 doanh nghiệp, nửa đầu năm 2024, con số là 28,700 doanh nghiệp- tăng 2.6% so với cùng kỳ. Xu hướng thắt chặt tiêu dùng khiến nhiều doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động, dẫn đến việc phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô. Đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng, khách sạn phải đối mặt với tình trạng suy giảm doanh thu. Tổng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được phân loại ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống trên 3 sàn năm 2023 có mức doanh thu thấp nhất trong vòng 10 năm qua, chỉ đạt 331.5 tỷ đồng so với con số trung bình 377.5 tỷ đồng giai đoạn 2014 - 2019, trong khi đó, lợi nhuận âm 1.5 tỷ đồng. Như vậy, xu hướng thay đổi tiêu dùng của người dân đã dần thẩm thấu vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành này trong 2 năm qua.

Góc nhìn tiêu dùng từ tập đoàn Golden Gate

Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam, với các thương hiệu quen thuộc như lẩu băng chuyền Kichi Kichi, nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), các chuỗi nhà hàng nướng Gogi House và Sumo BBQ; Cowboy Jack's (pizza cho giới trẻ), chuỗi nhà hàng bia Vuvuzela và Citybeer Station… Cho đến nay, Golden Gate sở hữu hàng chục thương hiệu với quy mô 506 nhà hàng trên cả nước. Đạt hiệu quả kinh doanh tăng trưởng rất nhanh trong suốt 10 năm qua (trừ những năm giai đoạn COVID-19), nhưng 2023 là năm duy nhất mà Golden Gate đối mặt với sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận. Sự sụt giảm này không chỉ phản ánh tình hình kinh doanh của riêng công ty mà còn là một dấu hiệu về sức tiêu dùng của người dân trong bối cảnh kinh tế hiện tại.

Sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của Golden Gate trong năm 2023 là một minh chứng rõ ràng cho tình trạng thu hẹp tiêu dùng của người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Từ mức tăng trưởng ổn định những năm trước, tổng doanh thu thuần của Golden Gate năm 2023 đạt 6,289 tỷ đồng, giảm 9.7% so với năm 2022, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn 75% so với năm 2022. Doanh thu thuần chỉ đạt 91.3% kế hoạch kinh doanh đề ra và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 83.1% . Xu hướng thắt chặt chỉ tiêu khiến nhu cầu ăn uống, tụ tập, suy giảm đáng kể và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Golden Gate. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm từ 659 tỷ đồng xuống 139 tỷ đồng, tương đương mức giảm 78.9%. Mặc dù trong năm công ty đã nỗ lực phát triển thêm 12 thương hiệu và mở rộng mạng lưới nhà hàng với tổng số 506 nhà hàng, biên lợi nhuận ròng của công ty giảm xuống mức thấp chỉ 2.2%, so với mức 6-9% của các năm trước đó (không bao gồm 2020-2021). Trung bình mỗi nhà hàng của Golden Gate năm 2023 tạo ra 12.4 tỷ đồng/ năm, giảm 20% so với con số của năm 2022.

Tác động của tiêu dùng yếu từ góc nhìn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về tác động của việc cầu thị trường giảm sẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, chúng ta cần hiểu được cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp F&B nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ nói chung. Đây là những lĩnh vực có tỷ lệ chi phí cố định cao, như tiền mặt bằng, chi phí khấu hao, phần lớn chi phí nhân viên sẽ là những khoản chi cố định hàng tháng của công ty cho dù quy mô doanh thu của công ty như thế nào. Tỷ lệ chi phí cố định cao sẽ dẫn đến quy mô đơn hàng để đạt điểm hòa vốn cũng sẽ rất cao. Một sự sụt giảm doanh thu từ 10-20% cũng sẽ có thể tác động nghiêm trọng đến biên lợi nhuận vốn rất mỏng của lĩnh vực này, trung bình các doanh nghiệp hiệu quả cũng chỉ khoảng 5-10%.

Nhìn vào kế hoạch lợi nhuận của những doanh nghiệp này cũng sẽ cho chúng ta thêm những thông tin về bức tranh triển vọng của nền kinh tế. Về kế hoạch năm 2024, Golden Gate đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 12.4% lên 7,066 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 16.5% lên 162 tỷ đồng. Dựa theo kế hoạch đề ra, năm 2024, biên lợi nhuận ròng của Golden Gate chỉ là 2.3% - tương đương con số thực hiện trong năm 2023. Như vậy, 2024 có thể cũng sẽ trải qua một giai đoạn thắt chặt tiêu dùng của người dân, chi phí mở rộng tiếp tục tăng nhưng hiệu suất khai thác khách hàng của một nhà hàng sẽ thấp, chi phí quảng cáo và khuyến mãi gia tăng để thu hút thêm khách hàng. Cũng theo định hướng năm 2024, Golden Gate tập trung phát triển và mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc một cách có chọn lọc hơn và kiểm soát chi phí thông qua việc áp dụng công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng để cải thiện biên lợi nhuận.

Mấu chốt để phục hồi kinh tế Việt Nam sau những khó khăn hiện tại nằm ở việc cải thiện bền vững chi tiêu của hộ gia đình và xa hơn nữa là tín dụng cho tiêu dùng. Chỉ khi người tiêu dùng tự tin và có khả năng chi tiêu trở lại, các doanh nghiệp mới có thể phục hồi và phát triển bền vững. Dưới góc độ của doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng Golden Gate, những con số kết quả kinh doanh phản ánh rõ hơn động lực tiêu dùng thời gian vừa qua vẫn còn yếu. Trong đó việc cải thiện tâm lý tiêu dùng của người dân, ổn định giá hàng hóa và thu nhập là quan trọng để mở nút thắt trong xu hướng thắt chặt chi tiêu.

Nguồn: Tác động của tiêu dùng yếu từ góc nhìn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lê Hoài Ân, CFA - Nguyễn Thị Ngọc An, HUB
fili.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Thu lãi lớn từ xuất khẩu vải

Bắc Giang: Thu lãi lớn từ xuất khẩu vải

Xây dựng vùng trồng đạt tiêu chuẩn, góp phần đưa quả vải tiến bước vào các thị trường khó tính, giúp người dân Bắc Giang làm giàu trên chính quê hương.
Giá vàng nhẫn cao chưa từng thấy, vàng miếng SJC phá mốc 88 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn cao chưa từng thấy, vàng miếng SJC phá mốc 88 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng thêm 2 triệu đồng/lượng, chạm mốc 88 triệu đồng/lượng – mức cao nhất trong vòng nhiều tháng qua.
Giá điện tăng có thể gây tăng giá nhiều mặt hàng

Giá điện tăng có thể gây tăng giá nhiều mặt hàng

Giá điện đã được điều chỉnh tăng gần 5% từ 11/10. Việc tăng giá điện ở thời điểm gần cuối năm có thể tác động đến giá cả các mặt hàng khác.
Giá xăng quay đầu giảm sau khi tăng mạnh ở phiên điều hành trước

Giá xăng quay đầu giảm sau khi tăng mạnh ở phiên điều hành trước

Từ 15h ngày 17/10, giá xăng E5 RON 92 giảm 116 đồng/lít còn 19.730 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 99 đồng/lít, còn 20.962 đồng/lít.
Cứ mỗi phút, người Việt mua hơn 5 xe máy mới

Cứ mỗi phút, người Việt mua hơn 5 xe máy mới

Trong quý III, trung bình mỗi ngày có 7.456,5 được tiêu thụ. Tính ra, cứ mỗi phút có khoảng 5,2 xe máy mới bán ra thị trường Việt Nam.
Hàng Trung Quốc giá rẻ bán online: Làn sóng mới đổ về Việt Nam

Hàng Trung Quốc giá rẻ bán online: Làn sóng mới đổ về Việt Nam

Đối mặt với 'cuộc chiến' khốc liệt ở thị trường trong nước, các công ty thương mại điện tử Trung Quốc bắt đầu rục rịch mở rộng thị phần sang thị trường nước ngoài với nhiều dịch vụ hấp dẫn.

Các tin khác

Hết quý II/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Hết quý II/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Theo thông tin của Bộ Tài chính, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) đầu kỳ là 6.079,4 tỷ; số dư Quỹ BOG đầu cuối kỳ (quý II/2024) là gần 6.061 tỷ đồng.
Giá vàng chạm đỉnh 84 triệu/lượng: Đầu cơ chùn tay, đà tăng chững lại

Giá vàng chạm đỉnh 84 triệu/lượng: Đầu cơ chùn tay, đà tăng chững lại

Sau nhiều ngày biến động mạnh, giá vàng thế giới bắt đầu giảm nhẹ. Cùng với đó, giá vàng trong nước đi ngang trong phiên ngày 3/10.
“Online” để kết nối đơn hàng thế giới

“Online” để kết nối đơn hàng thế giới

6 tháng số doanh nghiệp lên sàn của Alibaba tăng mức 10-15%. Điều này cho thấy phương thức truyền thống đang ngày càng khép lại, “mở đường” cho xu hướng online.
Liên kết chuỗi để tăng giá trị xuất khẩu quế

Liên kết chuỗi để tăng giá trị xuất khẩu quế

Xuất khẩu quế của Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi Việt Nam là một trong 5 nước trồng quế trên thế giới.
UOB dự báo gì về giá vàng?

UOB dự báo gì về giá vàng?

Giá vàng thế giới đã biến động chóng mặt trong tuần qua. Trong nước giá vàng nhẫn cũng lập kỷ lục mọi thời đại. Câu hỏi đặt ra là giá vàng sắp tới có còn tăng?
Ồ ạt chốt lời, giá vàng giảm sau chuỗi tăng kỷ lục

Ồ ạt chốt lời, giá vàng giảm sau chuỗi tăng kỷ lục

Theo Kitco - thị trường vàng đêm qua vấp phải một số hoạt động chốt lời. Tuy nhiên giá vàng vẫn đang ở ngưỡng cao và không bị giảm quá sâu.
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục 82,5 triệu/lượng

Giá vàng nhẫn lập kỷ lục 82,5 triệu/lượng

Giá vàng hôm nay 25/9 vàng nhẫn trong nước sáng nay tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, vượt 82 triệu đồng/lượng (bán ra).
Vì sao giá rau xanh vẫn neo cao sau bão?

Vì sao giá rau xanh vẫn neo cao sau bão?

Khi lũ lụt ở các vùng ngoại ô và miền Bắc rút dần, thị trường rau xanh tại Hà Nội vẫn chứng kiến giá cả neo cao, thậm chí đắt hơn cả thịt và cá. Nguyên nhân vì đâu?
Bánh trung thu giảm giá một nửa, mời chào khách sau rằm

Bánh trung thu giảm giá một nửa, mời chào khách sau rằm

Tết Trung thu đã qua nhưng nhiều quầy bánh vẫn được mở trên các tuyến phố tại Hà Nội và đang giảm giá rất sâu để mời chào khách.
Việt Nam có thể sẽ tiêu thụ trên 1 triệu chiếc xe ôtô mỗi năm vào 2030

Việt Nam có thể sẽ tiêu thụ trên 1 triệu chiếc xe ôtô mỗi năm vào 2030

Theo dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến năm 2030 tăng trưởng thị trường xe ôtô bình quân từ 14 - 16%/năm, tổng lượng xe tiêu thụ đạt khoảng 1 - 1,1 triệu chiếc.
Gạo ST25 tăng giá bất thường

Gạo ST25 tăng giá bất thường

Từ đầu tháng 9 đến nay, gạo ST25 bất ngờ tăng giá mạnh, riêng Gạo Ông Cua ST25 tăng đến 3.500 đồng/kg
Thị trường điện máy cạnh tranh khốc liệt, đã đến lúc bão hòa?

Thị trường điện máy cạnh tranh khốc liệt, đã đến lúc bão hòa?

Hiện nay các siêu thị điện máy thay đổi chiến lược kinh doanh, thậm chí còn bán thêm nồi niêu, nước mắm, gia vị để cạnh tranh tranh với các doanh nghiệp khác.
Ngành nước giải khát: Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững

Ngành nước giải khát: Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững

Trong ngành nước giải khát, kinh doanh luôn phải gắn liền với chuỗi lợi ích, giá trị bền vững mang đến cho người lao động, đại lý, đối tác, người tiêu dùng.
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều ẩn số.
Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.
Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm

Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm

Lo ngại ngập lụt dài ngày, những ngày qua nhiều người dân đổ xô tích trữ thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, thịt, cá… Liệu Hà Nội có khan hiếm thực phẩm, sốt giá… là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm lúc này.
Bán lẻ cao cấp Việt Nam phát triển nhanh so với khu vực

Bán lẻ cao cấp Việt Nam phát triển nhanh so với khu vực

Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bán lẻ và du lịch trong 8 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Ngày 6/9 Sáng 6/9, Ngân hàng UOB tổ chức Hội nghị khu vực thường niên năm 2024 với chủ đề ASEAN – Giao điểm hội nhập kinh tế thế giới.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động