Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm

Lo ngại ngập lụt dài ngày, những ngày qua nhiều người dân đổ xô tích trữ thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, thịt, cá… Liệu Hà Nội có khan hiếm thực phẩm, sốt giá… là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm lúc này.

“Ngã ngửa” khi đi chợ ngày ngập lụt

Lo ngại lũ lụt sẽ gây thiếu lương thực, thực phẩm, nhiều người dân đổ xô đến các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh để tích trữ rau, củ quả, thịt, cá. Trước đó 1 tuần, khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, cũng đã xảy ra tình trạng tương tự.

Ghi nhận tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, như: chợ Hà Đông, chợ Phùng Khoang, chợ Thành Công… sáng 13/9 cho thấy, các loại rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống vẫn khá dồi dào về số lượng và chủng loại.

Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm
Khách hàng chọn mua rau xanh tại một siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tuy nhiên, giá nhiều mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm tươi sống… đã tăng vọt. Trong đó, mặt hàng rau xanh ghi nhận mức tăng cao nhất, với mức tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường. Đáng nói, có nhiều thời điểm xảy ra tình trạng khan hàng.

Đơn cử như rau muống tăng từ 10.000 đồng/mớ lên 25.000 đồng/mớ, rau mồng tơi từ 8.000 đồng/mớ lên 15.000 đồng/mớ; rau ngót, rau dền từ 10.000 đồng/mớ tăng lên 20.000 đồng/mớ, bí xanh từ 20.000 đồng/kg tăng lên 40.000 đồng/kg… Ngoài rau xanh, các mặt hàng thịt, cá cũng tăng giá. Cụ thể, giá thịt lợn tăng dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg; trứng tăng khoảng 1.000 đồng/quả; cá tăng từ 10.000 đồng/kg…

Tại các siêu thị, dù giá bán hàng hóa tươi sống ổn định, tuy nhiên theo chia sẻ của nhân viên tại đây, vẫn có thời điểm “cháy hàng”, nhất là vào chiều tối. Tại khu vực thực phẩm thiết yếu mì tôm, gạo, trứng, sữa… có khá đông người dân mua hàng với số lượng lớn.

Tranh thủ vào chợ mua thức ăn sau khi đưa con tới tường, chị Nguyễn Thị Liễu (Láng Hạ, Đống Đa) giật mình khi thanh toán 1 túi rau, gồm rau muống, bí xanh, cà chua và 1 ít hành, mùi hết hơn 200.000 đồng.

Theo chia sẻ của chị Liễu, với số lượng hàng như này, ngày thường chị chỉ phải thanh toán chưa đầy 100.000 đồng. “Việc giá rau xanh, thực phẩm tăng sau mưa, bão đã thành tiền lệ lâu nay rồi. Nhưng tôi không nghĩ đợt này tăng cao đến vậy” - chị Liễu bày tỏ.

Lý giải nguyên nhân khiến giá rau xanh và thực phẩm tăng mạnh, đại diện tiểu thương ở chợ Hà Đông cho biết, do các vườn rau tại các huyện ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh, thành lân cận bị ngập úng, hư hỏng nặng, nên nguồn cung khan hiếm, giá cũng bị đẩy lên cao từng ngày. Đối với các loại rau, củ nhập từ Lâm Đồng hay từ Trung Quốc cũng bị gián đoạn do bão lũ.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, gần 124.600ha lúa bị ngập úng, thiệt hại, tập trung nhiều tại Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên… Ngoài ra, có hơn 22.000ha hoa màu và gần 6.900ha cây ăn quả hư hại. Điều này đã khiến nguồn cung thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ trở nên khan hiếm, đắt đỏ.

Chia sẻ về nguồn cung hàng hóa vào siêu thị, Giám đốc thu mua Khu vực miền Bắc và miền Trung (AEON Việt Nam) Trần Thu Quỳnh cho biết, bão số 3 đã gây ảnh hưởng cục bộ đối với chuỗi cung ứng cho siêu thị, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống. “Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp, hỗ trợ nhà cung cấp để bảo đảm nguồn cung không bị đứt gãy với giá cả ổn định” – bà Trần Thu Quỳnh chia sẻ thêm.

Nhìn nhận thực trạng trên, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú – nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, việc khan hàng trong những ngày vừa qua là có, nhưng chỉ là cục bộ, trong một khoảng thời gian ngắn do người dân mua ồ ạt một lúc.

Còn về cơ bản, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, rau, củ quả trong dân không hề tăng. Sở dĩ xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá thời điểm mưa lũ là do người dân có tâm lý tích trữ sợ mưa lụt kéo dài.

Ngoài ra, ảnh hưởng của bão và ngập lụt cũng khiến nhiều diện tích rau màu, trang trại bị thiệt hại. Tuy nhiên, người dân cũng không nên quá lo lắng mua thực phẩm tích trữ, điều này sẽ gây ra tình trạng khan hàng cục bộ, tạo cơ hội cho gian thương tăng giá bán.

Kết nối cung - cầu, linh hoạt trong lưu thông hàng hóa

Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người dân trong những ngày ngập lụt, ảnh hưởng do bão số 3, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, giải pháp trước mắt hiện nay đó là cần phải làm tốt công tác dự báo và thông tin về nhu cầu, nắm được thông tin nguồn hàng và không ngăn sông cấm chợ.

Trong bối cảnh thiên tai diễn biến phức tạp, để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngay cho người dân, ngoài nguồn rau, củ, thực phẩm trong nước, các cơ quan quản lý có thể xem xét linh động việc tăng lượng hàng thực phẩm nhập khẩu qua biên giới. Vấn đề quan trọng là cần kiểm soát tốt chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm sức khỏe người dân.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Bảo đảm các chuỗi cung ứng rau, củ, thực phẩm tươi sống thuận lợi giao thương, không gây cản trở lưu thông hàng hóa. Bởi thực tế, hiện nay vùng rau màu tại các tỉnh miền Trung, miền Nam, Lâm Đồng… vẫn phát triển bình thường, không chịu ảnh hưởng mưa bão. Vì thế, chỉ cần giải quyết tốt bài toán “cung” gặp “cầu” thì sẽ tránh xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá ở các địa phương miền Bắc những ngày này.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng cần xắn tay vào hỗ trợ DN cung ứng, sản xuất hàng hóa được thuận lợi vay vốn bảo đảm hoạt động thông suốt. Còn các địa phương đang ảnh hưởng mưa lũ, vận động Nhân dân tập trung thu hoạch những diện tích rau màu có nguy cơ ngập lụt để cung cấp ra thị trường.

Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường phải tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát việc các tiểu thương lợi dụng tăng giá bán quá cao các mặt hàng thiết yếu, từ đó có biện pháp xử lý. Ngành nông nghiệp cần bắt tay ngay vào sản xuất khi nước rút, trong đó ưu tiên những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày.

Qua sự việc trên, chuyên gia Vũ Vinh Phú cũng chỉ ra điểm yếu trong việc bảo quản, chế biến sâu, dự trữ các loại rau, củ, thực phẩm ở Việt Nam. “Thực tế, hiện nay chúng ta đang rất thiếu những kho lạnh dự trữ thực phẩm. Đa phần các DN chỉ mua đứt, bán đoạn, nên khi có thiên tai xảy ra, mới lúng túng trong nguồn cung thực phẩm” - chuyên gia Vũ Vinh Phú đánh giá.

Vì thế, giải pháp căn cơ lâu dài, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, các ngành nông nghiệp, công thương cần bắt tay nhau để xây dựng những kho hàng dự trữ, đẩy mạnh công nghệ chế biến sâu, sản xuất thực phẩm đồ hộp…

Thông tin về tình hình cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm, rau, củ, quả, thực phẩm trên địa bàn Thủ đô trong đợt mưa bão số 3, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết, ngành Công thương

Hà Nội đã yêu cầu các siêu thị, DN, nhà phân phối… tăng lượng dự trữ các mặt hàng thiết yếu, nên hiện nguồn hàng hóa trên thị trường vẫn bảo đảm.

Về phía Bộ Công Thương đã ban hành Công điện hỏa tốc tổ chức triển khai Tổ công tác tiền phương về cung ứng, điều tiết hàng hóa thiết yếu tại các địa phương chịu ảnh hưởng sau bão số 3 để trực tiếp nắm bắt tình hình thị trường, nhu cầu hàng hóa thiết yếu.

Đồng thời thực hiện điều tiết giữa các tỉnh, TP đang chịu ảnh hưởng của mưa, lũ với các tỉnh, TP khác khi có đề nghị của địa phương, nhằm bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương chịu tác động của mưa, lũ.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Bùi Nguyễn Anh Tuấn khuyến cáo, người dân cần bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng chức năng trong việc khắc phục thiệt hại và mua nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên cho các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.

Trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ bảo đảm đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Người dân không nên hoang mang, lo lắng đổ xô đi tích trữ hàng hóa quá mức cần thiết, qua đó bảo đảm ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh

Nguồn:Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm

Phương Nga
kinhtedothi.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 kéo dài đến hết năm 2025

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 kéo dài đến hết năm 2025

Chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 được thực hiện trong tháng 9 và tháng 10 năm 2024, có thể kéo dài hết năm 2025.
Phát triển bền vững khu công nghiệp hướng đến Net Zero

Phát triển bền vững khu công nghiệp hướng đến Net Zero

Với khu vực sản xuất tập trung với mật độ lao động lớn, hướng đến Net Zero không thể bỏ qua việc thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp.
Vốn hỗ trợ vượt bão

Vốn hỗ trợ vượt bão

Việc hỗ trợ nguồn vốn tiếp sức cho doanh nghiệp, người dân khôi phục hoạt động kinh doanh và đời sống là cấp thiết.
Vui - Buồn hậu Báo cáo tài chính soát xét bán niên

Vui - Buồn hậu Báo cáo tài chính soát xét bán niên

Hậu BCTC soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh những doanh nghiệp tăng lãi, vẫn ghi nhận nhiều doanh nghiệp “bốc hơi” lợi nhuận, thậm chí chuyển từ lãi sang lỗ.
Thị trường điện máy cạnh tranh khốc liệt, đã đến lúc bão hòa?

Thị trường điện máy cạnh tranh khốc liệt, đã đến lúc bão hòa?

Hiện nay các siêu thị điện máy thay đổi chiến lược kinh doanh, thậm chí còn bán thêm nồi niêu, nước mắm, gia vị để cạnh tranh tranh với các doanh nghiệp khác.
Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động và là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Các tin khác

HAG xin sửa đổi các điều kiện của lô trái phiếu hơn 4 ngàn tỷ đồng

HAG xin sửa đổi các điều kiện của lô trái phiếu hơn 4 ngàn tỷ đồng

Ngày 16/09, HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) thông qua việc sửa đổi các điều kiện trái phiếu 2016 và thông qua việc xin ý kiến người sở hữu trái phiếu 2016.
Nam Định: Thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

Nam Định: Thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

Tại các địa phương Nam Định, phong trào năng suất chất lượng đã được triển khai ở bề rộng.
Ngành nước giải khát: Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững

Ngành nước giải khát: Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững

Trong ngành nước giải khát, kinh doanh luôn phải gắn liền với chuỗi lợi ích, giá trị bền vững mang đến cho người lao động, đại lý, đối tác, người tiêu dùng.
Cần gia hạn cơ cấu nợ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế

Cần gia hạn cơ cấu nợ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế

Trước khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, theo chuyên gia, cần tiếp tục gia hạn cơ cấu nợ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro

Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro

Tuần này, Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ đưa vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2 ra xét xử. Ngoài sai phạm của doanh nghiệp phát hành, vụ án cũng thêm một hồi chuông cảnh báo về sự phát triển bất đối xứng đang diễn ra trên thị trường trái phiếu.
Tình thế nghịch lý của kinh tế Việt Nam và những cam kết tạo động lực mới cho tương lai

Tình thế nghịch lý của kinh tế Việt Nam và những cam kết tạo động lực mới cho tương lai

Trong thời gian gần đây, bên cạnh những nỗ lực “chỉnh sửa, tháo gỡ, thay đổi” những trói buộc và cản trở của hệ thống cơ chế, chính sách, Đảng và Nhà nước còn tích cực nhận diện và định hình chân dung mới của nền kinh tế theo nguyên tắc “hướng tới tương lai”.
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều ẩn số.
"Chiến thắng" của SEC trong quản lý tài sản điện tử như chứng khoán

"Chiến thắng" của SEC trong quản lý tài sản điện tử như chứng khoán

eToro - nền tảng giao dịch đa tài sản ngừng cung cấp các loại tiền điện tử, chịu phạt 1,5 triệu USD, theo thông cáo của SEC.
Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro sau quyết định của FED

Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro sau quyết định của FED

FED chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới, nhưng mức cắt giảm lãi suất còn bỏ ngỏ. Điều này có thể tác động mạnh đến giá vàng tuần tới.
Siêu bão, mưa lũ có thể khiến GDP cả năm 2024 giảm 0,15%

Siêu bão, mưa lũ có thể khiến GDP cả năm 2024 giảm 0,15%

Do ảnh hưởng của siêu bão, mưa lũ, GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% so với kịch bản đã đưa ra, ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%.
Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Mức giảm lãi suất từ 0,5 - 2% được áp dụng cho hàng chục nghìn khách hàng bị thiệt hại vì bão.
Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm?

Nhiều yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng mạnh, giá vàng thế giới có thể lên mốc 2,800 USD/oz vào cuối năm 2024.
Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi FED giảm lãi suất

Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi FED giảm lãi suất

Sự đảo ngược chính sách lãi suất của FED không chỉ tác động trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà cả kinh tế toàn cầu, nhất là các thị trường đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Đâu là nguồn tạo ra hàng triệu việc làm mới?

Đâu là nguồn tạo ra hàng triệu việc làm mới?

Vượt qua công nghệ và các xu hướng lớn khác, có khoảng 30 triệu việc làm mới dự kiến được tạo ra từ cam kết lớn của nhiều doanh nghiệp.
Hà Nội miễn giảm thuế cho người bị ảnh hưởng của bão Yagi

Hà Nội miễn giảm thuế cho người bị ảnh hưởng của bão Yagi

Cục Thuế Hà Nội vừa có thông báo gửi các doanh nghiệp, người nộp thuế về các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế cho nhiều trường hợp bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.
Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.
Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại

Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại

Trái phiếu ngân hàng đang trở thành kênh đầu tư cạnh tranh nhờ mức lãi suất hấp dẫn, cao hơn gửi tiết kiệm. Nhiều ngân hàng chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư lãi suất với lãi suất từ 5,5%/năm đến gần 8%/năm.
“Bệ phóng” tín dụng tiêu dùng

“Bệ phóng” tín dụng tiêu dùng

Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, tín dụng tiêu dùng đang có cơ sở khởi sắc trở lại, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng GDP.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động