Rau má đại kỵ với những nhóm người nào?
Rau má (Centella asiatica) là một loại thảo mộc thuộc họ rau mùi tây, thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic (Ấn Độ).
Rau má có chứa một số hóa chất có tác dụng làm giảm tình trạng sưng tấy và huyết áp. Ngoài ra, loại thảo mộc này cũng làm tăng sản xuất collagen.
Người ta thường sử dụng rau má để chữa bỏng và tuần hoàn máu kém. Nó cũng được sử dụng để điều trị sẹo, vết rạn da và nhiều tình trạng khác. Tuy nhiên, trang tin y tế WebMD khuyến cáo chưa có bằng chứng khoa học uy tín nào chứng minh những công dụng này.
Ảnh: errorfoto/Getty Images |
Trong một nghiên cứu lâm sàng nhỏ, rau má giúp cải thiện chức năng nhận thức (kỹ năng ghi nhớ và tư duy). Tuy nhiên, theo một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp, rau má dường như không cải thiện chức năng nhận thức. Nhưng nó có thể cải thiện tâm trạng bằng cách tăng sự tỉnh táo và giảm bớt sự lo lắng.
Ngoài ra, ngày nay, rau má còn được sử dụng như một loại thuốc trợ tĩnh mạch. Nói cách khác, nhiều người sử dụng nó trong điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính (CVI). Ở bệnh này, các mạch máu gặp khó khăn trong việc lưu thông máu về tim. Vì vậy, bạn có thể bị sưng tấy do máu dồn lại ở chân.
Nhưng theo một nguyên cứu, phlebotonics (thuốc trợ tĩnh mạch) như rau má làm giảm nhẹ tình trạng sưng tấy so với giả dược, song dường như không chữa lành được vết loét nào.
Đối với tổn thương da do xạ trị (viêm da do phóng xạ), các nghiên cứu khác nhau cũng cho kết quả khác nhau. Trong khi thử nghiệm lâm sàng nhỏ cho biết rau má ở dạng thuốc mỡ có tên là Centiderm mang lại lợi ích cho những người bị vết thương bỏng thì nghiên cứu khác lại khẳng định việc bôi một loại kem có chứa chiết xuất rau má dường như không làm giảm tổn thương da do xạ trị (nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân ung thư vú xạ trị).
Mặc dù thực tế rau má mang lại những lợi ích đáng kể nhưng không có đủ thông tin đáng tin cậy để xác nhận nó có thể trị một số loại bệnh nhất định hay không. Rau má chỉ giúp giảm các triệu chứng và góp phần hỗ trợ quá trình điều trị.
Ảnh: Sakoodter Stocker/Adobe Stock (2) |
Những ai không nên dùng rau má
Chiết xuất rau má có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng trong tối đa 12 tháng. Nó sẽ gây buồn nôn và đau dạ dày nếu sử dụng quá nhiều.
Rau má có thể gây tổn thương gan nên những người mắc bệnh gan nên không nên sử dụng rau má để tránh khiến các vấn đề về gan trở nên tồi tệ hơn.
Rau má cũng có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường được cảnh báo về việc dùng rau má cùng với một số thuốc trị tiểu đường.
Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mong muốn có thai cũng được khuyến cáo không nên dùng rau má.
Đối với những ai chuẩn bị phẫu thuật, nên ngừng sử dụng rau má ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình vì nó có khả năng gây buồn ngủ quá mức nếu kết hợp với các loại thuốc dùng trong và sau phẫu thuật.
Tin liên quan
Giá xăng tăng trong kỳ điều hành đầu năm 2025 02/01/2025 19:23
8 điều cấm kỵ khi tắm vào mùa đông 02/01/2025 19:17
Cùng chuyên mục
Trời lạnh, ăn gì để giữ ấm cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/12/2024 16:10
7 loại thức uống detox hỗ trợ giảm cân trước Tết
Sức khỏe - Làm đẹp 26/12/2024 16:44
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025
Sức khỏe - Làm đẹp 25/12/2024 16:23
Top 5 loại rau củ bổ dưỡng không thể bỏ qua
Sức khỏe - Làm đẹp 24/12/2024 09:59
Các loại hạt và trái cây khô giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể | Sức khỏe Việt
Sức khỏe - Làm đẹp 23/12/2024 09:00
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
Sức khỏe - Làm đẹp 22/12/2024 07:00
Các tin khác
[Infographic] 8 cách đơn giản giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Sức khỏe - Làm đẹp 21/12/2024 10:00
Rượu vang tốt hay không tốt cho tim mạch?
Sức khỏe - Làm đẹp 20/12/2024 14:06
9 lợi ích của việc uống trà gừng tươi mỗi ngày
Sức khỏe - Làm đẹp 19/12/2024 06:00
7 dấu hiệu phổ biến nhất khi thiếu vitamin C, cần bổ sung ngay
Sức khỏe - Làm đẹp 18/12/2024 06:00
Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ của củ cải
Sức khỏe - Làm đẹp 16/12/2024 15:50
5 loại nước ép giảm mỡ máu hiệu quả
Sức khỏe - Làm đẹp 15/12/2024 13:00
Tác động của máy sưởi và điều hòa đối với làn da
Sức khỏe - Làm đẹp 14/12/2024 22:36
8 loại trái cây tốt nhất giúp tăng cường sức khỏe mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 13/12/2024 11:16
Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 12/12/2024 09:09
Ăn cơm gạo trắng có lợi ích và hạn chế gì?
Sức khỏe - Làm đẹp 11/12/2024 11:00
Thời điểm tốt nhất để uống mật ong
Sức khỏe - Làm đẹp 10/12/2024 09:00
4 hệ lụy sức khỏe khi ăn quá nhiều protein
Sức khỏe - Làm đẹp 08/12/2024 15:20
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
Sức khỏe 06/12/2024 15:06
4 thực phẩm kết hợp với mật ong tốt cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 06/12/2024 09:00
8 loại thực phẩm là khắc tinh của gan
Sức khỏe - Làm đẹp 04/12/2024 09:00
Tiệm bánh Mizuki - Nơi chỉ có tình trong bánh
Sức khỏe 02/12/2024 11:11
Lý do nên ăn gừng vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 01/12/2024 10:00
Mùa đông ăn gì để giữ ấm cơ thể hiệu quả?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/11/2024 08:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00