Tác động của máy sưởi và điều hòa đối với làn da
Trong mùa đông, nhu cầu sử dụng máy sưởi, điều hòa nhiệt độ tăng cao để đảm bảo sự thoải mái và giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị này có thể mang lại cả lợi ích lẫn một số tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với sức khỏe làn da.
Máy sưởi tác động tiêu cực đến làn da như thế nào?
Máy sưởi thường được sử dụng trong mùa đông để giữ ấm, nhưng chúng có thể làm khô không khí trong phòng. Tương tự, điều hòa không khí hoạt động bằng cách làm ấm không gian, nhưng nó cũng làm giảm độ ẩm trong không khí.
Một số tác động của những thiết bị này đến sức khỏe làn da như:
- Mất nước và khô da: Máy sưởi, điều hòa làm khô không khí, khiến độ ẩm tự nhiên trên da bị bay hơi nhanh chóng. Điều này dẫn đến làn da khô ráp, bong tróc, có cảm giác căng tức. Da khô dễ bị tổn thương và kích ứng, dẫn đến ngứa, đỏ, làm tăng nguy cơ các bệnh lý da như viêm da cơ địa, vẩy nến hoặc chàm.
Máy sưởi thường được sử dụng trong mùa đông để giữ ấm, nhưng chúng có thể làm khô không khí trong phòng. |
- Lão hóa sớm: Khi da mất nước liên tục, các nếp nhăn nhỏ và tình trạng xỉn màu xuất hiện sớm hơn, khiến da trông thiếu sức sống, kém tươi sáng.
- Mất cân bằng dầu: Da khô khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, tiết nhiều dầu hơn để bù đắp cho sự mất nước, dẫn đến tình trạng mụn hoặc bóng dầu ở một số vùng da.
- Nhạy cảm hơn với môi trường: Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu khi độ ẩm giảm, khiến da dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn hoặc thời tiết lạnh.
Ngoài ra, sử dụng máy sưởi, máy điều hòa không đúng cách có nguy cơ ảnh hưởng hệ hô hấp. Không khí khô gây khô niêm mạc mũi và cổ họng, làm tăng nguy cơ viêm họng hoặc khó thở. Trong thời gian dài không vệ sinh các thiết bị này dẫn đến tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc nấm mốc, gây hại cho sức khỏe.
Giải pháp nào để bảo vệ làn da?
- Duy trì độ ẩm không khí: Nên sử dụng máy phun sương, máy lọc không khí có tạo độ ẩm, hoặc đơn giản hơn là đặt một thau nước trong phòng để bổ sung độ ẩm cần thiết khi đang dùng quạt sưởi.
- Chăm sóc da đúng cách: Sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần như glycerin, hyaluronic acid hoặc ceramide; uống đủ nước để giữ nước cho cơ thể và da; bảo vệ da bằng kem chống nắng, ngay cả khi ở trong nhà (ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử cũng có hại). Đối với trẻ nhỏ, sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho bé.
Sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần như glycerin, hyaluronic acid hoặc ceramide |
- Giảm thời gian tiếp xúc: Không bật máy sưởi hoặc điều hòa quá lâu, duy trì nhiệt độ ở mức vừa phải; nghỉ giải lao, ra ngoài trời khi có thể để da "thở".
- Tẩy tế bào chết và cấp nước: Loại bỏ tế bào chết thường xuyên nhưng không quá mức để không làm tổn thương da. Sử dụng mặt nạ cấp nước hoặc xịt khoáng để bổ sung độ ẩm tức thời.
- Điều chỉnh nhiệt độ sưởi vừa phải: Các quạt sưởi/máy sưởi thường có thể tăng nhiệt độ tối đa đến khoảng 35 độ C, tuy nhiên với khí hậu như ở Việt Nam thì chỉ nên bật đến mức 22-25 độ C là đủ. Không đặt quạt sưởi ở quá gần người dùng. Tốt nhất, bạn nên bố trí quạt sưởi cách chỗ ngồi hoặc giường ngủ khoảng 1,5 - 2m.
- Đảm bảo không gian thông thoáng: Domáy sưởi kiêm cả chức năng quạt giúp không khí luân chuyển, bạn chỉ cần mở hé cửa sổ hoặc cửa ra vào để không khí lưu thông là được.
Việc sử dụng máy sưởi, điều hòa vào mùa đông là nhu cầu thiết yếu. Nếu sử dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe, tạo ra sự thoải mái dễ chịu, nhưng ngược lại, nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến cơ thể quen với môi trường ấm nhân tạo, khó thích nghi được với môi trường bên ngoài.
Ngoài việc làm cho làn da trở nên khô và nhạy cảm, người lạm dụng máy sưởi, máy điều hòa cũng có nguy cơ dễ nhiễm lạnh, cảm cúm hơn.
Việc sử dụng máy sưởi cả căn nhà sẽ khiến không khí trong nhà không lưu thông được với không khí sạch bên ngoài, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra các đồ đạc trong nhà, nhất là đồ điện tử rất dễ bị hỏng do nhiệt độ phòng quá cao. Ngoài việc tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn, thói quen này còn gây hại cho sức khỏe.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tác động của máy sưởi và điều hòa đối với làn da
Sức khỏe - Làm đẹp 14/12/2024 22:36
Các tin khác
8 loại trái cây tốt nhất giúp tăng cường sức khỏe mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 13/12/2024 11:16
Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 12/12/2024 09:09
Ăn cơm gạo trắng có lợi ích và hạn chế gì?
Sức khỏe - Làm đẹp 11/12/2024 11:00
Thời điểm tốt nhất để uống mật ong
Sức khỏe - Làm đẹp 10/12/2024 09:00
4 hệ lụy sức khỏe khi ăn quá nhiều protein
Sức khỏe - Làm đẹp 08/12/2024 15:20
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
Sức khỏe 06/12/2024 15:06
4 thực phẩm kết hợp với mật ong tốt cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 06/12/2024 09:00
7 mẹo làm đẹp với cà chua
Sức khỏe - Làm đẹp 05/12/2024 09:00
8 loại thực phẩm là khắc tinh của gan
Sức khỏe - Làm đẹp 04/12/2024 09:00
Tiệm bánh Mizuki - Nơi chỉ có tình trong bánh
Sức khỏe 02/12/2024 11:11
Lý do nên ăn gừng vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 01/12/2024 10:00
Mùa đông ăn gì để giữ ấm cơ thể hiệu quả?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/11/2024 08:00
7 loại rau củ mùa đông tốt nhất cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 28/11/2024 08:00
Top thực phẩm tự nhiên tốt cho xương khớp
Sức khỏe - Làm đẹp 27/11/2024 09:00
Uống nước lá vối hàng ngày có nhiều công dụng ít người biết
Sức khỏe 25/11/2024 15:01
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe - Làm đẹp 24/11/2024 09:00
Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 23/11/2024 09:00
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
Sức khỏe - Làm đẹp 22/11/2024 15:14
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00