PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa
Thưa ông, thị trường trong nước được đánh giá là điểm sáng của nền kinh tế khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2023 vẫn duy trì tăng trưởng ở mức 9,7%, là động lực đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Dưới góc độ chuyên gia, ông nhận định gì về những điểm sáng của thị trường nội địa từ đầu năm đến nay?
![]() |
PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam |
Tôi nghĩ rằng tăng trưởng 9,7% là con số rất ấn tượng, gây ngạc nhiên vì tình hình kinh tế, đặc biệt là khu vực nội địa thời gian vừa rồi gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP thấp, đầu tư không mạnh, tổng cầu đang suy yếu…
Con số này cũng cho thấy cấu trúc thị trường nội địa và tiêu dùng đang thay đổi, có những bộ phận trước đây chưa nổi lên như thương mại điện tử thì giờ đã chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu dùng. Trước đây người dân thường mua bán hàng ngoài chợ, siêu thị, còn sau đại dịch, kênh thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng. Về cơ bản, nó sẽ không thể hiện sức mua sôi sục như mua bán trực tiếp, song nếu như yếu tố này đóng góp mạnh mẽ có nghĩa là ta phải quan tâm đến thị trường tiêu dùng ở một góc độ khác để thấy rằng thị trường tiêu dùng vẫn đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế vĩ mô.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc không tận dụng được thị trường nội địa chính là điểm yếu chí tử của nền kinh tế. Còn ở Việt Nam, thị trường nội địa chủ yếu là dành cho doanh nghiệp Việt Nam. Cho nên ta cần chú ý đến điều này để kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, để điểm sáng ấy thực sự đóng góp để duy trì bền vững kinh tế vĩ mô.
Kể từ ngày 01/07/2023 đến hết năm 2023, Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành với việc giảm thuế mới với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng giảm từ 10% xuống còn 8%, đây được coi là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thị trường nội địa. Song, dường như chính sách này chưa mang lại hiệu quả mong muốn khi liên tục tháng 7, 8 và 9, tổng mức bán lẻ hàng hóa có sự suy giảm so với các tháng trước đó. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Lựa chọn dùng công cụ thuế để thúc đẩy thị trường là giải pháp rất chính xác. Thuế, phí bao giờ cũng là công cụ mạnh nhất và nhanh nhất để thúc đẩy thị trường. Với thị trường nội địa, thuế giá trị gia tăng giảm từ 10% xuống 8% là giải pháp tích cực để hỗ trợ thị trường theo đúng nguyên tắc là khi nền kinh tế khó khăn thì ngân sách bớt thu đi để hỗ trợ.
Nhưng vì sao tác động của chính sách chậm? Vì chính sách bao giờ cũng có độ trễ và khi ta đưa ra 1 chính sách để đi vào vận hành thì cần thời gian xây dựng và triển khai hàng loại các văn bản khác đi kèm, nhiều tiêu chuẩn tiêu chí đi theo, độ trễ còn chậm hơn.
Bên cạnh đó, phải khẳng định là doanh nghiệp đang suy kiệt về năng lực. Doanh nghiệp yếu đi nhiều mặt khiến thu nhập người lao động và việc làm giảm đi, khiến sức mua không được như kỳ vọng.
Theo tôi giảm 2% thuế giá trị gia tăng là chưa đủ, nhất là trong bối cảnh khó khăn như thế này. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh khâu thực thi chính sách.
![]() |
Kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy thị trường nội địa phát triển |
Ngoài ra, giải pháp hỗ trợ tiêu dùng là phải kích thích tiêu dùng. Phải thay đổi tư duy ở chỗ không phải coi hỗ trợ là giúp cho người tiêu dùng được mua hàng hoá với giá rẻ hơn mà là giúp thị trường sống động lại, để doanh nghiệp Việt Nam có thể phục hồi được. Kích thích tiêu dùng là hỗ trợ cho nền kinh tế. Thay đổi tư duy như vậy mới giúp thị trường sôi động hơn, các giải pháp mới mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô.
Thời gian qua, chính sách đã làm đúng hướng rồi nhưng các giải pháp tương tự cũng phải mạnh hơn nữa. Phải khẳng định rằng loạt sự kiện đối ngoại vừa qua như Tổng Bí thư tiếp Thủ tướng Mỹ, Thủ tướng có chuyến công tác tại Trung Quốc, Brazil… và hàng loạt quốc gia đã tạo nên xu hướng đầu tư mạnh vào Việt Nam. Nếu chính sách được triển khai kịp thời và khu vực trong nước hấp thụ được chính sách thì nền kinh tế sẽ có sự bứt phá thời gian tới.
Trong bối cảnh xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn và chưa thể quay trở lại thời kỳ hoàng kim như những năm vừa qua, để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh và nền kinh tế đảm bảo mục tiêu tăng trưởng thì phục hồi thị trường trong nước là yếu tố vô cùng quan trọng trong những tháng cuối năm. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Thị trường 100 triệu dân của ta không nhỏ, thuộc loại tăng trưởng cao trên thế giới. Điều này khiến quy mô thị trường nội địa rất đáng kể và đây là thị trường chiến lược cho đất nước. Phải kích cầu để củng cố thị trường nội địa vì đây là khu vực thị trường trọng yếu cho tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, khu vực đầu tư nước ngoài đang chiếm 75% xuất khẩu, tức là khu vực nội địa chỉ chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu. Sống còn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam là thị trường nội địa. Củng cố thị trường nội địa có nghĩa là không chỉ là lo thị trường mà lo cho lực lượng sản xuất, còn nếu chỉ tháo gỡ ngắn hạn thì không ổn. Phải đặt vấn đề chiến lược như vậy.
Khó khăn hiện nay là lãi suất không thể hạ mãi được. Do đó, phải hướng vào giải pháp tài khoá để hỗ trợ, thúc đẩy thị trường phát triển. Bên cạnh đó, tháo gỡ khó khăn về thủ tục quy trình. Ví dụ đầu tư công không phải là đi thông mấy con đường mà phải “bơm máu” cho nền kinh tế, giúp người lao động có việc làm. Đây là nguồn máu cho thị trường và cứu doanh nghiệp Việt Nam.
Các chương trình kích cầu tiêu dùng là rất cần thiết, và phải dùng các giải pháp mạnh. Chính sách phải tạo ra 1 cú sốc, đột phá, một cú huých mạnh cho chương trình kích cầu tiêu dùng cuối năm. Doanh nghiệp phải phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kích cầu tiêu dùng cuối năm, giúp thị trường sống động lên, tạo nên khí thế mới, niềm tin mới và giúp doanh nghiệp Việt Nam vực dậy.
Đặc biệt đừng quên quyết tâm của Chính phủ là thúc đẩy đầu tư công. Đầu tư công sẽ là yếu tố quyết định duy trì mạch sống của thị trường. Chính phủ 2 năm nay cố gắng giải ngân đầu tư đến 95%, giúp bơm được “lượng máu” lớn ra thị trường. Phải quyết tâm tạo ra đà cho nền kinh tế chuyển động tốt. Tôi mong các bộ ngành, doanh nghiệp phối hợp với nhau tạo ra sức mạnh cộng hưởng. Làm được điều đó, nền kinh tế Việt Nam không có lý do gì không vực dậy được.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa
Tin liên quan
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề 03/12/2023 17:09
Cùng chuyên mục

TS. Cấn Văn Lực: Nới room là động thái tích cực, tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt 11 - 12%
Góc nhìn chuyên gia 03/12/2023 08:32

TS. Võ Trí Thành: Nếu vấn đề sở hữu chéo chậm được giải quyết, có thể gây ra những chấn động và khủng hoảng trong nền kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 02/12/2023 11:08

“Động thái "bật đèn xanh" tín dụng có tác động đến nguồn cung và sức cầu thị trường“
Góc nhìn chuyên gia 02/12/2023 11:03

Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2023 15:59

“Kích hoạt” các động lực tăng trưởng năm 2024
Góc nhìn chuyên gia 28/11/2023 14:32

Biện pháp cần thiết để kích cầu tiêu dùng
Góc nhìn chuyên gia 28/11/2023 08:45
Các tin khác

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Ngân hàng chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp nhưng không thể hạ chuẩn điều kiện cho vay
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2023 07:30

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều tới kiểm soát lạm phát năm nay
Tiêu điểm 26/11/2023 07:12

Kênh đầu tư năm 2024: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Kinh tế 24/11/2023 16:37

Dự báo giá cà phê và cao su sẽ có nhiều biến động
Kinh tế 24/11/2023 16:33

Tăng trưởng bền vững phải tập trung vào khu công nghiệp
Kinh tế 22/11/2023 16:57

Cách tính thuế hỗn hợp chưa phù hợp với Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 20/11/2023 14:21

TS. Vũ Tiến Lộc: "Mỗi năm Việt Nam cần 20 - 30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng kinh tế"
Góc nhìn chuyên gia 19/11/2023 12:45

TS. Võ Trí Thành: Tỷ giá cản đường giảm của lãi suất
Tài chính 19/11/2023 07:27

Chuyên gia, CEO Nguyễn Ngọc Bích: Ngành du lịch cần một "nhạc trưởng" và xóa hiện trạng mạnh ai nấy làm
Góc nhìn chuyên gia 16/11/2023 14:42

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu còn nhiều dư địa tăng do thiếu nguồn cung
Tiêu điểm 15/11/2023 09:00

Mất niềm tin vào bảo hiểm: Sửa loạt quy định, tăng minh bạch, tránh ép mua
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2023 08:54

"Việc điều chỉnh giá điện đã hướng tới bảo vệ người có thu nhập thấp"
Kinh tế - Tài chính 13/11/2023 10:54

Chiếc "chìa khoá vàng" hấp dẫn Intel, Samsung, Foxconn đầu tư vào Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 12/11/2023 10:16

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: "Mục tiêu 6 - 6,5% cho năm 2024 có rất nhiều bất trắc"
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2023 11:16

Việt Nam cần làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ mà không thao túng tiền tệ?
Tiêu điểm 10/11/2023 10:56

Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Hiểu đúng nguyên lý để sửa Luật Đất đai
Bất động sản 08/11/2023 08:08

Giải pháp thích ứng với quy định chống phá rừng của EU
Kinh tế 07/11/2023 08:46

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm?
Chứng khoán 07/11/2023 08:28

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00