Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón "quà" lớn
‘Quà’ cho các ngân hàng nhận chuyển giao
Tháng 1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố việc chuyển giao GPBank cho VPBank và DongABank cho HDBank. Sự kiện này nối tiếp việc chuyển giao tương tự đã được công bố vào tháng 11/2024 của CBBank cho Vietcombank và Oceanbank cho MBBank.
Việc chuyển giao được thực hiện theo chương trình tái cơ cấu của NHNN nhằm bảo vệ các chủ nợ và phục hồi hoạt động của ngân hàng trở lại bình thường. Trước khi chuyển giao, bốn ngân hàng được NHNN kiểm soát đặc biệt sau nhiều năm tích lũy đáng kể nợ xấu và lỗ lũy kế.
Theo phân tích mới nhất của VIS Rating, các ngân hàng lớn sẽ nhận được một số lợi ích và miễn trừ từ NHNN, bao gồm tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng, hạ yêu cầu dự trữ bắt buộc, hỗ trợ thanh khoản,… theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024.
![]() |
Một số lợi ích mà các ngân hàng Vietcombank, HDBank, MB và VPBank được nhận. |
Cụ thể, 4 ngân hàng tham gia nhận chuyển giao bắt buộc gồm Vietcombank, HDBank, MB và VPBank sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng cùng ngành. Nhờ đó, các ngân hàng này có thể có tăng trưởng tài sản và lợi nhuận cao hơn.
Bên cạnh đó, các ngân hàng kể trên cũng được vay tái cấp vốn từ NHNN với lãi suất thấp. Về bản chất, việc này đồng nghĩa với NHNN đang cung cấp thanh khoản cho ngân hàng để ngân hàng có thể tiếp tục cho vay ra nền kinh tế. Đồng thời, khoản vay tái cấp vốn này không bị NHNN yêu cầu hoàn trả ngay nên không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thanh khoản trong ngắn hạn của các ngân hàng.
Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (bao gồm nợ xấu) vẫn do ngân hàng tự chịu trách nhiệm, và các khoản vay này vẫn được tính vào tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Nói cách khác, NHNN tạo điều kiện để các ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế, nhưng không miễn trừ trách nhiệm kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản vay từ nguồn vốn này.
Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cũng quy định thêm các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc còn được giảm 50% dự trữ bắt buộc. Theo các chuyên gia của VIS Rating, việc giảm dự trữ bắt buộc có thể giúp lợi nhuận của 4 ngân hàng kể trên tăng trưởng cao hơn khi các ngân hàng này có thêm nguồn lực để cho vay và đầu tư.
Các ngân hàng nhận chuyển giao còn không phải hợp nhất báo cáo tài chính với ngân hàng được chuyển giao, loại bỏ các khoản cho vay ngân hàng được chuyển giao khi tính toán các tỷ lệ an toàn.
Chuyên gia của VIS Rating nhận định, tác động trực tiếp từ các ngân hàng mới được chuyển giao tới Vietcombank, HDBank, MB và VPBank là không đáng kể, do quy mô các ngân hàng được chuyển giao còn tương đối nhỏ so với các ngân hàng lớn, và các ngân hàng lớn có đủ nguồn lực để hấp thụ và quản lý hoạt động của ngân hàng được chuyển giao. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có sự chênh lệch giữa các ngân hàng, trong đó HDBank chịu tác động nhiều nhất, còn Vietcombank chịu tác động ít nhất.
![]() |
Phân tích tác động lên các ngân hàng sau khi nhận chuyển giao |
Cụ thể, HDBank là ngân hàng có mức ảnh hưởng cao nhất, với tổng tài sản ngân hàng được chuyển giao chiếm khoảng hơn 8% tổng tài sản của HDBank, đồng thời lỗ lũy kế của ngân hàng được chuyển giao cũng có tỷ lệ cao nhất so với vốn chủ sở hữu.
Trong khi đó, MB và VPBank có mức ảnh hưởng trung bình, với tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng được chuyển giao vào khoảng 4 - 5% tổng tài sản của 2 ngân hàng này. Lỗ lũy kế của ngân hàng được chuyển giao cũng có tỷ lệ đáng kể nhưng không cao như HDBank.
Còn lại, Vietcombank có mức ảnh hưởng thấp nhất, khi tổng tài sản ngân hàng được chuyển giao chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (dưới 2% tổng tài sản), đồng thời lỗ lũy kế của ngân hàng được chuyển giao so với vốn chủ sở hữu cũng ở mức thấp nhất.
Ngoài ra, các chuyên gia của VIS Rating cũng nhận định, trong bối cảnh kinh tế và nhu cầu tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, rủi ro tài sản có thể tăng tại các ngân hàng nhận chuyển giao do sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cao hơn để mở rộng cho vay tại một số ngành, từ đó làm tăng rủi ro cho vay tập trung và khả năng dễ bị tổn thương hơn trước các rủi ro sự kiện.
Các ngân hàng được chuyển giao sẽ ra sao?
Theo VIS Rating, một số ngân hàng lớn có kế hoạch bơm vốn mới vào các ngân hàng được chuyển giao sau khi lỗ lũy kế giảm hoặc được giải quyết toàn bộ. Bộ đệm vốn mạnh hơn sẽ giúp cải thiện khả năng thanh toán và sự phục hồi của các ngân hàng được chuyển giao trước những cú sốc trong tương lai, nâng cao niềm tin của thị trường vào khả năng hoạt động liên tục của các ngân hàng được tái cơ cấu.
VPBank đã công bố kế hoạch góp vốn lên tới 16 nghìn tỷ đồng vào GPBank. MB đã công bố kế hoạch bơm 5 nghìn tỷ đồng vào Oceanbank (nay là MBV) trong vòng 7 - 8 năm của kế hoạch tái cơ cấu. HDBank cũng dự kiến bơm 9 nghìn tỷ đồng vào DongABank (nay là Vikki Bank) sau khi ngân hàng giảm lỗ lũy kế.
Đến nay, các ngân hàng lớn tham gia chương trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém của NHNN là Vietcombank, HDBank, MB và VPBank đã cung cấp nguồn lực quản lý và kỹ thuật cho các ngân hàng được chuyển giao nhằm hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách và quy trình hoạt động.
Cụ thể, mỗi ngân hàng lớn đều cử nhân sự giàu kinh nghiệm để tiếp quản các vị trí chủ chốt bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành tại các ngân hàng được chuyển giao. Các ngân hàng lớn cũng đổi tên các ngân hàng được chuyển giao tương đồng với ngân hàng mẹ và chuyển đổi mô hình thành các ngân hàng số.
![]() |
3/4 ngân hàng yếu kém đã được đổi tên và chuyển định hướng sang ngân hàng số |
DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV số Vikki (Vikki Bank) sau khi được chuyển giao bắt buộc về với HDBank. Hai ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc khác là OceanBank và CBBank cũng lần lượt đổi tên thành Ngân hàng TNHH Một thành viên Việt Nam Hiện Đại (MBV) và Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) sau khi về “nhà mới”.
Việc các ngân hàng yếu kém chuyển đổi mô hình thành các ngân hàng số được giới chuyên môn đánh giá là bước đi khôn khéo. Thay vì gánh nặng vận hành cồng kềnh và chi phí lớn, công nghệ số giúp những ngân hàng này tinh gọn bộ máy, giảm thiểu rủi ro tài chính và tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn. Đây không chỉ là giải pháp giúp các ngân hàng yếu kém trụ vững, mà còn mở ra cơ hội bứt phá trong kỷ nguyên số, nhất là khi ngân hàng đang là một trong những ngành đi đầu về chuyển đổi số.
Đại diện các ngân hàng nhận chuyển giao cũng bày tỏ sự lạc quan về việc vực dậy các ngân hàng yếu kém. Tại hội nghị nhà đầu tư diễn ra hồi tháng 1/2025, ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc MB, cho biết: “Kể từ thời điểm nhận chuyển giao đến nay, MB đã cử đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm cũng như triển khai nhiều công nghệ để nhanh chóng kiện toàn bộ máy của MBV. Với những thay đổi này cùng với sự tích cực của thị trường, MBV được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi, quay trở lại thành một ngân hàng kinh doanh lành mạnh”.
Nguồn: Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón 'quà' lớn
Tin liên quan
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực 24/03/2025 15:24
Cùng chuyên mục

Lãi vay hạ nhiệt, doanh nghiệp lo gánh nặng phí dịch vụ kèm theo
Tài chính 24/03/2025 17:00

Cẩn trọng kiểm soát dòng chảy vốn tín dụng
Tài chính 24/03/2025 15:00

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?
Tài chính 24/03/2025 14:42

Fed giữ nguyên lãi suất: Áp lực nào tới kinh tế Việt Nam?
Tài chính 24/03/2025 13:00

Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III
Tài chính 24/03/2025 10:00

Đại diện NHNN nói gì về đề xuất cho vay lãi suất 0% lĩnh vực đổi mới sáng tạo?
Tài chính 23/03/2025 08:00
Các tin khác

Việt Nam có đầy đủ năng lực và vị thế để trở thành một trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới
Tài chính 22/03/2025 18:00

Lãnh đạo Eximbank nói gì về Tài chính số?
Tài chính 22/03/2025 16:05

Ngân hàng chật vật tìm giải pháp cắt giảm chi phí vận hành
Tài chính 22/03/2025 14:00

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
Tài chính 21/03/2025 19:00

Ngân hàng nào sẽ được nới room ngoại lên 49% sau quy định mới của Chính phủ?
Tài chính 21/03/2025 14:00

Thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2025 đạt trên 25,4% dự toán
Tài chính 19/03/2025 13:00

Ngân hàng nỗ lực thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế
Tài chính 19/03/2025 10:00

Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025
Kinh tế - Tài chính 18/03/2025 11:22

Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, quyết tâm bảo đảm tỷ lệ giải ngân trên 95%
Tài chính 18/03/2025 10:00

Hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại
Tài chính 17/03/2025 18:00

Thúc đẩy dòng vốn lưu thông mạnh mẽ trong nền kinh tế
Tài chính 17/03/2025 14:38

BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, kiểm soát nợ xấu dưới 1,4%
Tài chính 16/03/2025 20:11

Đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho phát triển khoa học công nghệ
Tài chính 16/03/2025 18:00

Động lực nào cho mục tiêu lợi nhuận ngân hàng?
Tài chính 16/03/2025 08:00

Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử trong 5 ngày
Tài chính 15/03/2025 16:12

Ngân hàng phản hồi ra sao về quy định cấm thu giữ tài sản bằng biện pháp “trái đạo đức”?
Tài chính 15/03/2025 08:00

Ngân hàng Đầu tư châu Âu ưu tiên hỗ trợ các dự án năng lượng xanh của Việt Nam
Tài chính 14/03/2025 12:00

Xử lý thông tin phản ánh về nợ xấu và nghịch lý về thu nhập cá nhân
Tài chính 14/03/2025 08:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58