Ngành xây dựng còn đủ sức gượng dậy để kêu cứu?

Đa dạng hóa danh mục khách hàng, liên kết chặt chẽ với nhau, tăng cường năng lực tài chính và áp dụng các mô hình quản trị mới là cách mà các doanh nghiệp xây dựng cần thực hiện.
Ngành xây dựng còn đủ sức gượng dậy để kêu cứu?
Nguồn: Internet

Còn hơn cả khủng hoảng kép, đó là những gì các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và xây dựng dân dụng nói riêng đã & đang phải đối mặt. Từ ảnh hưởng Covid-19 khiến máy móc, công nhân phải ngưng việc tại các công trường, tới giá vật liệu xây dựng leo thang hậu Covid-19, và giờ là nguồn việc thu hẹp, rủi ro nợ xấu tăng cao khi ngành bất động sản bước vào mùa đông kéo dài. Thực trạng này đã khiến quy mô lợi nhuận của Coteccons (HSX: CTD), Hòa Bình (HSX: HBC), Ricons năm 2019 lần lượt là 711 tỷ đồng, 417 tỷ đồng, 360 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn 21 tỷ đồng, 91 tỷ đồng, lỗ 1.138 tỷ đồng trong năm 2022.

Sau Covid-19, một số doanh nghiệp tại các ngành nghề khác đang dần thấy được triển vọng phục hồi và cơ hội tăng trưởng so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp xây dựng dân dụng vẫn đi trong con đường hầm tối mà chưa thấy tia sáng. Một khó khăn nổi bật có thể kể đến là các yếu tố đan xen có quan hệ cầu nối (Domino).

Trước tiên, môi trường vĩ mô hiện hữu với ngành bất động sản gặp khó sau các sự kiện xung quanh trái phiếu doanh nghiệp, nhu cầu đầu tư, mua nhà khan hiếm trước bối cảnh kinh tế suy thoái. Điều này kéo theo nguồn công việc thu hẹp, hợp đồng ký mới hạn chế trong khi các phần dự án từ các hợp đồng cũ (2019 - 2021) chỉ đủ để cầm chừng. Dẫu vậy, biên lợi nhuận là không cao, nguyên nhân tới từ việc thời gian xây dựng kéo dài, độn các chi phí giá vốn tăng cao. Điểm nhanh biên lợi nhuận gộp (Gross margin) của ba doanh nghiệp đầu ngành là CTD, HBC và Ricons trong quý I/2023 chỉ ở mức lần lượt là 1,8%; -17,0% và 2,5%; đã liên tục suy giảm trong các quý gần đây và thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2016 – 2019.

hinh-2(1).png

Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Chưa dừng lại ở đây, khi đối tác chính của ngành xây dựng là các chủ đầu tư bất sản gặp khó khăn trong các khâu bán hàng, huy động nguồn vốn (vay ngân hàng, trái phiếu) đã ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản công nợ. Dẫn tới các doanh nghiệp xây dựng bắt buộc phải trích lập dự phòng nợ xấu. Điển hình trong năm 2022, HBC và CTD đã phải trích lập lần lượt hơn 1.000 tỷ đồng và gần 400 tỷ đồng dự phòng.

hinh-3.png

Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Một bức tranh khác nằm ở áp lực vay nợ ngày một gia tăng trong môi trường lãi suất cao hơn đáng kể so với trước 2020. Cụ thể như HBC, quy mô nợ vay năm 2019 là 4.900 tỷ đồng, tới năm 2022 vượt 6.000 tỷ đồng, tương ứng với chi phí lãi vay tăng từ 322 tỷ lên 530 tỷ đồng. Chung cảnh ngộ như HBC là rất nhiều doanh nghiệp xây dựng khác như PHC, HTN, SCG… với hệ số đòn bẩy tài chính rất cao, vượt quy mô vốn chủ sở hữu (Net debt/Equity trên 100%). Riêng CTD đang duy trì được nền tảng tài chính khỏe khoắn được coi là khó kiếm, rất hiếm hoi để tìm thấy trong ngành xây dựng.

Trước khi có được sự hỗ trợ từ đâu đó, các doanh nghiệp xây dựng dân dụng cần làm gì để sinh tồn và vượt qua chuỗi ngày khó khăn?

Đứng trước khó khăn đang phải đối mặt, những tên tuổi thâm niên nhất trong ngành xây dựng lại càng thấm nỗi đau phụ thuộc quá nhiều vào ngành bất động sản trong thời gian quá dài. Thực tế, bất động sản dân dụng chỉ là một thị phần trong bức tranh lớn, nguồn công việc là còn rất nhiều, thị trường vẫn có nhu cầu xây dựng từ các công trình tiện ích (trường học, bệnh viện, hạ tầng đầu tư công khác…). Bên cạnh đó còn là nhu cầu xây dựng nhà xưởng, nhà máy từ doanh nghiệp phát triển công nghiệp chế biến chế tạo từ khối FDI tới trong nước (VinFast, Hòa Phát…).

Như vậy giải pháp trước tiên, các doanh nghiệp xây dựng dân dụng cần phải đa dạng hóa danh mục khách hàng. Một trong những minh chứng thành công trong giải pháp này chính là Coteccons. Việc thắng được gói thầu xây dựng giá trị hàng trăm triệu USD với Lego đã giúp CTD đảm bảo được khối lượng công việc cho hơn 2.000 cán bộ nhân viên. Đồng thời thể hiện được sức khỏe tài chính chất lượng với hơn 4.000 tỷ tiền mặt (đóng góp lớn từ nguồn tiền trả trước của Lego). Doanh nghiệp xây dựng cũng phải chủ động đánh giá, lựa chọn khách hàng có khả năng đảm bảo thanh khoản đáp ứng thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi tới hạn. Vinhomes, Ecopark, Sonkim Land… là số ít những nhà phát triển bất động sản có năng lực tài chính tốt trong giai đoạn này.

Tiếp theo, muốn hướng tới tương lai phải thấm đẫm bài học quá khứ, ngành xây dựng đã không có một cơ chế giá hay sức mạnh đàm phán giá với các chủ đầu tư bất động sản. Điều này khiến các doanh nghiệp xây dựng luôn ở vị thế yếu, chịu trận, bị động, chấp nhận số phận biên lợi nhuận mỏng. Do vậy, đây chính là giai đoạn mà các doanh nghiệp xây dựng phải đồng hành cùng nhau nhiều hơn, liên minh, tránh các cuộc chiến về giá, hay gây tổn thương không đáng có cho những anh, em trong ngành. Thời gian tới đây, nhiều dự án đầu tư hạ tầng giá trị lớn của Chính phủ sẽ được mở thầu phù hợp với năng lực các doanh nghiệp xây dựng trong nước. Điều này càng thôi thúc sự đoàn kết, liên minh hợp tác trong nội bộ ngành để tạo nên sức mạnh tổng lực, đây cũng chính là cơ hội lớn cho nhà thầu nội nhận được dự án hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Giải pháp thứ ba, tự tái tạo bằng cách tăng cường năng lực tài chính. Doanh nghiệp xây dựng có thể “bắt tay” với ngân hàng trong nước để thu xếp nguồn vốn và đảm bảo sức khỏe dòng tiền. Điển hình như Viettin Bank, BIDV, MB Bank thỏa thuận hợp tác, thu xếp vốn lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng cho Coteccons để triển khai các dự án hạ tầng như cao tốc, metro, đường bộ… Việc có được sự hỗ trợ tài chính một cách toàn diện giúp doanh nghiệp xây dựng Việt củng cố nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và làm tiền đề để phát triển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.

Cuối cùng là cải tiến cách thức bỏ thầu nhận dự án, và áp dụng các mô hình quản trị dự án kiểu mới tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế. Thêm một minh chứng cho sự khởi sắc hiếm hoi tới lúc này của ngành xây dựng là Coteccons. Tại đây, Coteccons đang tiên phong áp dụng chiến lược quản trị dự án tiên tiến theo mô hình “Fast-track” tiếp cận quốc tế, đẩy mạnh chiến lược bán hàng “Repeat Sale” nhằm khai thác tối đa nguồn công việc từ siêu dự án của chủ đầu tư bất động sản hàng đầu trong và ngoài nước. Nhờ những giải pháp mới trong hoạt động, CTD đã cải thiện đáng kể năng lực quản trị rủi ro, qua đó giảm thiểu phát sinh trích lập dự phòng ở tương lai. Trong sự phục hồi tới bứt phá hậu Covid-19 của nhiều ngành nghề, hay sự đơn lẻ của mỗi doanh nghiệp trong từng ngành nghề, Coteccons đang cho thấy một sự khác biệt trong nửa trên của mô hình “chữ K”. Nhờ có được sự vững mạnh của nội tại, và hài hòa trong chiến lược kinh doanh, nắm bắt tốt các cơ hội trong giai đoạn khó khăn của toàn ngành.

Nguồn: Internet

Hai nét trái ngược của chữ K

Mô hình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 mới nhất thường được báo chí Anh nhắc đến là mô hình chữ K.

Nét sổ thẳng của chữ K được dùng để chỉ tình hình kinh tế suy thoái đột ngột.

Hai nét xiên ngắn của chữ K cho thấy tình trạng phục hồi trái ngược nhau, tùy từng lĩnh vực và doanh nghiệp liên quan.

Mô hình phục hồi chữ K đối chiếu trong ngành xây dựng có thể nhận thấy một dấu hiệu khá rõ ràng rằng Coteccons đang có sự khác biệt so với các nhà thầu còn lại khi họ chủ động quản trị rủi ro, đa dạng hóa tránh phụ thuộc vào chu kỳ ngành và gần đây nhất là hành động mạnh mẽ hành động cởi nút thắt cạnh tranh nhau về giá giữa các công ty trong cùng ngành. Coteccons dường như đang thuộc nét xiên phía trên chữ K sớm thoát khỏi khủng hoảng để lướt tới đỉnh cao phát triển lịch sử.

Mới nhất, ngân hàng nhà nước đã có thêm lần thứ 3 điều chỉnh giảm các lãi suất điều hành phần nào sẽ giúp các khoản chi phí vay nợ nhẹ gánh hơn. Dẫu vậy phía trước toàn ngành vẫn thật nhiều khó khăn, cùng chờ đợi những biến chuyển mới tốt hơn trong phần còn lại của năm 2023.

Mai Chi
https://markettimes.vn/nganh-xay-dung-con-du-suc-guong-day-de-keu-cuu-29047.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiền tìm "nơi trú ẩn" ở bất động sản

Tiền tìm "nơi trú ẩn" ở bất động sản

Theo nhiều chuyên gia, niềm tin của các nhà đầu tư đã quay trở lại thị trường bất động sản, do đây vẫn là một kênh trú ẩn an toàn và làm tăng lợi nhuận hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác.
Điểm tên loạt "ông lớn" bất động sản nợ trái phiếu nghìn tỷ

Điểm tên loạt "ông lớn" bất động sản nợ trái phiếu nghìn tỷ

Có 182 doanh nghiệp bất động sản còn dư nợ trái phiếu, tổng dư nợ gần 351.400 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu đến hạn khoảng 99.500 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều 'ông lớn' bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ.
Đề xuất giảm thuế với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Đề xuất giảm thuế với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng, thế hệ gen Z đang lựa chọn thuê thay vì mua nhà ở nên kiến nghị bổ sung giảm 50% thuế VAT, TNDN cho căn hộ để bán, thuê mua; giảm 70% với căn hộ cho thuê nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội.
Nhà đầu tư đi

Nhà đầu tư đi 'săn' đất nền trở lại, có thửa tăng giá 40%

Trong quý I, nhiều khu vực ghi nhận lượng giao dịch đất nền tăng "đột biến", thị trường ven Hà Nội và gắn liền với khu công nghiệp ghi nhận mức tăng 10-20%.
Đầu tư dài hạn: Xu hướng mới đang chiếm lĩnh bất động sản Phú Quốc?

Đầu tư dài hạn: Xu hướng mới đang chiếm lĩnh bất động sản Phú Quốc?

Bất động sản Phú Quốc đang chứng kiến sự lên ngôi của xu hướng đầu tư giá trị - đầu tư bền vững. Các diễn biến nội tại của thị trường cho thấy đây là sự chuyển hướng thông thái của giới đầu tư sành sỏi.
BĐS vào chu kỳ mới: Khách cũ ôm hàng, nhà đầu tư mới tìm gom

BĐS vào chu kỳ mới: Khách cũ ôm hàng, nhà đầu tư mới tìm gom

Kinh tế 2024 đã xuất hiện nhiều điểm sáng, đây là cơ hội để thị trường BĐS chớp cơ hội hồi phục và phát triển lành mạnh trong chu kỳ mới.

Các tin khác

Duyệt giá khởi điểm đấu giá 213 lô đất ở trung tâm TP Thanh Hóa

Duyệt giá khởi điểm đấu giá 213 lô đất ở trung tâm TP Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1374/QĐ-UBND phê duyệt giá khởi điểm, để đấu giá quyền sử dụng đất khu đất Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa.
Hòa Bình: Cẩn trọng khi xuống tiền tại loạt dự án chưa được huy động vốn

Hòa Bình: Cẩn trọng khi xuống tiền tại loạt dự án chưa được huy động vốn

Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình khuyến cáo người dân không tham gia giao dịch đối với các bất động sản chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bình Định: Dự án Khu du lịch hơn 4.300 tỷ tìm chủ đầu tư

Bình Định: Dự án Khu du lịch hơn 4.300 tỷ tìm chủ đầu tư

Dự án Khu du lịch Tân Thanh có tổng vốn đầu tư hơn 4.346 đồng, được thực hiện tại thôn Tân Thanh, xã Cát Hải (thuộc Khu đô thị, du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội.
Môi giới bất động sản ồ ạt "ra quân"

Môi giới bất động sản ồ ạt "ra quân"

Ba tháng đầu năm 2024, khi thị trường bất động sản có tín hiệu tốt hơn cũng là lúc môi giới và sàn giao dịch bắt đầu quay trở lại. Trong đó, đáng chú ý nhất là “trận ra quân” tại đảo Vũ Yên khi có đến hàng nghìn môi giới đổ về để chuẩn bị cho kế hoạch mở bán dự án.
Giá bất động sản đang "nhảy múa": Sốt đất có quay lại?

Giá bất động sản đang "nhảy múa": Sốt đất có quay lại?

Thời gian gần đây, giá nhà đất tại nhiều phân khúc liên tục tăng mạnh, nhiều người đặt câu hỏi: liệu sốt đất có quay trở lại?
VCCI: Điều kiện đưa nhà ở hình thành trong tương lai vào kinh doanh chưa rõ ràng

VCCI: Điều kiện đưa nhà ở hình thành trong tương lai vào kinh doanh chưa rõ ràng

VCCI góp ý Dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Điểm sáng bất động sản công nghiệp và những triển vọng

Điểm sáng bất động sản công nghiệp và những triển vọng

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thời gian tới khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7

Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo nóng về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, nhằm có cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép luật có hiệu lực sớm từ 1/7 thay vì 1/1/2025.
HoREA: Nhà ở xã hội ế vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

HoREA: Nhà ở xã hội ế vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

HoREA cho rằng một số chủ đầu tư chọn xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí xa trung tâm, không có đủ dịch vụ, tiện ích hay kết nối giao thông thuận tiện. Việc không đáp ứng đúng nhu cầu nhà ở của người dân dẫn đến nhiều dự án bán ế.
Vì sao nhà đầu tư quay trở lại với đất nền?

Vì sao nhà đầu tư quay trở lại với đất nền?

Khi giá chung cư, nhà trong ngõ tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư quay trở lại tìm kiếm đất nền có pháp lý rõ ràng, vị trí đẹp để đầu tư.
Đà Nẵng nói gì về việc Cocobay Đà Nẵng đơn phương chấm dứt hợp đồng với khách?

Đà Nẵng nói gì về việc Cocobay Đà Nẵng đơn phương chấm dứt hợp đồng với khách?

Sở Xây dựng cho biết, hiện Sở chưa nhận được thông báo từ chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng liên quan thông tin công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với khách hàng.
Khách hàng hoang mang "bị đuổi" khỏi dự án vì Cocobay đơn phương chấm dứt hợp đồng

Khách hàng hoang mang "bị đuổi" khỏi dự án vì Cocobay đơn phương chấm dứt hợp đồng

Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng phát đi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng khiến khách hàng hoang mang, lo lắng.
Dự án tháp 50 tầng tại Sầm Sơn sau gần 3 năm triển khai giờ ra sao?

Dự án tháp 50 tầng tại Sầm Sơn sau gần 3 năm triển khai giờ ra sao?

Gần 3 năm từ thời điểm dự kiến khởi công ban đầu, dự án Khu dân cư đô thị và trung tâm thương mại Sầm Sơn với khối tháp 50 tầng nổi vẫn chỉ dừng lại ở việc quây tôn, bên trong khu đất cỏ mọc um tùm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân TP. Sầm Sơn.
Các ông lớn bất động sản đưa giải pháp để giảm giá nhà ở xã hội

Các ông lớn bất động sản đưa giải pháp để giảm giá nhà ở xã hội

Vingroup và nhiều doanh nghiệp đã đưa ra ý kiến: cắt giảm tối đa thủ tục, điều chỉnh xuất vốn đầu tư, giảm lãi suất cho vay... để giảm giá nhà ở xã hội thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ họp với các địa phương về phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ họp với các địa phương về phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng nêu rõ, nhà ở là một trong 3 trụ cột của an sinh xã hội, "an cư mới lạc nghiệp", công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025

Điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 227 điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg.
Bắc Giang gọi đầu tư khu đô thị mới sân golf hơn 6.000 tỷ

Bắc Giang gọi đầu tư khu đô thị mới sân golf hơn 6.000 tỷ

Đây là dự án khu đô thị mới sân golf núi Nham Biền có diện tích sử dụng đất khoảng 134ha được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6/2023.
Doanh nghiệp, nhà băng cùng kích cầu mua nhà ở

Doanh nghiệp, nhà băng cùng kích cầu mua nhà ở

Dự báo, chính sách bán hàng của các chủ đầu tư dự án, cùng chương trình cho vay tín dụng mua nhà của các ngân hàng sẽ sôi động và ưu đãi hơn so với năm 2023.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động