Tình cảnh doanh nghiệp xây dựng: “Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”

Ít có khi nào trong 20 năm qua, ngành xây dựng lại đối diện với tình cảnh khốn cùng như vậy: Khô khát đơn hàng, khan tiền hoạt động, nợ xấu chồng chất, nợ vay tăng vọt, lay lắt tồn tại, loay hoay tìm một lối đi…
Tình cảnh doanh nghiệp xây dựng: “Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”
https://vninfor.vn/

Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí

Gắn bó chặt chẽ với thị trường bất động sản, không ngạc nhiên khi ngành xây dựng ở trong tình cảnh khó khăn như hiện nay. Nhưng khác biệt với thị trường bất động sản, ấm lạnh khác nhau ở từng phân khúc, hay sẽ có một phân khúc sôi động kể cả trong tình cảnh thị trường chung ngặt nghèo, ngành xây dựng gần như lâm vào khó khăn toàn diện, và cho thấy rõ chiều hướng đi xuống trong quãng 4 năm trở lại đây.

Ngược trở lại với những năm 2015 - 2018, ngành xây dựng khi ấy thăng hoa cùng với thị trường bất động sản. Đó là giai đoạn mà những Coteccons, Hòa Bình đạt đến đỉnh cao trong “thập kỷ vàng”, khi doanh thu có tốc độ tăng trưởng bằng lần qua mỗi 5 năm, cùng mức lợi nhuận khổng lồ. Đó cũng là những năm mà các doanh nghiệp xây dựng nhỏ bật lên thành ngôi sao trẻ, điển hình như Ricons.

Nhưng tới năm 2019, gió đã đổi chiều. Đó là năm mà Coteccons lần đầu tiên chịu sự suy giảm về doanh thu và “đánh rơi” tới một nửa lợi nhuận so với năm liền kề trước đó. Đó cũng là năm Hòa Bình chững lại, không còn tạo ra bất kỳ đột phá nào về doanh thu nữa, trong khi lợi nhuận cũng sụt giảm hàng chục phần trăm.

Có thể nói từ năm 2019 trở đi, ngành xây dựng đã hình thành con dốc, cứ thế trượt xuống một cách không thể cưỡng lại. Suốt các năm 2020, 2021 rồi 2022, các doanh nghiệp xây dựng lớn nhất - từng một thời làm hân hoan cổ đông với kế hoạch tăng trưởng như mơ - lại phải đối diện và vật lộn với bài toán sinh tồn. “Coteccons Group” tan rã cùng với sự ra đi của ông Nguyễn Bá Dương, để lại một “đống đổ nát” mà người kế nhiệm Bolat Duisenov phải đau đầu giải quyết. Hòa Bình sau khi “mướt mồ hôi” để vượt qua năm 2020, được xem là khó khăn nhất trong lịch sử doanh nghiệp, lại rơi vào khủng hoảng vì “cuộc chiến cung đình”, để kết lại là cú ngã đau đớn vào năm 2022. Các “đại gia” xây dựng khác như Phục Hưng Holdings, Hưng Thịnh Incons, Fecon, SCG… cũng chẳng lấy làm dễ dàng.

Nói không quá rằng, các doanh nghiệp xây dựng 4 năm qua đã gặp hết tai này đến nạn khác, từ sự đi xuống của thị trường bất động sản, dịch bệnh hoành hành tới các cuộc khủng hoảng trên thị trường liên quan như: vật liệu, trái phiếu.... Tất cả đã bào mòn sức lực của doanh nghiệp xây dựng, đẩy họ vào tình cảnh hiểm nghèo.

ngành xây dựng thua lỗ

Nhận diện các khó khăn: Từ thị trường…

Với các nhà thầu, đơn hàng xây dựng là quan trọng nhất. Thế nhưng từ năm 2019 trở đi, số lượng đơn hàng đã dần ít lại mà nguyên nhân chính là quá trình rà soát pháp lý đã làm hạn chế sự ra đời của các dự án bất động sản đô thị. Mặc dù được bù đắp phần nào bởi các đơn hàng xây dựng bất động sản nghỉ dưỡng, song các nhà thầu vẫn không thể cứu vãn cục diện, bởi giai đoạn 2020 - 2021, thị trường này cũng bị “nhấn chìm” bởi 4 làn sóng dịch bệnh.

Bước sang năm 2022, khi thị trường bất động sản bắt đầu lấy lại được phần nào sinh khí thì cuộc khủng hoảng nổ ra trên thị trường trái phiếu đã đặt dấu chấm hết cho tất cả. Tổng kết năm 2022, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho hay, toàn quốc có tới hàng nghìn dự án với tổng giá trị đầu tư lên tới 30 tỷ USD đang bị “đứng hình” vì ách tắc pháp lý trong suốt 2 năm qua. Riêng trong năm 2022, số lượng dự án được phê duyệt vô cùng ít ỏi, đặc biệt là gần như không có dự án nhà ở thương mại nào. Tới quý I/2023, tình hình vẫn không có gì cải thiện, khi hầu hết dự án vẫn trong quá trình hoàn thiện pháp lý.

Với một thị trường khan hiếm đơn hàng nghiêm trọng như vậy, dễ hiểu vì sao doanh thu của các “đại gia” xây dựng lại lâm vào trạng thái “rơi tự do”: Coteccons doanh thu năm 2021 chỉ hơn 9.000 tỷ đồng, đến 2022 lên được hơn 14.500 tỷ đồng nhưng chỉ bằng phân nửa năm đỉnh cao 2018 (hơn 28.500 tỷ đồng); Hòa Bình doanh thu trong giai đoạn 2020 - 2021 chỉ hơn 11.000 tỷ đồng, năm 2022 lên được hơn 14.100 tỷ đồng, vẫn kém rất xa đỉnh cao của năm 2019 (hơn 18.600 tỷ đồng)…

tập đoàn xây dựng hòa bình thua lỗ

Không chỉ chịu cảnh sụt giảm doanh thu, tình trạng khan hiếm đơn hàng còn khiến cho cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu trở nên gay gắt, thậm chí tới mức khốc liệt.

Với một thị trường có độ mở cao như xây dựng, nơi các rào cản gia nhập khá thấp nên số lượng doanh nghiệp là vô cùng đông đảo. Để sinh tồn, các nhà thầu đã lao vào giành giật dự án, tìm mọi cách để trúng thầu mà phổ biến nhất là chiêu thức cạnh tranh bằng giá. Tình trạng làm với lợi nhuận siêu mỏng, làm hòa vốn, thậm chí làm dưới giá vốn trở nên hết sức phổ biến, ngay cả với các “gã khổng lồ”.

Có thể nhìn thấy điều này ở một cái tên rất tiểu biểu là Ricons, tính tới năm 2022, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này giảm xuống chỉ còn 1,8% - thấp nhất trong số các “đại gia” xây dựng công bố thông tin.

Có thể nói, các nhà thầu đang lao vào một “cuộc đua xuống đáy điên rồ”. Và bồi thêm cho cuộc đua đó là cơn “bão giá” trong các năm 2021, 2022, diễn ra rộng khắp từ các loại nguyên vật liệu như sắt thép, cát, đá, xi măng… cho đến nhiên liệu như xăng dầu. Cơn “bão giá” đã cuốn phăng những nỗ lực tích lũy của các nhà thầu, nặng hơn là khiến nhà thầu chịu lỗ tại nhiều dự án.

Trong một lần trao đổi với PV, Tổng giám đốc một tập đoàn xây dựng cỡ lớn đã cười chua chát rằng, toàn bộ lợi nhuận có được từ việc thi công dự án trong năm 2022, khoảng 2 triệu USD đã bị đà tăng của giá xăng dầu “ăn sạch”. Nếu không nhờ tới việc bán dự án đầu tư thì có lẽ năm vừa qua, tập đoàn này đã lỗ không hề nhẹ.

Biên lợi nhuận gộp của một số doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2018 - 2022. Biểu đồ: Hải Thu. https://vninfor.vn/

…đến tài chính

Những khó khăn về thị trường đã rất ghê gớm, song điều còn làm các doanh nghiệp xây dựng “kinh khiếp” hơn nữa là chủ đầu tư nợ đọng. Những năm gần đây, tình trạng nợ đọng gia tăng do thị trường bất động sản suy thoái khiến sức mua giảm sút, tín dụng bất động sản lại bị kiểm soát nên các chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chậm thanh toán cho nhà thầu. Năm 2022, tình trạng nợ đọng càng trở nên nghiêm trọng hơn khi cuộc khủng hoảng xảy ra trên thị trường trái phiếu, làm cho cơn khát tiền của các chủ đầu tư lên tới cực điểm.

Ghi nhận tới cuối năm 2022, các khoản phải thu của các “đại gia” xây dựng đều tăng mạnh mẽ. Cụ thể, các khoản phải thu của Hòa Bình đã tăng thêm 5% so với đầu năm, đạt 12.212 tỷ đồng, chiếm tới 72% tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn của Coteccons cũng tăng 31%, đạt 11.231 tỷ đồng, đưa tổng giá trị các khoản phải thu lên 11.611 tỷ đồng, chiếm 61% tổng tài sản. Với SCG, các khoản phải thu thậm chí chiếm tới 92% tổng tài sản, chưa kể hàng tồn kho chiếm thêm 3,5% (đạt 267 tỷ đồng, tăng 46%), một tỷ lệ cực kỳ báo động.

Việc các khoản phải thu dâng cao đã gây nên một loạt hệ lụy tai hại với các “đại gia” xây dựng. Đầu tiên là về tiền hoạt động. Các “đại gia”, vốn là các tổng thầu, rơi vào cảnh bị kẹp giữa hai làn đạn: Một mặt không thể đòi được tiền từ các chủ đầu tư để hoàn vốn đã ứng, mặt khác lại không thể không thanh toán cho các nhà thầu phụ và nhà cung cấp, bởi sợ dự án đình chỉ thi công, vi phạm cam kết tiến độ hợp đồng. Hệ quả là vốn lưu động của các “đại gia” như cái bình thủng đáy, ào ạt chảy ra ngoài.

Biểu hiện rất rõ là dòng tiền kinh doanh (xét năm 2022) của các doanh nghiệp xây dựng đều âm rất nặng: Hòa Bình âm 884 tỷ đồng, Coteccons âm 1.626 tỷ đồng, SCG âm 1.688 tỷ đồng, Hưng Thịnh Incons âm 1.011 tỷ đồng, Fecon âm 209 tỷ đồng…

Để có tiền bù đắp cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng buộc phải tăng cường vay mượn. Bởi vậy, cuối năm 2022, nợ vay của Hòa Bình đã vượt mốc 6.100 tỷ đồng, tăng 20%, đẩy tổng nợ phải trả tăng thêm 14% lên 14.283 tỷ đồng, cao chưa từng có, gấp tới 5,4 lần vốn chủ sở hữu. Với Coteccons, nợ phải trả cuối năm 2022 cũng tăng 58%, lên 10.751 tỷ đồng, trong đó riêng nợ vay tăng gấp 256 lần, đạt 1.077 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

SCG còn báo động hơn cả 2 doanh nghiệp trên khi có tới 85% tài sản được hình thành từ nợ phải trả, riêng nợ vay tài trợ 48%; hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lên tới 5,57 lần, tăng mạnh so với mức 3,36 lần hồi đầu năm. Các “đại gia” xây dựng khác cũng có mức nợ phải trả lớn như: Hưng Thịnh Incons nợ phải trả gấp 5,7 lần vốn chủ, Phục Hưng Holdings gấp 3,07 lần, Ricons gấp 2,4 lần… - đều tăng so với năm trước.

Hệ lụy tất yếu của tình trạng nợ gia tăng này là các đại gia xây dựng phải gánh chịu một khoản chi phí tài chính khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận có được.

Một hệ lụy khác của tình trạng nợ đọng là doanh nghiệp phải trích lập dự phòng rất lớn. Chẳng hạn cuối năm 2022, Hòa Bình đã dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tới 774 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với đầu năm, Coteccons dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tới 1.049 tỷ đồng, tăng 58%, lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Khoản dự phòng được ghi nhận vào chi phí quản lý, và do đó, khiến 2 doanh nghiệp tốp đầu này chịu các khoản lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh rất lớn (Hòa Bình: 1.077 tỷ đồng, Coteccons: 53 tỷ đồng)

Điều bi hài hơn nữa là trong năm vừa qua, tình cảnh khó khăn đã đẩy các bên trên thị trường xây dựng lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Chủ đầu tư không có tiền thanh toán, đã đem các bất động sản dở dang pháp lý gán nợ cho nhà thầu chính. Tới lượt mình, nhà thầu chính lại đem các bất động sản dở dang đó gán nợ lại cho nhà thầu phụ. Thậm chí, nhà thầu chính còn mang cả máy móc, vật tư trong kho ra để gán nợ. Tình cảnh vay chồng nợ chéo này đã đẩy thị trường xây dựng như quay về trạng thái nguyên thủy của nền kinh tế, khi các đơn vị dùng hàng đổi hàng.

ngành xây dựng 2023

Để lâu hậu quả càng sâu

Trải qua giai đoạn với vô số khó khăn như vậy, không ngạc nhiên khi kết thúc năm 2022, các doanh nghiệp xây dựng tốp đầu đều vỡ kế hoạch kinh doanh ban đầu. Chẳng hạn như: Hòa Bình chỉ đạt 80% doanh thu và chịu khoản lỗ khủng khiếp nhất lịch sử 1.140 tỷ đồng; SCG chỉ lãi 24 tỷ đồng, hoàn thành 12% kế hoạch năm; Hưng Thịnh Incons lãi 88 tỷ đồng, hoàn thành 33% kế hoạch năm; Phục Hưng Holdings lãi 19 tỷ đồng, hoàn thành 31% kế hoạch năm; Fecon lãi 51 tỷ đồng, hoàn thành 18% kế hoạch năm… Coteccons là trường hợp may mắn hoàn thành kế hoạch năm, nhưng bản chất lãi lại đến từ việc hoàn nhập dự phòng chứ không phải từ hoạt động kinh doanh.

Với tình hình thị trường tiếp tục ảm đạm, với thực trạng càng làm càng lỗ, với bức tranh tài chính ngày càng tối màu và vẫn chưa thấy lối ra sáng sủa, có thể nói không ngoa rằng các doanh nghiệp xây dựng đang trong giai đoạn cận kề sinh tử. Điều đó đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp phải tự vật lộn để sinh tồn, cân nhắc chọn một lối đi mà cơ quan quản lý cũng cần tính tới việc “giải cứu” thị trường xây dựng. Bởi như ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam từng cảm thán, nếu khó khăn tiếp tục kéo dài trong 5 năm, có lẽ Việt Nam sẽ không còn doanh nghiệp xây dựng.

Hải Thu
https://reatimes.vn/doanh-nghiep-xay-dung-gap-vo-van-kho-khan-20201224000018932.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bất động sản hấp dẫn vòng vốn ngoại

Bất động sản hấp dẫn vòng vốn ngoại

Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.
Đất ngoại thành Hà Nội tiếp tục “lên sàn” đấu giá

Đất ngoại thành Hà Nội tiếp tục “lên sàn” đấu giá

Sau thời gian tạm lắng, hoạt động đấu giá đất ngoại thành Hà Nội tiếp tục được chú ý khi huyện Đan Phượng chuẩn bị đấu giá một số lô đất.
Sớm có phương án định giá đất cho các địa phương áp dụng

Sớm có phương án định giá đất cho các địa phương áp dụng

Việc cấp thiết hiện nay là các địa phương cần phải rà soát, điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế giá đất tại địa phương.
Hà Nội ra tiêu chí xác định giá đất, áp dụng luôn từ hôm nay 16/9

Hà Nội ra tiêu chí xác định giá đất, áp dụng luôn từ hôm nay 16/9

Từ hôm nay (16/9), quy định về các tiêu chí xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ chính thức có hiệu lực.
Tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, chung cư cũ

Tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, chung cư cũ

HoREA vừa kiến nghị bổ sung đối tượng ưu đãi thuế TNDN là doanh nghiệp cải tạo nhà chung cư và doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê.
“Điểm sáng” minh bạch bất động sản toàn cầu

“Điểm sáng” minh bạch bất động sản toàn cầu

Tính minh bạch được cải thiện trên toàn cầu vào năm 2024, trong đó Châu Á nổi lên như một điểm sáng.

Các tin khác

Liên tục hối thúc đánh thuế BĐS thứ 2, chặn đà tăng của giá nhà ở

Liên tục hối thúc đánh thuế BĐS thứ 2, chặn đà tăng của giá nhà ở

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vấn đề này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng.
Bảng giá đất mới tính sao cho phù hợp?

Bảng giá đất mới tính sao cho phù hợp?

Bộ TN&MT vừa tổ chức cuộc họp trao đổi hướng xử lý liên quan đến những vướng mắc của UBND TP HCM khi áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội

Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội

Khi lãi suất tiết kiệm không hấp dẫn, một lượng tiền lớn trong dân đi tìm nơi trú ẩn mới. Ngay cả khi thị trường đang tiềm ẩn bong bóng, nhiều nhà đầu tư vẫn nhất quyết phải mua được một mảnh đất để tích sản.
Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?

Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng vừa thông báo mở bán 97 căn nhà ở xã hội thuộc dự án Chung cư nhà ở xã hội - Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (Phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu) của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.
Băn khoăn công viên bãi giữa sông Hồng

Băn khoăn công viên bãi giữa sông Hồng

Sau cơn bão Yagi, ý tưởng xây dựng công viên bãi giữa sông Hồng cần phải xem xét thêm nhằm tránh những rủi ro đã thấy.
Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh

Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM đại diện Sở Xây dựng cho hay đã tham mưu UBND thành phố về việc đầu tư xây dựng 6 công viên quy mô lớn dể tăng mảng xanh cho thành phố.
Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Sau khi được các đơn vị kiểm toán soát xét, kết quả kinh doanh bán niên của nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển từ lãi sang lỗ, từ lỗ nhẹ thành lỗ nặng. Điều này cho thấy, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp địa ốc vẫn chưa thực sự khả quan.
Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản

Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản

Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.
Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - Bài 1: Giấc mơ an cư và "cuộc chiến" mua nhà - trả nợ

Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - Bài 1: Giấc mơ an cư và "cuộc chiến" mua nhà - trả nợ

Với nhiều người lao động có mức thu nhập bình dân tại phố thị Hà thành, dẫu mạnh mẽ đến đâu, cũng không tránh khỏi phút giây yếu lòng, khi mà giấc mơ về một mái ấm an cư hằng mong đợi dường như mỗi ngày một xa vời hơn.
TP HCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai đã có hướng giải quyết

TP HCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai đã có hướng giải quyết

Đây là thông tin được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đưa ra tại cuộc họp xử lý vướng mắc của TP HCM trong việc áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
Dòng tiền chuyển hướng sau "sốt" giá chung cư Hà Nội

Dòng tiền chuyển hướng sau "sốt" giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian tăng “nóng”, dần lan sang phân khúc đất nền, nhà thổ cư. Dự báo, sau sóng chung cư Hà Nội, thị trường bất động sản các tỉnh lân cận sẽ được kích hoạt.
3 dự án bất động sản “tai tiếng” nhất miền Trung được gia hạn tiến độ

3 dự án bất động sản “tai tiếng” nhất miền Trung được gia hạn tiến độ

Tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện 3 dự án “tai tiếng” gồm Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư tại Thị xã Điện Bàn.
Bất động sản TP HCM đã qua "vùng đáy"?

Bất động sản TP HCM đã qua "vùng đáy"?

Theo Cục Thống kê TP HCM, kinh doanh bất động sản tại thành phố đã tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay, đạt 6,1% trong 8 tháng so với cùng kỳ 2023.
Chặn “đầu cơ” đất đấu giá: Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Chặn “đầu cơ” đất đấu giá: Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Để ngăn chặn tình trạng đấu giá đất mất kiểm soát và những hệ luỵ mang lại, chuyên gia cho rằng, cần những biện pháp quyết liệt và đồng bộ từ phía chính quyền…
Đại đô thị phía Tây Hà Nội đón nguồn cung căn hộ mới trong tháng 9

Đại đô thị phía Tây Hà Nội đón nguồn cung căn hộ mới trong tháng 9

Quy hoạch hạ tầng tiện ích đã hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do khiến các dự án chung cư mới tại thị trường Tây Hà Nội đều nhanh chóng “hết hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra đặc biệt với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía Tây.
Tái diễn tình trạng bỏ cọc đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Cần tăng chế tài xử phạt

Tái diễn tình trạng bỏ cọc đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Cần tăng chế tài xử phạt

Dù đã hết thời hạn nhưng hiện mới có 13/68 lô trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) nộp tiền.
Tp.HCM công bố kế hoạch đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Thủ Thiêm

Tp.HCM công bố kế hoạch đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Thủ Thiêm

UBND Tp.HCM vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.
Kìm đà tăng giá nhà bằng thuế bất động sản

Kìm đà tăng giá nhà bằng thuế bất động sản

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, đã đến lúc cần cải cách thuế bất động sản để giải bài toán giá nhà đất tăng quá cao.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động