Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp sớm khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt
vninfor.vn
Chiều 9.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), gồm 13 chương, 195 điều.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, mục tiêu xây dựng luật này là có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản, cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Bên cạnh đó, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.
"Việc xây dựng dự án luật này nhằm sửa đổi, bổ sung các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của NHNN, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo", bà Hồng nhấn mạnh.
Tại điều 191, dự thảo luật bổ sung quy định mới về thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra, giám sát. Theo đó, NHNN được quyền "điều tra vi phạm pháp luật về ngân hàng" và "Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật".
Thẩm tra sơ bộ, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đề nghị tiếp tục rà soát quy định cụ thể hơn và thể hiện rõ mục đích của dự án luật trong việc tăng cường chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng gắn với trách nhiệm cụ thể.
Theo ông Thanh, cần làm rõ căn cứ bổ sung thẩm quyền của NHNN về "điều tra vi phạm pháp luật về ngân hàng".
Can thiệp sớm khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt
Đáng chú ý, dự thảo luật bổ sung, sửa đổi quy định khi một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến mất khả năng chi trả sẽ xếp vào diện được NHNN "can thiệp sớm". Ngân hàng nào có lỗ lũy kế lớn hơn 20% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cũng sẽ vào nhóm này.
"Cho vay đặc biệt" với lãi suất 0% 1 năm là một trong những biện pháp áp dụng với nhóm này. Dự thảo cũng bổ sung thẩm quyền NHNN trong việc hạn chế quyền quyết định hoạt động kinh doanh của người quản lý, người điều hành hoặc đình chỉ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật.
Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát các trường hợp quy định của việc can thiệp sớm để phản ánh đúng bản chất. Theo ông Thanh, can thiệp sớm theo quy định của dự thảo luật thực chất là xử lý tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ đổ vỡ chứ không phải từ những dấu hiệu cảnh báo khó khăn.
"Các biện pháp can thiệp sớm chưa thấy rõ vai trò, trách nhiệm của cổ đông, thành viên góp vốn để khắc phục vấn đề trong khi sử dụng gián tiếp nhiều nguồn lực của Nhà nước", ông Thanh nói và đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu rà soát, chỉnh sửa đồng bộ giữa các biện pháp.
Riêng trường hợp ngân hàng bị rút tiền hàng loạt, Ủy ban Kinh tế thấy các biện pháp nêu tại dự thảo luật chỉ bao gồm các biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài chủ yếu từ NHNN mà chưa có những biện pháp tự thân của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát của NHNN đối với việc triển khai các phương án với tổ chức tín dụng được can thiệp sớm.
Thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, thị trường tiền tệ xuất hiện rủi ro tác động tiêu cực đến an toàn hệ thống. Đặc biệt, đầu tháng 10.2022, sự kiện Tập đoàn An Đông và một số lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tố điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các đối tượng này đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu cùng với các tin đồn trên mạng đã khiến người dân xếp hàng để rút tiền khỏi Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng như yêu cầu ngân hàng này mua lại trái phiếu do Tập đoàn An Đông phát hành. Sự việc xảy ra khiến SCB rơi vào tình trạng khó khăn.
Ngày 8.10.2022, NHNN đã đặt SCB vào kiểm soát đặc biệt. Khi sự cố SCB và cuộc khủng hoảng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp diễn ra, thanh khoản của hệ thống ngân hàng một số thời điểm có dấu hiệu căng thẳng cục bộ, đặc biệt là tại các ngân hàng nhỏ.
Ủy ban Kinh tế nêu một số ý kiến cho rằng, sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề rất đáng lo và đề nghị Chính phủ, NHNN đánh giá việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo.
Tin liên quan
Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước 31/08/2024 07:37
Vì sao Ngân hàng Nhà nước giảm 2 loại lãi suất quan trọng? 06/08/2024 10:00
Từ 4/2024, Ngân hàng Nhà nước đã bán ròng 1 lượng ngoại tệ lớn 20/07/2024 12:00
Cùng chuyên mục
Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi
Tài chính 15/09/2024 12:00
Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm?
Kinh tế 15/09/2024 11:00
Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi FED giảm lãi suất
Tài chính 15/09/2024 10:00
Đâu là nguồn tạo ra hàng triệu việc làm mới?
Kinh tế 15/09/2024 09:00
Hà Nội miễn giảm thuế cho người bị ảnh hưởng của bão Yagi
Kinh tế 15/09/2024 06:00
Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới
Kinh tế - Tài chính 14/09/2024 18:36
Các tin khác
Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại
Kinh tế - Tài chính 14/09/2024 14:02
“Bệ phóng” tín dụng tiêu dùng
Tài chính 14/09/2024 10:00
Dò "sức gió" của thị trường chứng khoán sau bão Yagi
Kinh tế - Tài chính 14/09/2024 09:00
Giải quyết bài toán lớn trong chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAl
Tài chính 14/09/2024 07:00
Đóng cửa nhiều phòng giao dịch, SCB giảm hạn mức chuyển tiền nhanh còn tối đa 10 triệu đồng/lần/ngày
Tài chính 13/09/2024 18:00
Đầu tư chứng khoán qua mùa nắng mưa thất thường
Chứng khoán 13/09/2024 14:32
Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm
Kinh tế - Tài chính 13/09/2024 14:00
Bán lẻ cao cấp Việt Nam phát triển nhanh so với khu vực
Thị trường 13/09/2024 10:00
Điều kiện “kép” đẩy tiền ra thị trường
Tài chính 13/09/2024 08:57
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ 3 yếu tố này?
Kinh tế - Tài chính 13/09/2024 06:00
“Cú hích” đầu tư, thương mại Việt Nam - Lào
Kinh tế 12/09/2024 17:00
Tín dụng xanh trong phát triển kinh tế xanh
Kinh tế 12/09/2024 14:00
Hàng chục nghìn tỷ nợ xấu khó thu hồi
Kinh tế - Tài chính 12/09/2024 11:00
Cấm các doanh nghiệp hàng hải lợi dụng bão lũ tăng giá dịch vụ
Kinh tế - Tài chính 12/09/2024 09:05
Lạm Phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed
Kinh tế 12/09/2024 09:00
Giải pháp khắc phục âm vốn chủ của VST
Kinh tế 12/09/2024 07:00
Loạt cổ phiếu bảo hiểm lao dốc sau bão Yagi
Kinh tế - Tài chính 12/09/2024 05:15
Chính sách nào mở ra cơ hội cho thị trường chứng khoán cuối năm?
Chứng khoán 11/09/2024 17:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00