Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tốt hơn qua từng tháng, từng quý, năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.

Cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến diễn ra sáng nay (8/1).

Báo cáo về đánh giá tình hình, kết quả phát triển KTXH năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH năm 2025 khẳng định, thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thực chất, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực. Tập trung theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước, kịp thời có đối sách xử lý ngay những vấn đề mới phát sinh.

Nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tình hình KTXH nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tốt hơn qua từng tháng, từng quý, năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.

Nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng về tăng trưởng, quy mô nền kinh tế, GDP bình quân đầu người, lạm phát, năng suất lao động, doanh nghiệp, thu hút FDI, văn hóa, an sinh xã hội, lao động việc làm, đời sống người dân… đạt kết quả nổi bật, cao hơn số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Khẳng định sự phục hồi rõ nét, là điểm sáng về tăng trưởng và thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới

Cụ thể, nền kinh tế đã khẳng định sự phục hồi rõ nét, là điểm sáng về tăng trưởng và thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới; tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) được kiểm soát, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý sau cao hơn quý trước; so với cùng kỳ năm 2023; GDP năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.

Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế khác đánh giá cao.

Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Ảnh: VGP

Khu vực nông, lâm, thủy sản duy trì đà tăng khá, khu vực công nghiệp phục hồi tích cực trở lại, tốc độ tăng giá trị tăng thêm năm 2024 ước đạt 8,32% so với năm trước, chỉ thấp hơn năm 2019 trong giai đoạn 2019-2024, đóng góp 2,70 điểm % vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế . Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.

Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2024 tăng 7,38% cao hơn tốc độ tăng 6,91% của năm 2023.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9,0% so với năm trước, đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Khách quốc tế năm 2024 đạt gần 17,6 triệu lượt người, tăng 39,5% so với năm trước.

Nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, xăng dầu… luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, gian lận xuất xứ, nhất là hàng hóa kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử tiếp tục được củng cố.

Lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh thế giới biến động mạnh, nhiều khó khăn. Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71%, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung, là rất tích cực trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 01/7/2024 và điều chỉnh giá một số dịch vụ.

Công tác điều hành giá, điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng; đã chủ động xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát, không để tăng giá đột ngột, cùng thời điểm, giảm thiểu tác động đến lạm phát bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Công tác quản lý thị trường, giá cả, hàng hóa tiếp tục được tăng cường, kết hợp với các giải pháp truyền thông, thông tin tuyên truyền phù hợp, hiệu quả, ổn định tâm lý, kỳ vọng lạm phát của người dân, nhất là trước, trong và sau thời điểm thực hiện chính sách tiền lương, tăng lương hưu, chế độ chính sách.

Thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, đảm bảo thanh khoản, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, chính xác, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm hài hòa giữa điều hành lãi suất và tỉ giá. Chính sách tài khóa được thực hiện mở rộng và hợp lý, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mặt bằng lãi suất điều hành được giữ ổn định; đồng thời các tổ chức tín dụng được chỉ đạo tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; công khai mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Lãi suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại tiếp tục có xu hướng giảm so với cuối năm 2023.

Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiếp tục được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm để tăng cường khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Xuất nhập khẩu là điểm sáng của năm 2024. Tính chung cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7% .

Tính chung cả năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD (năm 2023 xuất siêu 28,4 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,52 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 50,29 tỷ USD.

Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục đạt kết quả tích cực, kết hợp khai thác các thị trường truyền thống với mở rộng các thị trường mới (châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á).

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã hỗ trợ gần 2.000 lượt doanh nghiệp tham gia và hưởng lợi trực tiếp với giá trị hợp đồng ký kết trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm quốc tế đạt gần 10 triệu USD, doanh số bán hàng tại các hội chợ, triển lãm cấp vùng đạt hơn 80 tỷ đồng; giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cũng như tìm hiểu, tiếp cận, kết nối với các thị trường, đối tác mới, tận dụng được các lợi thế từ các FTA, tăng cường kết nối thị trường quốc tế và tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Nước ta đã xác lập được vị thế quan trọng trên bản đồ chuỗi công nghiệp bán dẫn thế giới, thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ lớn, đặc biệt là việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ và Tập đoàn NVIDIA. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 01 bậc so với năm 2023.

Cân đối thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) được bảo đảm

Thu, chi, cân đối thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) được bảo đảm. Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đã được Trung ương, Quốc hội cho phép.

Tổng thu NSNN năm 2024 ước đạt 2.037,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% (tăng 336,5 nghìn tỷ đồng) so với dự toán, tăng 164,2 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10, 11/2024), tăng 16,2% so với thực hiện năm 2023.

Các nhiệm vụ chi ngân sách trong năm 2024 được thực hiện theo dự toán, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.

Thu hút FDI đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần năm 2024 khoảng 38,23 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2023.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2023, đạt mức cao nhất từ năm 2020 đến nay, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đúng cam kết tại thị trường Việt Nam, đồng thời phản ánh năng lực hấp thu và giải ngân vốn đầu tư của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tình hình phát triển doanh nghiệp chuyển biến tích cực hơn

Tình hình phát triển doanh nghiệp chuyển biến tích cực hơn, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2024 vẫn đạt mức cao với 233.419 doanh nghiệp, gấp 1,2 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 76.179 doanh nghiệp, vượt mức 70.000 doanh nghiệp tái gia nhập thị trường trong một năm.

Số vốn đăng ký bổ sung của doanh nghiệp đang hoạt động vào nền kinh tế trong năm 2024 đạt 2.025.854 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2023. Khoảng 77,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh trong quý IV/2024 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2024, cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào sự phục hồi tích cực của nền kinh tế.

Các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mạng lưới tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp được chủ động nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 được triển khai hiệu quả, đạt được một số kết quả nổi bật; đã đào tạo trực tiếp cho gần 14.200 doanh nghiệp và hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho khoảng 390 doanh nghiệp nhằm xây dựng và triển khai lộ trình chuyển đổi số, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cải tiến vào quy trình quản trị, sản xuất của doanh nghiệp.

Triển khai quyết liệt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật

Công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật được quan tâm, tập trung triển khai quyết liệt, với tinh thần cải cách, quyết tâm mạnh mẽ, lan truyền từ Trung ương đến các địa phương và đổi mới trong cách làm, cách triển khai, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.

Cụ thể, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, ổn định, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt công tác hoàn thiện thể chế theo tinh thần cải cách, đổi mới về tư duy xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", Trung ương, Chính phủ, Quốc hội giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành kịp thời rà soát hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua 31 luật, 42 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật, chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, cho phép các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 để thúc đẩy nền kinh tế; ban hành và chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, đặc biệt là các luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025; lần đầu tiên chủ trì, phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tuyến đến 63 địa phương trên cả nước, nhằm đổi mới cách làm của Chính phủ trong việc đưa các luật, nghị quyết mới ban hành vào cuộc sống một cách thực chất và hiệu quả.

Bên cạnh đó, phát triển kết cấu hạ tầng được thúc đẩy mạnh mẽ, có bước đột phá rõ nét, nhất là hạ tầng giao thông, điện lực. Nhiều công trình giao thông quan trọng, dự án quan trọng quốc gia có ý nghĩa liên kết vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa được đưa vào khai thác.

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế , phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao, các mô hình kinh doanh mới… tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân. Năm 2024, Thể thao Việt Nam tham gia nhiều giải thi đấu quốc tế và giành được 1.365 huy chương quốc tế (trong đó 542 huy chương vàng, 406 huy chương bạc, 417 huy chương đồng).

Công tác bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Tính chung năm 2024, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân 16.545,62 tấn gạo cho 187.864 lượt hộ với 1.089.708 nhân khẩu tại 30 tỉnh. Các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5.000 tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

Làm tốt công tác chăm sóc, điều dưỡng người có công và các phong trào đền ơn đáp nghĩa…; tổ chức các hoạt động tri ân người có công dịp Tết Nguyên đán và Ngày thương binh liệt sĩ đảm bảo trang trọng, thiết thực, ý nghĩa… Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", huy động nguồn lực xã hội, cộng đồng chăm lo đời sống người có công với cách mạng được đẩy mạnh.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, thực hiện nghiêm quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hoá và kinh tế đô thị.

Hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương từng bước được chấn chỉnh đi đôi với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực thực thi, cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm.

Hướng dẫn, đôn đốc hoàn thành Đề án vị trí việc làm; đến thời điểm hiện tại, 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành phê duyệt Đề án vị trí việc làm.

Thành lập Tổ soạn thảo xây dựng "Đề án xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (thuộc khối Chính phủ quản lý)"; xây dựng báo cáo tình hình thực hiện biên chế viên chức giáo dục giao năm học 2023-2024, đề xuất, kiến nghị biên chế giáo viên năm học 2024-2025 để làm căn cứ phối hợp, đề xuất giao biên chế; tập trung hoàn thiện Báo cáo sơ kết Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.

Triển khai quyết liệt đồng bộ về đổi mới công vụ, công chức, tăng cường phân cấp, phân quyền, thực hiện cơ bản văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của Đảng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức, bỏ việc thi thăng hạng viên chức, cơ cấu lại ngạch công chức gắn với xây dựng vị trí, việc làm cán bộ, công chức; chấn chỉnh một bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, sợ trách nhiệm, thiếu tích cực trong thực thi công vụ và đề cao tinh thần bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm túc cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật trong hoạt động công vụ.

Tích cực đôn đốc, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện Hồ sơ, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 để thẩm định theo quy định. Đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22/8/2024 về giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính; đồng thời tập trung hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, củng cố

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, củng cố, không để bị động, bất ngờ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn cả nước. Toàn quân duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, tăng cường quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng.

Hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng được tiến hành tích cực, chủ động, linh hoạt, thực chất, hiệu quả. Tham gia tích cực, có trách nhiệm các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại quốc phòng đa phương, song phương và gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, góp phần củng cố lòng tin, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, quân đội.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là đối ngoại cấp cao tiếp tục được triển khai chủ động, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả, có nhiều điểm sáng, dấu ấn nổi bật, cụ thể hóa thành các dự án cụ thể, thiết thực, mang tính đột phá, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, mở ra các cơ hội hợp tác, hướng phát triển mới.

Nguồn: Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

PV
thuongtruong.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lợi nhuận sau thuế LPBank đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%

Lợi nhuận sau thuế LPBank đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%. Đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của LPBank đạt hơn 508,3 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với cuối năm trước.
Rủi ro địa chính trị Trung Đông giảm bớt ảnh hưởng gì tới giá dầu?

Rủi ro địa chính trị Trung Đông giảm bớt ảnh hưởng gì tới giá dầu?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực vào ngày Chủ nhật, chấm dứt một cuộc chiến, mang lại sự thay đổi chính trị đáng kể ở Trung Đông và làm giảm bớt lo ngại về rủi ro đối với nguồn cung dầu khí toàn cầu.
Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Hà Nội ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho Giải Vàng “Sản Phẩm Công Nghệ Tiềm Năng” và Top 10 Sản phẩm Công nghệ số trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Khởi tố vụ án hình "Tham ô tài sản" tại Tập đoàn Thiên Minh Đức

Khởi tố vụ án hình "Tham ô tài sản" tại Tập đoàn Thiên Minh Đức

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan; đồng thời khởi tố đối với 7 bị can.
Truyền thông Campuchia viết về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Truyền thông Campuchia viết về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trong những ngày đầu năm 2025, các cơ quan báo chí truyền thông Campuchia đã đăng nhiều bài viết bày tỏ ấn tượng với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2024.
Xuất khẩu cà phê bền vững cần làm tốt từ việc tái canh

Xuất khẩu cà phê bền vững cần làm tốt từ việc tái canh

Năm 2024 ngành cà phê Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,48 tỷ USD nhờ giá tăng mạnh. Tuy nhiên đứng trước thực trạng cây cà phê đang già cỗi, việc tái canh lại đòi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết để có thể giữ được thị trường xuất khẩu bền vững.

Các tin khác

Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM(HDBank).
Tín hiệu tích cực cho xuất khẩu hồ tiêu

Tín hiệu tích cực cho xuất khẩu hồ tiêu

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm nay.
Thủ tướng khuyến khích tập đoàn hàng không quốc gia Ba Lan mở lại đường bay tới Việt Nam

Thủ tướng khuyến khích tập đoàn hàng không quốc gia Ba Lan mở lại đường bay tới Việt Nam

Sáng 17/1 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, tại Thủ đô Warsaw, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Michal Fijol - Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn hàng không LOT của Ba Lan.
Tăng cường khuyến mãi, giảm giá kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán

Tăng cường khuyến mãi, giảm giá kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán

Bộ Công Thương đề nghị các địa phương phối hợp với doanh nghiệp, hệ thống phân phối tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung quy mô lớn, đồng bộ trên toàn quốc, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, khuyến khích người dân mua sắm hàng Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xuất khẩu điều của Việt Nam giữ vững ngôi ‘vương’ 18 năm liên tiếp

Xuất khẩu điều của Việt Nam giữ vững ngôi ‘vương’ 18 năm liên tiếp

Việt Nam liên tiếp 18 năm là quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới và chiếm trên 80% tổng sản lượng xuất khẩu của toàn cầu. Để làm được điều đó nước ta đã thu mua tới 98% điều thô từ nước láng giềng Campuchia.
Giá xăng, dầu trong nước tiếp tục tăng

Giá xăng, dầu trong nước tiếp tục tăng

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (16/1). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 16/1/2025.
Nhiều dư địa để điều chỉnh đòn bẩy tài khóa năm 2025

Nhiều dư địa để điều chỉnh đòn bẩy tài khóa năm 2025

Ở góc độ tiền tệ và tài khóa, nếu chính sách thuế quan của chính quyền Trump 2.0 tăng, dư địa tiền tệ của Việt Nam ít đi nhưng dư địa cho tài khóa vẫn có thể điều chỉnh...
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Kết quả khảo sát về xu hướng tín dụng do cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng mạnh nhất trong năm 2025.
Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

đủ các khoản nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định rằng trong quá trình giải thể và thanh lý tài sản, người quản lý và cán bộ của tổ chức tín dụng không được thực hiện các hành vi như tẩu tán tài sản, cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.
Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay tái cơ cấu liên quan bất động sản.
Doanh nghiệp bán lẻ đua nhau giảm giá trong những ngày cuối năm

Doanh nghiệp bán lẻ đua nhau giảm giá trong những ngày cuối năm

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu như FujiMart, WinMart, Big C... đang nỗ lực kích cầu tiêu dùng, thu hút khách hàng bằng việc triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu từ 5% - 50% trên các mặt hàng phổ biến như đồ uống (bia, nước ngọt), hoa quả, thực phẩm, bánh kẹo.
Gần 170 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý 1/2025

Gần 170 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý 1/2025

Theo công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) 169 mã chứng khoán không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 1/2025.
Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 16% trong năm 2025, cao hơn 1% so với năm 2024, các ngân hàng sẽ cung cấp thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, nâng tổng số tiền cho vay lên khoảng 18,099 triệu tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp bất động đau đầu giải bài toán nợ trái phiếu

Nhiều doanh nghiệp bất động đau đầu giải bài toán nợ trái phiếu

22% số trái phiếu đáo hạn vào tháng 1/2025 có khả năng chậm trả nợ gốc. Các chuyên gia dự báo rằng 17% trái phiếu đáo hạn trong năm 2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc, chủ yếu tập trung ở nhóm trái phiếu bất động sản.
Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm qua, đặc biệt nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của tín dụng trong quý cuối năm 2024.
Chỉ số MXV-Index lên mức cao nhất trong vòng hơn 6 tháng

Chỉ số MXV-Index lên mức cao nhất trong vòng hơn 6 tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường hàng hóa nguyên liệu trong tuần vừa qua (6-12/1).
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá vé máy bay nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh được các hãng hàng không niêm yết ở mức cao, thậm chí nhiều chặng đã “cháy” vé ở hạng phổ thông.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động