Vượt qua sóng gió, kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ
Kinh tế Việt Nam “vượt bão” để về đích
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với Việt Nam bởi tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; nhiều yếu tố rủi ro, bất định, diễn biến mới phát sinh vượt ngoài khả năng dự báo, đe dọa đến an ninh, ổn định toàn cầu và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tài chính và các thị trường khác trên thế giới. Việt Nam, với độ mở lớn vào thị trường quốc tế, không nằm ngoài vòng tác động.
Trong Nghị quyết 103 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Quốc hội đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 đạt ở mức 6 - 6,5%. Đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, xung đột chính trị xảy ra tại nhiều khu vực trên thế giới, chưa kể giá một số loại hàng hóa thiết yếu, dịch vụ có xu hướng tăng cao, mục tiêu tăng trưởng 6 -6,5% được Quốc hội kỳ vọng là thách thức, nhưng hoàn toàn khả thi.
"Kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm với nhiều nốt thăng trầm", Ngân hàng HSBC đánh giá như vậy về kinh tế đất nước hình chữ S năm 2024. Theo Ngân hàng trên, sau khởi đầu khó khăn trong quý I/2024, bức tranh kinh tế trong nước đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
HSBC đánh giá, năm 2024 có vô vàn thách thức như các vấn đề địa chính trị toàn cầu, kinh tế bất ổn, lạm phát dai dẳng cũng như các cuộc bầu cử gần đây dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong chính quyền tại nhiều nước. Thế nhưng, Việt Nam đã đi qua các sóng gió.
Sau mức tăng trưởng 5,66% ở quý I/2024, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tiến bộ, đặc biệt là vững vàng vượt qua những ảnh hưởng của bão Yagi. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở mức 7% trong quý III/2024, vượt qua mọi dự báo của thị trường.
Kể từ tháng 3, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) hàng tháng đều trên mức 50, chỉ trừ thời điểm tháng 9 khi Việt Nam bị bão Yagi tấn công. Không chỉ thế, Việt Nam vẫn giữ vị thế vững chắc là một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại ASEAN. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 11 tháng năm 2024, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt mức giải ngân FDI trên 20 tỷ USD.
Sang quý III/2024, đây là thời điểm bão Yagi ảnh hưởng vào miền Bắc, thế nhưng GDP vẫn ghi nhận mức tăng 7,4% và giúp GDP Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận mức tăng 6,82%.
Dấu ấn khởi sắc của nền kinh tế thể hiện rõ nét khi GDP quý IV/2024 ước tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung GDP năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, đạt mục tiêu phấn đấu mà Chính phủ đã đặt ra, vượt mọi dự báo của các tổ chức quốc tế và vượt cả mục tiêu mà Quốc hội đã quyết nghị.
Trong tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 5,37%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 45,17%; khu vực dịch vụ đóng góp 49,46%. Xét theo khu vực kinh tế, trong năm 2024 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,32%, khu vực dịch vụ năm 2024 tăng 7,38%.
Đáng chú ý, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, thể hiện qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và năng suất lao động. GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động (tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023), nguyên nhân là do trình độ của người lao động được cải thiện hơn.
Bên cạnh đó, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 phát triển ổn định. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi ổn định, nuôi trồng thủy sản tăng khá do ứng dụng mô hình công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế.
Một điểm sáng khác nữa là ngành công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tính tăng 8,4% so với năm trước, cao nhất kể từ năm 2020 đến nay. Chỉ số sản xuất một số ngành công nghiệp trọng điểm tiếp tục phát triển và có tốc độ tăng cao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng toàn ngành công nghiệp: Dệt tăng 12,1%; sản xuất trang phục tăng 11,7%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 13,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,9%...
Đặc biệt, du lịch là điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2024 của đất nước, tác động lan tỏa tích cực đến nhiều ngành, lĩnh vực khác. Trong tháng 12/2024, khách quốc tế đến nước ta đạt 1,75 triệu lượt người - tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 17,6 triệu lượt người - tăng 39,5% so với năm trước.
Cùng với đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội cả năm 2024 tăng 7,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 25,35 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng là điểm nổi bật và là động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 nhờ nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà phục hồi. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD - tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2024 xuất siêu 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu liên tiếp, nhờ đó góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, những kết quả này là minh chứng cho nỗ lực vượt bậc của chúng ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, rất đáng phấn khởi, tự hào, góp phần tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin, hy vọng để đạt được kết quả cao hơn trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá
Năm 2025 có các sự kiện kỷ niệm lớn của nước ta gồm: 95 năm Ngày thành lập Đảng, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Ngày thành lập Nước và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tạo thêm động lực để Việt Nam tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức.
Từ kết quả tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm 2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó đặt mục tiêu GDP tăng từ 6,5%-7%. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn, đã xác định mục tiêu cao hơn, với tinh thần phấn đấu quyết liệt, bứt phá, nâng mức tăng GDP năm 2025 lên khoảng 8%.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, bối cảnh kinh tế toàn cầu trong năm tới còn nhiều bất định. Do đó, các chỉ tiêu của Chính phủ được thiết lập trên cơ sở cân nhắc kỹ các yếu tố thuận lợi và thách thức nhằm đảm bảo kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững.
TS Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng ban Ban Phân tích và dự báo kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, trong năm 2024 kinh tế Việt Nam đang lấy lại đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch COVID-19 và giữ mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực các nước ASEAN.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Hữu Thọ thẳng thắn nhìn nhận, trong năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ cả các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.
Theo ông Thọ, Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với toàn cầu, diễn biến của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế Việt Nam 2025. Xu hướng thế giới năm 2025 sẽ liên quan nhiều đến địa chính trị, có thể vẫn bất ổn, khó lường, có phần phức tạp hơn, dẫn đến việc giao thương kinh tế với 5 đối tác lớn của Việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn đan xen.
Để đạt các mục tiêu năm 2025, Chính phủ đề ra một loạt nhiệm vụ trọng tâm là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 ở mức hai con số; tiếp tục làm mới, đẩy mạnh hơn nữa các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tạo đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới…
Đồng thời, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt, phát triển mạnh mẽ thị trường tài chính, thị trường vốn; triển khai quyết liệt các giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu tăng trưởng tín dụng trên 15%, thu ngân sách Nhà nước cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024.
Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm; xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, bảo đảm không quá 3.000 dự án; thu hồi những dự án không triển khai đúng tiến độ, loại bỏ các dự án không cần thiết.
Kiến nghị một số giải pháp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025, TS Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hai hướng với trọng tâm là cắt bỏ những điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết. Bên cạnh đó là định vị lại mục tiêu đến năm 2030 - 2040 để hoàn thiện thể chế một cách tốt nhất, hạn chế việc phải sửa đổi nhiều lần. Ngoài ra, cần có thêm các chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
“Tăng cường tháo gỡ các rào cản khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã ban hành trong năm 2023 và 2024, với tinh thần tăng cường chọn bỏ các điều kiện, thủ tục kinh doanh để theo sát, theo đúng tín hiệu thị trường, vai trò của thị trường”, ông Thọ nhấn mạnh.
Năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng với nhiều dấu mốc đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, là năm đặc biệt quan trọng đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2020 - 2025. Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã xác định là năm tăng tốc, bứt phá và thể hiện tinh thần mạnh mẽ, quyết liệt, đột phá trên tinh thần đổi mới cả tư duy, cách nghĩ, cách làm và hành động, cả về tổ chức bộ máy đến nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Cả nước đều mong muốn và kỳ vọng năm 2025 là năm đáng ghi nhớ với kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
4 loại thực phẩm giúp giữ ấm tay chân 11/01/2025 16:53
Sao nhập tịch nào đủ sức thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam? 11/01/2025 17:25
Cùng chuyên mục
Vượt qua sóng gió, kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ
Kinh tế 11/01/2025 15:27
Các tin khác
LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"
Kinh tế 11/01/2025 06:00
Dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường năng lượng và kim loại
Kinh tế 10/01/2025 16:00
Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu
Kinh tế - Tài chính 09/01/2025 15:00
"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ
Kinh tế 09/01/2025 07:48
Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?
Kinh tế 08/01/2025 07:57
Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục
Kinh tế 07/01/2025 11:00
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Kinh tế 07/01/2025 09:00
Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu
Kinh tế - Tài chính 07/01/2025 06:15
Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%
Kinh tế 06/01/2025 16:00
Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025
Kinh tế 06/01/2025 12:00
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan
Kinh tế 06/01/2025 10:00
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Kinh tế 06/01/2025 07:44
Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025
Kinh tế 05/01/2025 10:00
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Kinh tế 02/01/2025 10:10
Triển vọng kinh tế năm 2025
Kinh tế 02/01/2025 08:09
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Kinh tế 01/01/2025 13:38
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Kinh tế 01/01/2025 13:31
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025
Kinh tế 31/12/2024 16:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00