2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.

Bức tranh công nghiệp dầu khí toàn cầu

Đầu tư cho lĩnh vực thượng nguồn (Upstream) tăng cao, theo báo cáo của Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF), chi tiêu vốn cho thượng nguồn dự kiến vượt 600 tỷ USD trong năm 2024, tăng hơn gấp đôi so với mức thấp 300 tỷ USD của năm 2020 và cao hơn mức trung bình 425 tỷ USD giai đoạn 2015-2019. Hơn một phần ba khoản đầu tư này đến từ Bắc Mỹ.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo sản lượng dầu thô của OPEC+ sẽ tiếp tục được điều chỉnh để duy trì cân bằng thị trường, với các chính sách cắt giảm sản lượng nhằm ổn định giá dầu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu dự kiến tăng khoảng 0,9 triệu thùng/ngày, đạt 102,8 triệu thùng/ngày trong năm 2024, tương đương mức tăng 1,2% so với năm trước.

Ở lĩnh vực trung nguồn và hạ nguồn (Midstream và Downstream), năm 2024 chứng kiến sự thay đổi trong động lực thương mại năng lượng toàn cầu với việc tái định hình các tuyến đường cung ứng và thay đổi đối tác thương mại do các yếu tố địa chính trị và kinh tế.

Về thị trường, giá dầu thô dao động trong khoảng 70-75 USD/thùng vào cuối năm 2024, phản ánh sự ổn định tương đối của thị trường sau những biến động trong năm. Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu, góp phần vào sự sụt giảm của cổ phiếu năng lượng và giá dầu trong năm. Giá cho thuê giàn khoan duy trì ở mức cao nhờ hoạt động đầu tư thượng nguồn tăng lên. Các chiến dịch khoan mới đang được triển khai ở Malaysia và Indonesia cho thấy sự sôi động trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, ngành dầu khí thế giới đang đối mặt với áp lực chuyển dịch sang các nguồn năng lượng bền vững, nhiều công ty dầu khí lớn đang tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ xanh, nhằm đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu và thích ứng với xu hướng kinh tế xanh.

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Nhập khẩu dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế

Năm 2024, Petrovietnam bằng những nỗ lực không ngừng trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Petrovietnam đã đề ra phương châm hành động “Quản trị biến động - Bổ sung động lực mới - Làm mới động lực cũ - Tạo nguồn năng lượng mới - Vươn tới đỉnh cao mới”. Điều này đã tạo áp lực mạnh mẽ lên toàn bộ các ngành/lĩnh vực sản xuất của Tập đoàn, để đội ngũ cán bộ công nhân viên, người lao động dốc sức cống hiến, đổi mới chính mình, từ cá nhân đến tập thể để “đối đầu”, “đọ sức” với những dấu mốc tăng trưởng mới.

Kết thúc năm 2024, tất cả các chỉ tiêu sản xuất trọng khác đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm từ 6-24%, về đích trước từ 22 ngày đến 2 tháng 21 ngày. Đặc biệt, chỉ tiêu khai thác dầu thô trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm 2024 trước 2 tháng 3 ngày. So với năm 2023, có 4 chỉ tiêu sản xuất trọng yếu tăng trưởng gồm: sản xuất urê tăng 4,6%; sản xuất điện tăng 25,8%; sản xuất xăng dầu (bao gồm NSRP) tăng 6,7% và sản xuất NPK tăng 19,5%. Lần đầu tiên sau 10 năm, Petrovietnam có 3 phát hiện dầu khí mới trong 1 năm.

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng.

Petrovietnam có năm thứ ba liên tiếp phá kỷ lục về tổng doanh thu toàn Tập đoàn khi vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước Covid-19 (năm 2019) và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước. Nộp Ngân sách Nhà nước đạt 165 nghìn tỷ đồng, tương đương 9% tổng thu ngân sách của cả nước, tăng trưởng 52% so với thời kỳ trước Covid-19 trong bối cảnh tác động bởi chính sách giảm thuế với sản phẩm xăng dầu của Petrovietnam.

Việc thực hiện, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2024 đã góp phần giúp Petrovietnam hoàn thành sớm kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 vượt từ 6-32%. Trong đó, tổng doanh thu của Petrovietnam sau 4 năm đã đạt trên 3,5 triệu tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 16,7%/năm; tổng nộp NSNN sau 4 năm của Tập đoàn đã đạt trên 599 nghìn tỷ đồng, mức tăng trưởng là 21,2%/năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrovietnam đạt trên 238 nghìn tỷ đồng sau 4 năm, mức tăng trưởng trên 44,3%/năm.

Kết quả này khẳng định Petrovietnam tiếp tục là Tập đoàn kinh tế trụ cột, đầu tàu, góp phần quan trọng bảo đảm “5 chữ An”: An ninh năng lượng, An ninh lương thực, An ninh kinh tế, An ninh quốc phòng và An sinh xã hội.

Năm 2025 năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với đất nước, trong bối cảnh cả nước đã và đang chuẩn bị tốt các nguồn lực, tiến hành cải cách mạnh mẽ để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây chính là thời điểm quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế để phát triển bền vững, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đây cũng là năm đánh dấu một chặng đường phát triển mới của Petrovietnam, có vai trò “bản lề” quan trọng đối với Tập đoàn để “vươn mình” cùng đất nước. Với phương châm năm 2025 là “Đổi mới từ cốt lõi - Phát triển mô hình vượt trội - Hội nhập chuỗi toàn cầu - Nâng tầm tri thức năng lượng - Bứt phá trong tăng trưởng - Tạo bước chuyển xanh bền vững”, những kết quả, kỷ lục được thiết lập trong những năm qua sẽ là nền tảng quan trọng, vững chắc để Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia tiếp tục tăng tốc, phát triển, đồng hành cùng đất nước bước vào “kỷ nguyên mới” phồn vinh, hùng cường.

Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ngành dầu khí đạt mục tiêu tăng trưởng 15-20% vào năm 2025, thể hiện sự kỳ vọng lớn vào vai trò của Petrovietnam trong nền kinh tế quốc dân. Petrovietnam đang đứng trước thời cơ và vận hội mới để phát triển thần tốc, tiếp tục khẳng định vị thế là trụ cột kinh tế của đất nước.

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ về các đổi mới trong hoạt động, ứng dụng khoa học công nghệ của Tập đoàn

Thách thức và cơ hội của Petrovietnam

Trong bối cảnh công nghiệp dầu khí toàn cầu hiện nay, Petrovietnam đang phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó biến động giá dầu toàn cầu là thách thức lớn nhất. Giá dầu thô quốc tế không ổn định do các yếu tố địa chính trị (xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Trung Đông) và sự thay đổi chính sách năng lượng của các quốc gia lớn cũng như sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô khiến Petrovietnam chịu rủi ro cao nếu giá dầu giảm sâu.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các tập đoàn dầu khí đa quốc gia và các công ty năng lượng tái tạo và xu hướng dịch chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch khiến ngành dầu khí truyền thống đối mặt với áp lực giảm thị phần.

Nhiều mỏ dầu khí tại Việt Nam đã đi vào giai đoạn khai thác cuối, sản lượng suy giảm tự nhiên cũng như khó khăn trong việc phát hiện và phát triển mỏ mới ở thềm lục địa do chi phí cao và các rủi ro kỹ thuật. Petrovietnam vẫn phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị và chuyên gia nước ngoài cho các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi, nước sâu xa bờ.

Trong khi đó, áp lực từ chính sách môi trường như các tiêu chuẩn quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính ngày càng khắt khe và Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đòi hỏi ngành Dầu khí phải điều chỉnh chiến lược phát triển bền vững.

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức chuyển đổi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) - Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Mặc dù các thách thức đối với sự phát triển của Petrovietnam là không nhỏ, nhưng trong bối cảnh Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á dẫn đến nhu cầu lớn về năng lượng thì cánh cửa cơ hội cũng được mở ra.

Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng, như EVFTA và CPTPP, tạo cơ hội cho Petrovietnam tăng cường hợp tác và xuất khẩu sản phẩm dầu khí ra thị trường quốc tế. Các FTA này cũng giúp giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu phục vụ ngành dầu khí.

Tập đoàn đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn thể chế, tháo các nút thắt, khơi thông nguồn lực tạo ra động lực để phát triển. Bên cạnh đó, Petrovietnam đã phát triển bền vững lĩnh vực E&P thông qua tăng trưởng gia tăng trữ lượng nâng cao hệ số bù trữ lượng; tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính dựa trên tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất. Công tác đầu tư tăng trưởng 49%, giá trị đầu tư xấp xỉ 40.000 tỷ đồng trong năm 2024 là một nỗ lực lớn của cả Tập đoàn, biến tiền mặt thành tài sản sinh lời, thay đổi phương thức, làm mới động lực cũ.

Vừa qua, Tập đoàn đã rất thành công xây dựng cơ sở dữ liệu lớn cho khối E&P, ứng dụng công nghệ “AI tạo sinh” đa dạng dữ liệu, xây dựng bản sao số cho các bể trầm tích, từ đó tính toán lựa chọn xác định các vị trí của các vỉa, các thân dầu… để xây dựng chiến lược trong lĩnh vực thăm dò; tích hợp với hệ thống đã có. Trong chiến lược chuyển đổi số, Petrovietnam đang tích cực triển khai công nghệ số (AI, IoT, Big Data) để tối ưu hóa quy trình khai thác, vận hành và quản lý, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Nâng cao năng lực đội ngũ kỹ sư dầu khí để đáp ứng các yêu cầu công nghệ hiện đại.

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn.

Bên cạnh tiềm năng phát triển các nhà máy lọc dầu, hóa dầu và cơ sở hạ tầng khí LNG để phục vụ thị trường nội địa, Petrovietnam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi, điện mặt trời) và nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch; cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn năng lượng lớn trong các dự án LNG, năng lượng sạch và công nghệ khai thác dầu khí tiên tiến cũng như tham gia các dự án quốc tế để tận dụng công nghệ và tài chính từ các đối tác nước ngoài. Petrovietnam hướng tới việc đầu tư vào các mỏ dầu khí mới ngoài khơi xa với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, như các mỏ ở thềm lục địa Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Đặc biệt, Petrovietnam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí. Những cơ hội này đến từ xu hướng chuyển đổi năng lượng, hội nhập quốc tế và các mối quan hệ hợp tác chiến lược. Petrovietnam đã và đang mở rộng hợp tác với các đối tác để phát triển điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời và hệ thống lưu trữ năng lượng, tiếp cận công nghệ tiên tiến trong sản xuất và lưu trữ năng lượng sạch, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Song song với việc kêu gọi vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế để đầu tư và phát triển các mỏ dầu khí mới với công nghệ hiện đại, tối ưu hóa chi phí và hiệu quả khai thác thì hợp tác với các tập đoàn quốc tế để nâng cấp và mở rộng các nhà máy lọc dầu, tăng cường sản xuất nhiên liệu sạch và hóa dầu cũng như nâng cao khả năng chế biến dầu thô thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp với tiêu chuẩn môi trường quốc tế cũng là cơ hội lớn của Petrovietnam.

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

Ngành công nghiệp dầu khí của các nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đây cũng là những bước đi tất yếu của Petrovietnam. Ví dụ, hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc nhập khẩu, vận chuyển và phân phối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đáp ứng nhu cầu năng lượng nội địa. Xây dựng các cảng và kho chứa LNG hiện đại với sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nước ngoài. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế trong việc sản xuất và cung cấp các thiết bị, vật tư phục vụ cho ngành dầu khí, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Hợp tác với các tổ chức và tập đoàn dầu khí quốc tế để đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số và quản lý chuỗi cung ứng. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển hợp tác với các đối tác quốc tế để phát triển công nghệ tiên tiến.

Petrovietnam đang có nhiều cơ hội lớn trong hợp tác quốc tế để phát triển toàn diện. Việc tận dụng các xu hướng chuyển đổi năng lượng, khai thác thị trường quốc tế, và hợp tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp tập đoàn không chỉ duy trì vai trò trụ cột trong nền kinh tế quốc gia, mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ năng lượng thế giới.

Được biết, bước chuyển kỷ nguyên của ngành Dầu khí được hoạch định gồm 2 bước: Lần 1 (2025-2035) và lần 2 (2035-2045). Tập đoàn sẽ tập trung nâng cao hệ thống quản trị, đồng bộ với hệ thống thể chế, tập trung chiến lược đầu tư, đặc biệt là E&P và phát triển các dự án trọng điểm của lĩnh vực này. Tập đoàn đang có các động lực tăng trưởng như: Yêu cầu của đất nước tăng trưởng “hai con số” vừa là bắt buộc nhưng vừa là động lực sẽ kéo theo nhu cầu tăng lên của các loại năng lượng; phục hồi kinh tế thế giới giúp Petrovietnam cải thiện thương mại quốc tế; lĩnh vực E&P; công nghiệp khí (LNG); lĩnh vực điện; tiếp tục phục hồi đưa các dự án khó khăn vào tạo doanh thu và dòng tiền.

Chiến lược qua 2 bước chuyển dịch mang tính kỷ nguyên của ngành Dầu khí được kỳ vọng sẽ tạo dựng được đầy đủ nền tảng, cơ sở và niềm tin để xây dựng và phát triển Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia, có năng lực quản trị vượt trội, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Nguồn: 2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

Hải Minh
tudonghoangaynay.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025.
Triển vọng kinh tế năm 2025

Triển vọng kinh tế năm 2025

Với thành quả tích cực đạt được trong năm 2024, Việt Nam sẵn sàng các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%. Đặc biệt, 2025 được xác định là năm bứt phá giai đoạn 2021-2025.
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.

Các tin khác

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Nhóm phân tích của SSI Research đưa ra đánh giá tích cực đối với ngành dệt may, qua việc các công ty có đơn đặt hàng đến hết quý I/2025.
Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025, Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, mặc dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng, phát triển dài hạn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á.
Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Năm 2024, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, kinh tế-xã hội năm 2024 đạt kết quả khá toàn diện, hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Về các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 3,5-4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản phấn đấu đạt 70 tỷ USD...
ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Đánh giá về kinh tế Việt Nam trong năm 2024, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho rằng Việt Nam đã đạt được thành công kinh tế đáng kể trong năm 2024, đồng thời dự báo một tương lai rất tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, đặc biệt là so với các quốc gia láng giềng.
Nhiều "sếp lớn" doanh nghiệp đua nhau thoái vốn dịp cuối năm

Nhiều "sếp lớn" doanh nghiệp đua nhau thoái vốn dịp cuối năm

"Sếp lớn" nhiều doanh nghiệp như Big Invest Group, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, Big Invest Group... bán ra lượng lớn cổ phiếu thoái vốn dịp cuối năm.
Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 11 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 11 tỷ USD trong năm 2025

Trong năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỉ USD, tăng 12,7% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: tôm 4 tỉ USD, tăng 16,7%; cá ngừ gần 1 tỉ USD, tăng 17%; cá tra 2 tỉ USD, tăng 9,6%.
Tăng trưởng GDP Việt Nam 2024: Quốc tế lạc quan nhưng chưa chạm kỳ vọng của Chính phủ

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2024: Quốc tế lạc quan nhưng chưa chạm kỳ vọng của Chính phủ

Rất nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra dự đoán tăng trưởng GDP cho Việt Nam khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn mục tiêu mà Chính phủ kỳ vọng là trên 7%.
Xuất khẩu thủy sản sẽ vượt mốc 10 tỷ USD, tiến tới 11 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu thủy sản sẽ vượt mốc 10 tỷ USD, tiến tới 11 tỷ USD trong năm 2025

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tin tưởng rằng, với sự quyết tâm và sáng tạo, ngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD trong năm 2025, và tiến tới mục tiêu 11 tỷ USD, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu được cải thiện và thị trường xuất khẩu được mở rộng.
6 yếu tố chính định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025

6 yếu tố chính định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025

Năm 2025 đánh dấu cho sự khởi đầu của kỷ nguyên mới đối với Việt Nam với những nỗ lực cải cách thể chế, tinh gọn bộ máy điều hành nhằm chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mạnh mẽ. Chứng khoán MBS chỉ ra 6 yếu tố chính sẽ định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm tới.
‘Xanh’ hóa các Khu công nghiệp - Xu thế tất yếu để thu hút đầu tư nước ngoài

‘Xanh’ hóa các Khu công nghiệp - Xu thế tất yếu để thu hút đầu tư nước ngoài

Việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp thông minh và bền vững được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao cũng như việc chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng “xanh”, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường đang được đẩy mạnh giúp đáp ứng cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Ngân hàng MSB "hút" về hơn 12.000 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm đến nay

Ngân hàng MSB "hút" về hơn 12.000 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm đến nay

Ngân hàng MSB vừa huy động thành 1.000 tỷ đồng trái phiếu mã MSBL2427012. Đây là lô trái phiếu thứ 12 được MSB phát hành kể từ đầu năm đến nay, tổng giá trị huy động hơn 12.000 tỷ đồng.
Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản

Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động