GS.TS Sử Đình Thành: "Thị trường carbon là công cụ kinh tế quan trọng"
Ngày 29/2, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức tọa đàm "Chính sách thị trường carbon: Dự báo tác động và định hướng chính sách từ TPHCM" nhằm tạo nền tảng đối thoại chính sách giữa các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ.
Tại tọa đàm, GS.TS. Sử Đình Thành, Giám đốc UEH, cho biết, thị trường carbon là một công cụ kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu.
Thị trường carbon được chia thành hai loại gồm thị trường bắt buộc (sản phẩm là các hạn ngạch phát thải khí nhà kính) và thị trường tự nguyện (sản phẩm là các tín chỉ carbon).
Từ tháng 10/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành cơ chế thuế carbon xuyên biên giới (CBAM - Carbon Border Adjustment Mechanism) nhằm đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh thương mại quốc tế và thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính.
CBAM sẽ áp dụng thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU dựa trên lượng khí thải khí nhà kính (trực tiếp và gián tiếp) phát thải trong quá trình sản xuất. Điều này được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, theo ông Thành, vấn đề trên cũng cần có nhiều nghiên cứu, diễn đàn thảo luận chuyên sâu hơn để có thể phân tích đa chiều tác động của CBAM và tận dụng các lợi thế, phát triển sáng kiến tăng tốc lộ trình đạt mục tiêu trung hòa carbon tại Việt Nam cũng như TPHCM.
Cũng tại tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Giảng viên Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, cho biết thị trường carbon tự nguyện cho phép tổ chức và cá nhân mua bán tín chỉ carbon để phục vụ một số mục đích liên quan đến bảo vệ môi trường, xóa bỏ "dấu chân" carbon.
TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Giảng viên Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (Ảnh: Nhật Quang). |
Theo bà Nhung, thị trường carbon tự nguyện là xu thế, xu hướng của thế giới. Thị trường này cung cấp cơ chế linh hoạt và hiệu quả, giúp cho các cá nhân, tổ chức đẩy nhanh tiến độ, hành động giảm thiểu tác động lên môi trường, đảm bảo một số cam kết liên quan đến môi trường.
Đề xuất về một số phương án phát triển thị trường tín chỉ carbon, bà Nhung cho rằng TPHCM có thể đầu tư vào các dự án lắp đặt hệ thống đèn led tại các khu vực công cộng, trụ sở cơ quan Nhà nước, đầu tư vào các dự án phân loại rác thải, chuyển đổi và thúc đẩy sử dụng xe điện…
Để tăng cường vai trò là bên phát hành tín chỉ carbon trong thị trường carbon tự nguyện, TPHCM có thể xem xét ưu tiên ban hành một số chính sách như quy định về nguồn vốn tài trợ và các phương thức sử dụng vốn cho hoạt động phát triển dự án phát hành tín chỉ carbon.
Cơ chế tài chính rõ ràng sẽ giúp thành phố phân bổ nguồn lực công hợp lý, đáp ứng được nhu cầu về vốn trong suốt vòng đời của dự án nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng của tín chỉ carbon có thể phát hành.
Nguồn: GS.TS Sử Đình Thành: "Thị trường carbon là công cụ kinh tế quan trọng"
Tin liên quan
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Tuổi Ngọ công việc trắc trở 22/12/2024 21:44
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị 22/12/2024 21:40
Cùng chuyên mục
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Các tin khác
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00