Cuộc chơi bất động sản Việt Nam của nhà đầu tư Trung Quốc

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng vào thị trường địa ốc Việt Nam trên cả 2 góc độ là số lượng doanh nghiệp/dự án và quy mô đầu tư, do sự tương đồng về văn hóa, môi trường kinh doanh giữa hai nền kinh tế.
Thị trường bất động sản Việt Nam có ba điểm sáng trong năm 2024 Dự án bất động sản sẽ được triển khai mạnh mẽ từ quý II/2024
Cuộc chơi bất động sản Việt Nam của nhà đầu tư Trung Quốc

Dự án Đại Phước Lotus (Đồng Nai). (Ảnh: TL)

Nguồn cơn tìm đến Việt Nam

Có một thực tế là từ năm 2010 trở về trước, dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn, lĩnh vực địa ốc hầu như vắng bóng nhà đầu tư Trung Quốc. Nhưng gió đã đổi chiều, kể từ năm 2011. Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, đã tăng lên về quy mô, thay đổi về hình thức, mở rộng về địa bàn.

Nguồn cơn được giới phân tích đưa ra là năm 2008, khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nặng nề, Chính phủ Trung Quốc tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 650 tỷ USD.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Trung Quốc đã tăng từ mức 127% GDP lên mức 150% GDP. Việc cho vay với quy mô lớn và các tiêu chuẩn cho vay được hạ thấp đã làm gia tăng phần lớn số lượng tín dụng được đổ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và bất động sản, khiến thị trường bất động sản Trung Quốc thiết lập mặt bằng giá mới.

Giữa năm 2010, chỉ số giá nhà của Trung Quốc leo lên đỉnh làm dấy lên lo ngại thị trường bất động sản ở đây đã phát triển quá nóng và quả bóng này có thể bỡ bất kỳ lúc nào. Để hạ nhiệt, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt hoạt động của thị trường bất động sản giai đoạn 2010 - 2011.

Cụ thể, năm 2010, Trung Quốc đã áp dụng chính sách khoản chi trả ngay lập tức đối với việc mua căn nhà đầu tiên có diện tích 90m2 trở lên là 30%, đối với căn nhà thứ hai là 50%, hạn chế cho vay tín dụng đối với căn nhà thứ 3… Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước không có nghiệp vụ chính trong lĩnh vực bất động sản phải thoái vốn.

Từ đó, nhiều nhà đầu tư từng “cuốn lãi” từ thị trường địa ốc Trung Quốc nhận ra Việt Nam là một cơ hội đầu tư và miệt mài đổ tiền vào. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2013 - 2014 đã tăng mạnh trong lĩnh vực bất động sản, gấp 7 lần so với năm 2012.

Tập đoàn nghỉ dưỡng và casino lừng danh ở Macau là Suncity Group Holdings là người tiên phong mua dự án sòng bài Nam Hội An từ năm 2012, nắm giữ 34% cổ phần của dự án. Suncity sau khi được Tập đoàn Chow Tai Fook (vốn kinh doanh đá quý, trang sức và sở hữu khối bất động sản khổng lồ ở châu Á – Thái Bình Dương) mua lại 70% cổ phần thì phát triển thành tập đoàn kinh doanh casino hàng đầu Macau. Doanh nghiệp này sở hữu khoảng 17 câu lạc bộ VIP và 280 bàn chơi sòng bạc ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Philippines.

Khi hành lang pháp lý cho ngành kinh doanh casino ở Việt Nam dần được hoàn thiện hơn, Chow Tai Fook - Suncity tiếp tục tìm kiếm cơ hội ký hợp đồng tư vấn để trở thành nhà quản lý cho sòng bạc đặc khu kinh tế tại Vân Đồn. Đồng thời, tập đoàn này cũng đặt vấn đề đầu tư vào casino tại Dương Tơ (Phú Quốc) nhưng quỹ đất địa phương đã được cấp phép cho nhà đầu tư khác nên đành thay đổi địa điểm.

Cũng đặt chân vào Việt Nam từ 2012 nhưng tới năm 2015, Tập đoàn China Fortune Land Development Co., Ltd. (CFLD) mới mua xong dự án Đại Phước Lotus (Đồng Nai). Tập đoàn này được thành lập năm 1998, chuyên phát triển các thành phố công nghiệp tại Trung Quốc.

Tính đến tháng 6/2016, CFLD có hơn 1.100 đối tác và có khoản vốn đầu tư khoảng 4,1 tỷ USD. Năm 2016, tập đoàn này cũng ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Tín Nghĩa để xây dựng thành phố công nghiệp mới với khu công nghiệp Ông Kèo (Đồng Nai).

Ngoài ra, còn có thể kể đến nhiều thương vụ nhà đầu tư Trung Quốc lần lượt thâu tóm các dự án bất động sản nghỉ dưỡng khác tại Việt Nam được báo chí điểm danh. Cụ thể, doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) là P.H Group đã thâu tóm thành công khách sạn Futune Otis tại Nha Trang vào tháng 6/2017, Tập đoàn Sunwah (Hong Kong – Trung Quốc) thâu tóm một dự án cao cấp tại đường Nguyễn Hữu Cảnh TP. HCM với tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD; Công ty HongLong Land bắt tay với SonKim Land phát triển dự án cao cấp The Nassim tại Thảo Điền (TP. HCM)…

Theo Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2011, số vốn đăng ký của Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) là 1,3 tỷ USD thì đến năm 2017, số vốn đăng ký của Trung Quốc tăng 2,7 lần, bình quân mỗi năm tăng khoảng 18%. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, các dự án có vốn đầu tư của Trung Quốc vào giai đoạn 2012 - 2017 hiện diện tại 54/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các dự án của Trung Quốc chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm khoảng 67% tổng vốn), ngoài ra còn có hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO (khoảng 18%) và hình thức kiên doanh, góp vốn vào công ty cổ phần (15%). Lũy kế đến tháng 8/2017, Trung Quốc có 1.727 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn hơn 11,9 tỷ USD, trung bình khoảng 6,8 triệu USD/dự án, trong đó lĩnh vực bất động sản tăng mạnh.

Năm 2020, vốn đăng ký FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam là 2,46 tỷ USD, năm 2021 là 2,92 tỷ USD, năm 2022 là 2,5 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 2,33 tỷ USD. Vượt cả Nhật Bản, Trung Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam. Trong đó, tỷ trọng FDI đổ vào bất động sản công nghiệp và địa ốc vẫn chiếm phần lớn trong các ngành nghề thu hút FDI.

Cuộc chơi bất động sản Việt Nam của nhà đầu tư Trung Quốc
Dự án Nassim Thảo Điền. (Ảnh: TL)

Nhà đầu tư Trung Quốc: Họ là ai?

Theo thống kê của Tập đoàn PropertyGuru, có nhiều quan điểm mua bất động sản tại Việt Nam của người Trung Quốc. Với một số nhà đầu tư, Việt Nam có thuận lợi là các hiệp định thương mại tự do giúp đất nước này trở thành điểm đến ưa thích của đầu tư sản xuất. Việt Nam đang đặt trọng tâm về phát triển du lịch và đô thị, trong đó, phát triển nhà ở thương mại được chú trọng.

Việt Nam cũng đang cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực về phát triển du lịch cũng như thu hút dòng tiền đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Doanh nhân Trung Quốc, chủ nhà máy tìm đến Việt Nam như một điểm đến “Trung Quốc +1”. Họ lập cơ sở kinh doanh, bất động sản khu công nghiệp và tiếp đến là bất động sản thương mại, văn phòng, để tìm kiếm cơ hội sinh lời.

Một số nhà đầu tư lại có “khẩu vị” tìm kiếm các dự án bất động sản hạng sang bởi giá cả ở Việt Nam, đặc biệt là TP. HCM còn khá hợp lý nếu so với Singapore hay Hồng Kông. Một số nhà đầu tư khác lại thích mô hình bất động sản nghỉ dưỡng, bởi họ có khách hàng tiềm năng từ Trung Quốc cũng mong muốn tìm kiếm ngôi nhà thứ hai dạng căn hộ nghỉ dưỡng/biệt thự sát biển... Họ là những nhà đầu tư sành sỏi, giàu kinh nghiệm tìm kiếm những bất động sản sinh lời ở Việt Nam với loại hình căn hộ, bất động sản cho thuê lợi nhuận cao hoặc các dự án mới nổi.

Theo dữ liệu từ Baidu (công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc), mối quan tâm của nhà đầu tư Trung Quốc đến thị trường bất động sản Việt Nam thể hiện ở các câu hỏi thường gặp: “Tôi có thể mua dự án có vị trí đẹp như thế nào ở khu vực trung tâm? Giá bất động sản Việt Nam so với Bangkok (Thái Lan).

Tôi có thể di cư nếu tôi mua bất động sản ở Việt Nam không? Người Trung Quốc có thể mua bất động sản ở Việt Nam không? Các yêu cầu để mua bất động sản tại Việt Nam là gì? Chính sách đầu tư bất động sản Việt Nam? Xu hướng giá bất động sản Việt Nam? Mua bất động sản ở đâu tốt nhất Việt Nam? Sở hữu vĩnh viễn bất động sản Việt Nam?...”

Theo ông Winston Lee, Giám đốc các dự án đặc biệt, Tập đoàn PropertyGuru, chỉ số WeChat cho thấy nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến bất động sản Việt Nam ngày càng tăng khi tính đến tháng 5/2023 có tới gần 6,4 triệu người tìm kiếm dữ liệu về bất động sản Việt Nam, so với tháng 2/2022 chỉ ở mức 2,5 triệu người.

Còn ông Jong-Liu, giám đốc tư vấn pháp chế của một công ty địa ốc đến từ Quảng Châu, cho hay nhà đầu tư từ Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng vào thị trường bất động sản Việt Nam do tâm lý nhà đầu tư và cả khách hàng người Trung Quốc đều có những điểm tương đồng với người Việt đó là họ tự tin, đầu tư vào bất động sản là bài toán đầu tư “chắc thắng”, kể cả dù không có lãi ngay thì cũng chỉ cần giữ chắc tài sản của mình, sớm muộn gì giá cũng sẽ tăng.

“Đối với thị trường Việt Nam, có nhiều người Trung Quốc đã sở hữu căn chung cư cao cấp tại các thành phố lớn. Còn có rất nhiều người Trung Quốc khác đang mong muốn đầu tư địa ốc vào Việt Nam. Nếu có lo lắng thì họ có chút e ngại về các luật lệ dành cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng bỏ qua tất cả những luật lệ đó thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn luôn nằm trong nhóm những thị trường ưu tiên đầu tư hàng đầu của đất nước chúng tôi”, ông Jong- Liu chia sẻ.

Cũng theo ông Liu, những yếu tố có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của người Trung Quốc bao gồm lãi suất, dòng tiền và khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn quan tâm tới vị trí dự án phải đắc địa, loại hình dự án tương đối cao cấp, giá cả dự án. Tất cả những điều kiện này thì sản phẩm địa ốc của Việt Nam đáp ứng được.

“Hiện nay, dòng người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đang tăng lên mỗi năm. Nhu cầu nhà ở, không gian làm việc và giải trí cho nhóm khách này cũng theo đó tăng lên. Đặc biệt, nhóm mặt bằng văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê mô hình làm việc hybrid (cả online và offline) là xu hướng chủ yếu với khách Trung Quốc.

Lượng doanh nhân, chuyên gia đến từ các nhà máy, các dự án ngành công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ sinh học đang tăng lên. Đấy là lực hút các nhà đầu tư địa ốc tiếp tục đổ tiền vào thị trường bất động sản Việt Nam”, ông Liu nhận định.

Nguồn:Cuộc chơi bất động sản Việt Nam của nhà đầu tư Trung Quốc

Thuỳ Dung
vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, chung cư cũ

Tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, chung cư cũ

HoREA vừa kiến nghị bổ sung đối tượng ưu đãi thuế TNDN là doanh nghiệp cải tạo nhà chung cư và doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê.
“Điểm sáng” minh bạch bất động sản toàn cầu

“Điểm sáng” minh bạch bất động sản toàn cầu

Tính minh bạch được cải thiện trên toàn cầu vào năm 2024, trong đó Châu Á nổi lên như một điểm sáng.
Liên tục hối thúc đánh thuế BĐS thứ 2, chặn đà tăng của giá nhà ở

Liên tục hối thúc đánh thuế BĐS thứ 2, chặn đà tăng của giá nhà ở

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vấn đề này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng.
Bảng giá đất mới tính sao cho phù hợp?

Bảng giá đất mới tính sao cho phù hợp?

Bộ TN&MT vừa tổ chức cuộc họp trao đổi hướng xử lý liên quan đến những vướng mắc của UBND TP HCM khi áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội

Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội

Khi lãi suất tiết kiệm không hấp dẫn, một lượng tiền lớn trong dân đi tìm nơi trú ẩn mới. Ngay cả khi thị trường đang tiềm ẩn bong bóng, nhiều nhà đầu tư vẫn nhất quyết phải mua được một mảnh đất để tích sản.
Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?

Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng vừa thông báo mở bán 97 căn nhà ở xã hội thuộc dự án Chung cư nhà ở xã hội - Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (Phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu) của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Các tin khác

Băn khoăn công viên bãi giữa sông Hồng

Băn khoăn công viên bãi giữa sông Hồng

Sau cơn bão Yagi, ý tưởng xây dựng công viên bãi giữa sông Hồng cần phải xem xét thêm nhằm tránh những rủi ro đã thấy.
Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh

Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM đại diện Sở Xây dựng cho hay đã tham mưu UBND thành phố về việc đầu tư xây dựng 6 công viên quy mô lớn dể tăng mảng xanh cho thành phố.
Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Sau khi được các đơn vị kiểm toán soát xét, kết quả kinh doanh bán niên của nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển từ lãi sang lỗ, từ lỗ nhẹ thành lỗ nặng. Điều này cho thấy, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp địa ốc vẫn chưa thực sự khả quan.
Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản

Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản

Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.
Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - Bài 1: Giấc mơ an cư và "cuộc chiến" mua nhà - trả nợ

Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - Bài 1: Giấc mơ an cư và "cuộc chiến" mua nhà - trả nợ

Với nhiều người lao động có mức thu nhập bình dân tại phố thị Hà thành, dẫu mạnh mẽ đến đâu, cũng không tránh khỏi phút giây yếu lòng, khi mà giấc mơ về một mái ấm an cư hằng mong đợi dường như mỗi ngày một xa vời hơn.
TP HCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai đã có hướng giải quyết

TP HCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai đã có hướng giải quyết

Đây là thông tin được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đưa ra tại cuộc họp xử lý vướng mắc của TP HCM trong việc áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
Dòng tiền chuyển hướng sau "sốt" giá chung cư Hà Nội

Dòng tiền chuyển hướng sau "sốt" giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian tăng “nóng”, dần lan sang phân khúc đất nền, nhà thổ cư. Dự báo, sau sóng chung cư Hà Nội, thị trường bất động sản các tỉnh lân cận sẽ được kích hoạt.
3 dự án bất động sản “tai tiếng” nhất miền Trung được gia hạn tiến độ

3 dự án bất động sản “tai tiếng” nhất miền Trung được gia hạn tiến độ

Tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện 3 dự án “tai tiếng” gồm Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư tại Thị xã Điện Bàn.
Bất động sản TP HCM đã qua "vùng đáy"?

Bất động sản TP HCM đã qua "vùng đáy"?

Theo Cục Thống kê TP HCM, kinh doanh bất động sản tại thành phố đã tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay, đạt 6,1% trong 8 tháng so với cùng kỳ 2023.
Chặn “đầu cơ” đất đấu giá: Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Chặn “đầu cơ” đất đấu giá: Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Để ngăn chặn tình trạng đấu giá đất mất kiểm soát và những hệ luỵ mang lại, chuyên gia cho rằng, cần những biện pháp quyết liệt và đồng bộ từ phía chính quyền…
Đại đô thị phía Tây Hà Nội đón nguồn cung căn hộ mới trong tháng 9

Đại đô thị phía Tây Hà Nội đón nguồn cung căn hộ mới trong tháng 9

Quy hoạch hạ tầng tiện ích đã hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do khiến các dự án chung cư mới tại thị trường Tây Hà Nội đều nhanh chóng “hết hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra đặc biệt với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía Tây.
Tái diễn tình trạng bỏ cọc đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Cần tăng chế tài xử phạt

Tái diễn tình trạng bỏ cọc đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Cần tăng chế tài xử phạt

Dù đã hết thời hạn nhưng hiện mới có 13/68 lô trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) nộp tiền.
Tp.HCM công bố kế hoạch đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Thủ Thiêm

Tp.HCM công bố kế hoạch đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Thủ Thiêm

UBND Tp.HCM vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.
Kìm đà tăng giá nhà bằng thuế bất động sản

Kìm đà tăng giá nhà bằng thuế bất động sản

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, đã đến lúc cần cải cách thuế bất động sản để giải bài toán giá nhà đất tăng quá cao.
Hiểu đúng về lớp vỏ bao che cho công trình khi đối phó với mưa bão

Hiểu đúng về lớp vỏ bao che cho công trình khi đối phó với mưa bão

Khi xảy ra mưa bão, nếu chúng ta có những hiểu biết không chỉ về các hiện tượng thời tiết mà cả về kiến trúc công trình cũng giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng chống cũng như giảm nhẹ các thiệt hại do các thiên tai đó gây ra.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lý giải về đấu giá đất tăng cao gấp nhiều lần

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lý giải về đấu giá đất tăng cao gấp nhiều lần

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân khẳng định, trúng đấu giá đất tăng cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế do xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi và đang vào thời điểm giao thua giữa các Luật.
Xanh hóa khu công nghiệp

Xanh hóa khu công nghiệp

Chuyển đổi xanh không còn là câu chuyện lý thuyết, nó là “những việc cần làm ngay” của mỗi doanh nghiệp. Xanh hóa là khoảng cách ngắn nhất để doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
TP HCM: Dòng vốn cho bất động sản tiếp tục khởi sắc

TP HCM: Dòng vốn cho bất động sản tiếp tục khởi sắc

Tín dụng nhà ở (gồm nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, nhà ở khác) chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 57% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động