Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Sau khi được các đơn vị kiểm toán soát xét, kết quả kinh doanh bán niên của nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển từ lãi sang lỗ, từ lỗ nhẹ thành lỗ nặng. Điều này cho thấy, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp địa ốc vẫn chưa thực sự khả quan.
Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Bức tranh tài chính chưa khả quan

Đi qua 6 tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản đã bắt đầu xuất hiện nhiều điểm sáng tích cực, song đánh giá một cách khách quan, nhiều ý kiến cho rằng thị trường này mới chỉ đang vực dậy từ "đáy". Bởi nhìn vào bức tranh tài chính của các doanh nghiệp bất động sản, phần lớn doanh thu và lợi nhuận chưa có nhiều cải thiện, chủ yếu đến từ hoạt động tài chính; nợ vay và các khoản nợ trái phiếu sắp đáo hạn còn rất lớn; cùng với đó là hàng tồn kho ghi nhận ở ngưỡng cao…

Đặc biệt, sức khỏe chưa mấy khả quan này thể hiện rõ hơn khi báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của các doanh nghiệp được các đơn vị kiểm toán soát xét. Không ít doanh nghiệp sau khi soát xét đã chuyển từ lãi thành lỗ, từ lỗ nhẹ thành lỗ nặng, hoặc nhẹ nhàng hơn là sụt giảm doanh thu, lợi nhuận.

Đơn cử như Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (mã: SGR), doanh nghiệp này đã chuyển từ lãi 2,4 tỷ đồng trên báo cáo tự lập sang lỗ 23 tỷ đồng sau soát xét. Sự chênh lệch lớn này đến từ việc kiểm toán điều chỉnh giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản sang kỳ báo cáo sau, khi đủ điều kiện ghi nhận. Chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán cũng tăng lên do thực hiện trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (mã: NRC) cũng chung tình cảnh tương tự. Sau soát xét, doanh nghiệp này lỗ hơn 10 tỷ đồng, trong khi tại báo cáo tự lập, Danh Khôi báo lãi hơn 7 tỷ đồng. Theo đó, sự chênh lệch này đến từ việc điều chỉnh giảm doanh thu từ các khoản doanh thu của hợp đồng tư vấn và tăng chi phí quản lý.

Đặc biệt, đơn vị kiểm toán còn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Danh Khôi và cho biết, giả định hoạt động liên tục của Danh Khôi phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ quá hạn, nợ sắp đến hạn. Cùng với đó là khả năng tạo ra đủ dòng tiền trong ngắn hạn từ việc thu hồi nguồn tiền của các hoạt động hợp tác kinh doanh, nguồn thu từ phát hành cổ phiếu, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để duy trì cho hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.

"Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu, có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn", báo cáo kiểm toán nhận định.

Không chuyển từ lãi thành lỗ như Địa ốc Sài Gòn và Danh Khôi, song không ít doanh nghiệp bất động sản cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh sau kiểm toán.

Cụ thể, doanh thu thuần bán niên 2024 sau soát xét của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIC Corp) giảm gần 187 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, chỉ đạt hơn 635 tỷ đồng. Dù giá vốn giảm theo nhưng lãi gộp của DIG vẫn đi lùi 29%, còn gần 109 tỷ đồng.

Cùng với đó, doanh thu tài chính cải thiện nhưng lãi trước thuế sau soát xét của DIG vẫn giảm đến 55%, còn 21,5 tỷ đồng.

Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản
Nguồn: VietstockFinance

Hay như CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (mã: SGT) cũng giảm 28% lợi nhuận sau thuế sau soát xét, còn 13,4 tỷ đồng. Nguyên nhân doanh nghiệp giải trình là do bổ sung trích lập dự phòng đầu tư theo quy định nên làm tăng chi phí tài chính thêm 12% so với trước soát xét.

Đối với CTCP Đầu tư LDG (mã: LDG), đây là trường hợp đặc biệt khi lỗ càng thêm lỗ. Theo đó tại báo cáo tự lập, doanh nghiệp ghi nhận lỗ ở mức 296,11 tỷ đồng. Sau soát xét, con số này tăng lên 396,16 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán cũng đưa ra một số vấn đề cần nhấn mạnh, đáng chú ý nhất là đơn vị kiểm toán nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của LDG.

Có thể thấy, báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của các doanh nghiệp bất động sản sau khi được soát xét đã lộ ra nhiều điểm đáng lo ngại. Song điều này cũng giúp phản ánh thực chất, chính xác hơn sức khỏe tài chính của một bộ phận doanh nghiệp địa ốc hiện nay.

Không thể phủ nhận thị trường bất động sản đang xuất hiện nhiều động lực hồi phục, nhưng để các động lực được thẩm thấu và phát huy tác dụng, thời gian là yếu tố cần thiết. Do đó, sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản khó có thể cải thiện rõ trong một sớm một chiều, nhất là trong năm 2024. Việc xử lý các khoản nợ đến hạn và lượng tồn kho tăng cao vẫn đang là bài toán lớn đè nặng lên vai những chủ đầu tư bất động sản.

Câu chuyện dòng vốn cần được hóa giải

Theo thống kê từ VietstockFinance, tổng dư nợ vay của 116 doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán tại ngày 30/6/2024 là hơn 491.000 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Nếu so với đầu năm 2020, mức dư nợ vay này tăng tới gần 60%.

Còn về lượng hàng tồn kho, con số ghi nhận được là hơn 396.800 tỷ đồng, tăng hơn 12.800 tỷ đồng (3%) so với đầu năm.

Rõ ràng, những khó khăn cơ bản của các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn hiện hữu. Kể cả đối với các doanh nghiệp lớn, dù ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cải thiện thì "nút thắt" về tài chính hiện nay vẫn chưa thực sự được hóa giải.

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) là một minh chứng. Dù rằng, doanh nghiệp này được đánh giá là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hành trình hồi phục khi ghi nhận 170 tỷ đồng doanh thu thuần, 102 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng đầu năm, song thực chất, khó khăn về dòng vốn vẫn đang là áp lực lớn đối với doanh nghiệp.

Theo báo cáo tài chính được kiểm toán, nợ vay PDR đã tăng 35%, từ mức 3.105 tỷ đồng lên 4.184 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu do tăng vay ngân hàng và một số bên khác. Cùng với đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng ghi nhận tăng, từ 12.199 tỷ đồng lên 12.524 tỷ đồng trong nửa đầu năm.

Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Hay như CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã: KDH), doanh nghiệp này ghi nhận nợ vay đạt 7.740 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản, tăng 22% so với thời điểm cuối năm 2023. Trong đó, chủ yếu là tăng vay dài hạn tại các ngân hàng nhằm tài trợ cho các dự án trọng điểm như Khu nhà ở Bình Trưng Đông, Khu trung tâm dân cư Tân Tạo - khu A và Khu nhà ở Bình Hưng 11A.

Còn về hàng tồn kho, doanh nghiệp ghi nhận tăng mạnh từ mức 18.786 tỷ đồng lên 21.553 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản dù bớt trầm lắng và nguội lạnh, không có nghĩa sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp đã trở lại bình thường.

Nhìn nhận từ thực tế có thể thấy, nhiều dự án vẫn chưa được tháo gỡ vướng mắc pháp lý, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vẫn còn nan giải, trong khi nợ vay, nợ trái phiếu đến hạn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Tuy nhiên, đối với vấn đề pháp lý, ông Đính cho rằng hiện đã có cơ sở để giải quyết do các luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản đã được thông qua và có hiệu lực. Song về vấn đề dòng vốn, đây vẫn là khó khăn chưa nhìn thấy hồi kết.

"Vậy nên, một trong những nhiệm vụ hàng đầu giúp cải thiện tình hình sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản thời điểm hiện tại là hóa giải "nút thắt" về dòng vốn", TS. Nguyễn Văn Đính nói.

Theo chuyên gia, để giải quyết khó khăn về dòng vốn cho doanh nghiệp, việc hạ lãi suất cho vay là chưa đủ. Bởi 6 tháng đầu năm, lãi suất cho vay đã về mức thấp nhưng khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn không cải thiện; tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chưa đầy 5%.

Do đó, cùng với lãi suất đảm bảo ở mức thấp, các ngân hàng cũng cần nới các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được giải ngân vốn.

Cùng nhìn nhận vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS. Huỳnh Thanh Điền cho rằng, bên cạnh mặt bằng lãi suất cần được duy trì ở mức thấp dưới 6% thì cần nghiên cứu ban hành thêm các gói tín dụng hỗ trợ người mua nhà, không chỉ với người mua nhà ở xã hội mà có thể là cho tất cả các đối tượng mua nhà lần đầu. Nguồn cầu từ người mua cao sẽ thúc đẩy việc bán hàng của các doanh nghiệp bất động sản. Đây cũng là cách để khơi thông dòng tiền cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các Bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản, nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 4 luật mới được thông qua, đặc biệt là cần đảm bảo tính đồng bộ giữa 4 bộ luật, để giúp doanh nghiệp, người dân dễ dàng áp dụng.

"Đối với cộng đồng doanh nghiệp, giai đoạn tới cần hướng đến các dự án có đất sạch, pháp lý rõ ràng, hoàn thiện. Điều này sẽ giúp tiến trình giải ngân vốn của các ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng ngày càng thận trọng trước rủi ro nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần hướng đến phát triển các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực để đảm bảo thanh khoản. Có như vậy, cung - cầu mới gặp nhau và tín dụng mới dễ dàng chảy vào", ông Điền nói thêm./.

Nguồn: Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

reatimes.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vốn FDI tiếp tục

Vốn FDI tiếp tục 'chảy' vào Việt Nam: Bất động sản công nghiệp 'lên ngôi'?

Việt Nam đang khẳng định được uy tín khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn đầu tư và kinh doanh.
Cởi nút thắt phân hóa và cục bộ cho phân khúc bất động sản nhà ở

Cởi nút thắt phân hóa và cục bộ cho phân khúc bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản đã “khép” lại năm 2024 với sự phục hồi tích cực. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường không đồng đều mà diễn ra theo hướng phân hóa rõ nét giữa các phân khúc, khu vực, loại hình sản phẩm và cả doanh nghiệp cung ứng.
TPHCM phân quyền cải tạo chung cư cũ cho các quận, huyện và TP Thủ Đức

TPHCM phân quyền cải tạo chung cư cũ cho các quận, huyện và TP Thủ Đức

UBND TPHCM vừa ban hành quyết định về ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn. Thời gian ủy quyền đến hết ngày 31/12/2027.
Những diễn biến trái chiều của thị trường nhà ở

Những diễn biến trái chiều của thị trường nhà ở

CBRE Việt Nam nhận định, năm 2024 ghi nhận xu hướng trái ngược giữa hai thị trường nhà ở trọng điểm. Trong khi TPHCM tiếp tục có nguồn cung mở bán mới hạn chế thì nguồn cung mới của thị trường nhà ở tại Hà Nội tăng trưởng mạnh.
Bộ Tài chính nói gì về "đánh thuế bất động sản thứ hai"?

Bộ Tài chính nói gì về "đánh thuế bất động sản thứ hai"?

Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

Quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

Chính phủ ban hành Nghị định số 8/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

Các tin khác

Nhiều bất cập trong việc áp dụng bảng giá đất

Nhiều bất cập trong việc áp dụng bảng giá đất

Ngày 10/1, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam".
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 trong khi bất động sản ở các phân khúc đất nền, chung cư, nhà ở thương mại… đều tăng thì tại phân khúc bất động sản công nghiệp giá đất, giá nhà xưởng cho thuê chỉ tăng nhẹ. Các khu vực có sự kết nối hạ tầng gia
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm tại TPHCM

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm tại TPHCM

Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường về tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm.
Thị trường bất động sản TPHCM đang phục hồi tốt

Thị trường bất động sản TPHCM đang phục hồi tốt

Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TPHCM vừa báo cáo kết quả thực hiện công tác tài nguyên và môi trường năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thị trường BĐS Công nghiệp tiếp tục là điểm sáng

Thị trường BĐS Công nghiệp tiếp tục là điểm sáng

Năm 2024, lĩnh vực bất động sản (BĐS) công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong tổng thể thị trường BĐS Việt Nam đang vượt qua giai đoạn khó khăn và trên đà hồi phục.
Bình Định giải trình về ý kiến quy hoạch chung khu công nghiệp hơn 820ha

Bình Định giải trình về ý kiến quy hoạch chung khu công nghiệp hơn 820ha

UBND tỉnh Bình Định vừa có giải trình về quy mô lập Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu công nghiệp Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Chống lãng phí đất đai hiệu quả: Cần bắt đầu từ việc "phòng" lãng phí

Chống lãng phí đất đai hiệu quả: Cần bắt đầu từ việc "phòng" lãng phí

Xử lý hậu quả các sai phạm liên quan đến lãng phí nguồn lực đất đai là nhiệm vụ quan trọng, nhưng để xóa bỏ tình trạng này thì đó chưa phải là tất cả. Để chống lãng phí nguồn lực đất đai hiệu quả, việc phòng lãng phí thông qua một thể chế hoàn thiện, đủ sức răn đe là giải pháp căn cơ hơn hết.
Thúc đẩy giải ngân gói tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội

Thúc đẩy giải ngân gói tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội

NHNN vừa có công văn số 55/NHNN-TD gửi 9 NHTM khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. NHNN sẽ không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng đó.
Giao 8.694,2m2 đất cho UBND huyện Phú Xuyên thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu đấu giá

Giao 8.694,2m2 đất cho UBND huyện Phú Xuyên thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu đấu giá

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định Số 6761/QĐ-UBND về việc giao 8.694,2m2 đất tại xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu Đồng Vườn, thôn Nam Quất, xã Nam Triều.
Đề xuất UBND cấp tỉnh được chấp thuận thí điểm nhà ở thương mại vừa túi tiền

Đề xuất UBND cấp tỉnh được chấp thuận thí điểm nhà ở thương mại vừa túi tiền

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị bổ sung quy định UBND cấp tỉnh được chấp thuận dự án thí điểm đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS).
Cơ hội mới cho nhà ở xã hội

Cơ hội mới cho nhà ở xã hội

Trong vòng 5 năm tới, ngân sách dự kiến sẽ bố trí khoảng 16.500 tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ lãi suất cho vay nhằm phát triển các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) và hỗ trợ người có thu nhập thấp tiếp cận giấc mơ an cư.
Bất động sản sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Bất động sản sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, năm 2024 là năm bản lề, tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu hiện thực hóa cam kết tại thị trường BĐS năm 2025

Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu hiện thực hóa cam kết tại thị trường BĐS năm 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều sự hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển các dự án bất động sản. Đến năm 2025, những mối quan hệ hợp tác này sẽ được hiện thực hóa.
Thị trường bất động sản năm 2025: Thời cơ mới, chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường bất động sản năm 2025: Thời cơ mới, chu kỳ tăng trưởng mới

Theo dự báo của các chuyên gia, khả năng thị trường sẽ theo kịch bản đi lên, bởi tất cả các chỉ báo hiện nay đều cho thấy bất động sản 2025 có nhiều cơ sở để tăng trưởng.
Năm 2024, nguồn cung bất động sản tăng trưởng mạnh

Năm 2024, nguồn cung bất động sản tăng trưởng mạnh

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS),tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81 nghìn sản phẩm bất động sản (BĐS) chào bán, tăng hơn40% so với năm 2023.
Nhu cầu mua nhà ở thực ngày càng tăng cao

Nhu cầu mua nhà ở thực ngày càng tăng cao

Tổ công tác Nghiên cứu thị trường VARS cho biết, nhu cầu mua nhà ở thực ngày càng tăng cao. Trong đó, nhà ở xã hội và nhà ở thương mại vừa túi tiền là những phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực chính của thị trường. Với nhà ở cao cấp, hạng sang, nhu cầu đang có xu hướng tăng cùng sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, thượng lưu; song chỉ chiếm một phần tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu nhu cầu nhà ở.
Hà Nội cảnh báo thu hồi dự án nhà ở xã hội của Handico và Viglacera

Hà Nội cảnh báo thu hồi dự án nhà ở xã hội của Handico và Viglacera

UBND TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báovề việc thu hồi dự án nhà ở xã hội của liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Viglacera (Viglacera) và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) tại Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, nếu các doanh nghiệp này không sớm triển khai dự án.
Nguồn cung tăng nhưng giá bất động sản năm 2025 sẽ khó giảm

Nguồn cung tăng nhưng giá bất động sản năm 2025 sẽ khó giảm

Theo các chuyên gia nhận định, hết năm 2025, các quy định của luật mới chưa được áp dụng hoàn toàn, do đó giá đất dự báo vẫn sẽ ở mức hợp lý. Tuy nhiên năm 2026 - 2027, nếu không có căn chỉnh kỹ thuật tốt, giá bất động sản sẽ bị đẩy lên mức cao hơn, bất hợp lý hơn, thị trường sẽ lại khó khăn.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động