Chuyên gia: Xu hướng chính sách nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng
Chia sẻ tại sự kiện và giới thiệu Kinh tế vĩ mô 2023 và những thay đổi trong chính sách thuế để cải thiện tăng trưởng ngày 9/12, PGS, TS Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho rằng, trước tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 chậm lại.
Chuyên gia Phạm Thế Anh |
Các yếu tố cơ bản dẫn đến xu hướng này là giá nhiên liệu, điện nước tăng; giá lương thực tăng do thời tiết không thuận lợi. Cùng với đó là xung đột chính trị trên thế giới và tỷ giá tăng.
Ông Phạm Thế Anh đánh giá, tốc độ tăng trưởng trung bình đang chậm lại qua các giai đoạn và tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn trở nên biến động hơn. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2023 đạt 4,2%. Tăng trưởng hiện được cải thiện nhưng vẫn thấp, tăng trưởng cao dần qua các quý nhưng thấp hơn nhiều con số trung bình 5 năm của giai đoạn trước COVID – 19.
Trong năm 2023, dịch vụ lưu trú và ăn uống không còn đột biến, dịch vụ tài chính tăng chậm lại trong khi kinh doanh bất động sản tiếp tục suy giảm. Sản xuất công nghiệp suy giảm, 9/11 tháng đầu năm, chỉ số quản lý thu mua (PMI) ở dưới ngưỡng 50 điểm, kéo dài chuỗi suy giảm của ngành chế biến chế tạo. PMI tháng 11 giảm mạnh trở lại dưới ngưỡng 50 điểm.
Bên cạnh đó, sản lượng giảm và đơn hàng xuất khẩu giảm nhưng chi phí đầu vào gia tăng. Tiêu dùng tăng trưởng chậm lại qua các quý. Tổng mức bán lẻ tăng tốt nhưng chậm lại dần qua các quý (quý I tăng 13,9%; 6 tháng đầu năm tăng 10.9%, 11 tháng năm 2023 tăng 9.6%). Về cơ bản, sức mua trong nước vẫn yếu do thu nhập, tài sản giảm sút và tâm lý thận trọng.
Số liệu cho thấy, đầu tư nhà nước tăng tốc nhưng cũng chỉ đạt 75% kế hoạch năm sau 11 tháng (thiếu động lực, vướng pháp lý, giá nguyên vật liệu cao. Hiện nay doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu/cổ phiếu, và đặc biệt là đầu ra của doanh nghiệp gặp khó, niềm tin giảm sút.
Đầu tư công, xuất khẩu, FDI là điểm sáng
Theo ông Phạm Thế Anh, bên cạnh những khó khăn, điểm sáng của nền kinh tế hiện nay là sự tăng trưởng tích cực của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và sự tăng trưởng trở lại của công nghiệp và xây dựng, sự hồi phục của ngành chế biến chế tạo. Cùng với đó, đầu tư công đang giúp thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng. Sản xuất và phân phối điện được cải thiện nhờ thời tiết.
Đầu tư Nhà nước tăng tốc, tuy chỉ đạt 75% kế hoạch năm sau 11 tháng do còn thiếu động lực và đối mặt với vướng mắc về pháp lý, giá nguyên vật liệu tăng cao.
Nền kinh tế đang đặt kỳ vọng vào FDI. Sau 11 tháng năm 2023, FDI đăng ký đạt 28,85 tỷ USD, FDI thực hiện đạt 20,25 tỷ USD. Các địa phương dẫn đầu thu hút FDI (trên 1 tỷ USD) có xu hướng chuyển dịch ra phía bắc, gồm: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Nghệ An, Bắc Ninh.
Các nước đứng đầu về FDI vẫn đến từ Đông Á, gồm: Singapore, Hồng Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Mỹ và EU đang được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hoạt động FDI, kéo theo công nghiệp chế biến chế tạo phát triển. Đây cũng là lĩnh vực tiếp tục dẫn đầu thu hút FDI nhờ các lợi thế từ các FTA, sự chuyển dịch đầu tư ra khỏi Trung Quốc và chi phí nhân công thấp.
“Xuất khẩu đang cải thiện dần trong bối cảnh thương mại quốc tế đã có sự cải thiện trong nửa cuối năm 2023. Tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng năm 2023 đạt 322,5 tỷ USD, xuất siêu hàng hóa đạt mức kỷ lục 25,8 tỷ USD sau 11 tháng. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng trưởng ấn tượng’ – ông Phạm Thế Anh dẫn chứng.
Xu hướng chính sách trong nước tiếp tục là nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên chính sách tiền tệ dù chưa phải đảo chiều nhưng sẽ cẩn trọng hơn với lạm phát.
Dự báo về tình hình kinh tế 2024, Kinh tế trưởng Trung tâm VESS cho rằng, sự khó khăn của kinh tế Mỹ và EU sẽ còn kéo dài có thể khiến sự hồi phục hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng vừa qua chỉ là tạm thời.
Đánh giá về vấn đề lạm phát, ông Thế Anh cho rằng, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm chậm. Lạm phát tăng giảm chủ yếu phụ thuộc vào chi phí đẩy.
“Giá cả những nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng chậm thể hiện nhu cầu tiêu dùng yếu. Dự báo, lạm phát khó có thể tăng mạnh trong điều kiện tổng cầu thấp (thu nhập và tài sản sụt giảm), tín dụng tăng chậm. Năm 2024, xu hướng chính sách trong nước sẽ tiếp tục nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng”,
Theo chuyên gia này, trong bối cảnh này, các biện pháp tài khóa nên được ưu tiên sử dụng, do dư địa còn nhiều, thể hiện ở mức nợ công giảm và ổn định ở mức vừa phải. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp so với ngân sách nhà nước không quá căng thẳng. Nợ công nước ngoài thấp, lãi suất vay nợ trái phiếu Chính phủ thấp, kỳ hạn trái phiếu Chính phủ lành mạnh.
“Việc tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, một số biện pháp khác nên được xem xét, bao gồm: giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá thiết yếu nội địa; phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thực. Bên cạnh đó là bổ sung, xây dựng mới các trường học công đáp ứng đủ nhu cầu xã hội; nâng mức thu nhập chịu thuế và/ hoặc giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân..." - ông Phạm Thế Anh đề xuất.
Nguồn: Chuyên gia: Xu hướng chính sách nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng
Tin liên quan
Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán 21/01/2025 16:34
Rủi ro địa chính trị Trung Đông giảm bớt ảnh hưởng gì tới giá dầu? 21/01/2025 16:19
Cùng chuyên mục
Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân
Góc nhìn chuyên gia 20/01/2025 11:00
Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?
Góc nhìn chuyên gia 04/01/2025 18:00
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió
Góc nhìn chuyên gia 03/01/2025 10:00
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Góc nhìn chuyên gia 29/12/2024 16:33
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Các tin khác
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00