TS. Nguyễn Đình Cung: Không nên quá phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, cần tư duy theo hướng sản xuất toàn cầu
Ngày 5/12, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cùng Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tổ chức tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu".
Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận khi nói đến phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia vào chuỗi liên kết với doanh nghiệp FDI.
"Thay vì nghĩ rằng khi doanh nghiệp FDI vào và sẽ hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam, cần tư duy theo hướng sản xuất toàn cầu. Ví dụ như Thái Lan sản xuất phụ tùng ô tô quy mô lớn và các quốc gia đều phải mua của họ", ông nói.
Ông cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực nội tại, làm ngành cung ứng cho tất cả, không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, như thế thì quy mô sẽ rất nhỏ.
Cũng nói về công nghiệp phụ trợ mà cụ thể là ngành sản xuất lắp ráp ô tô, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR, cho biết ngành này không phát triển mạnh mẽ được như xe máy hay dòng xe thương mại do phụ thuộc nặng nề vào phụ tùng, linh kiện nhập khẩu.
Mặc dù một số bộ phận đơn giản và thâm dụng lao động như ghế ô tô đã được sản xuất trong nước nhưng các phụ tùng, linh kiện phức tạp như động cơ và hộp số thường được nhập khẩu từ các chi nhánh của công ty mẹ hoặc từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Hiện tỷ lệ nội địa hoá chỉ chiếm khoảng từ 10 - 20% đối với sản phẩm ô tô, thấp hơn nhiều so với mức 45% của Thái Lan.
Hiện Việt Nam có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động nhưng chỉ có 81 nhà cung ứng cấp 1 và 145 nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3.
Chuyên gia VEPR cho hay ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời muộn, tham gia chủ yếu vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.
Các doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp các chi tiết có giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động như lốp, ắc quy và dây điện. Việt Nam có khoảng 200 - 300 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực sản xuất và công nghệ thấp.
Ngoài ra, các chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, còn chưa đủ hấp dẫn để thực sự khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Đây chính là một trong những nút thắt, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Các tin khác
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00