Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục
Vì sao sơn móng tay nhiều gây hại cho sức khỏe?
Trong một lọ sơn móng tay với các màu sắc bắt mắt có nhiều thành phần hóa chất khác nhau. Các thành phần chính gồm: Acetone, ethyl acetate, phthalate dibutyl, formaldehyde, toluene... Các hóa chất này sẽ mài mòn, tổn thương trực tiếp tới móng tay khiến móng tay dễ bị nứt, gãy.
Hơn nữa, có 3 chất không chỉ gây tác động nghiêm trọng đến móng tay mà còn gây hại cho sức khỏe người làm móng và người sơn móng như: Dibutyl phthalate, formaldehyde và toluene.
Ngoài các chất trên, trong thành phần của một lọ sơn móng tay còn chứa cả sắc tố khoáng sản, bột màu tổng hợp. Những sắc tố cùng bột màu này khi tiếp xúc trong thời gian dài ở móng sẽ làm vàng hoặc thâm màu móng.
Trong sơn móng tay có nhiều màu sắc bắt mắt thường chứa nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe. |
Hơn nữa, trước khi sơn móng tay, để có được bộ móng đẹp thường phải cắt tỉa, sửa móng, lấy đi da thừa quanh móng, mài mòn bề mặt móng. Quá trình này khiến móng bị tổn thương, mất đi lớp sừng cứng bảo vệ làm cho móng dễ bị nhiễm khuẩn...
Các tác hại thường gặp do sơn móng tay thường xuyên
Móng tay mềm yếu, dễ gãy: Các chất formaldehyde, acetone, toluene có tác dụng giúp làm cứng móng, bền màu nước sơn. Đồng thời nó cũng là thủ phạm khiến móng tay mỏng dần, giòn, dễ bị xước, gãy. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng viêm da, nấm móng, làm mủ rất nguy hiểm.
Dễ bị nhiễm nấm móng: Quá trình cắt tỉa, mài mòn móng khiến móng dễ bị tổn thương và nhiễm vi nấm. Ở người thường xuyên sơn móng tay có nguy cơ nhiễm nấm candida hoặc trichophyton rất cao.
Khi bị nhiễm nấm, ở kẽ móng hoặc gốc móng tay sẽ tạo mủ, viêm sưng... có nguy cơ bị bội nhiễm mất móng hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sâu hơn. Nhiều trường hợp còn gây biến dạng móng tay.
Khi móng bị tổn thương, sẽ rất bị lây bệnh truyền nhiễm khác nếu sử dụng chung dụng cụ làm móng.
Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: Trong thành phần của sơn móng tay có chứa hoạt chất triphenyl phosphate. Đây là chất được dùng để tạo độ bền và giúp sơn móng tay mềm mại hơn. Chất này có mùi hắc, khi ngửi và tiếp xúc nhiều sẽ gây ra tình trạng choáng váng, buồn nôn. Nếu tiếp xúc thường xuyên trong một thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh lâu dài.
Ngoài ra, chất toluene có trong sơn móng tay khi bốc hơi cũng kích thích thần kinh trung ương gây buồn nôn; làm cay mắt, kích thích cổ họng và phổi gây ho...
Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong sơn móng tay có chất toluen - là một loại dung môi nhằm giữ cho màu móng bền và luôn bóng đẹp. Tuy nhiên, toluen được xác định là có ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương, tác động đến các mô tế bào não, gan, thận ngay sau khi hít vào. Chất này rất bất lợi đối với sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, có nguy cơ sảy thai nếu thường xuyên tiếp xúc. Chính vì thế, ở phụ nữ mang thai, không nên thường xuyên sơn móng tay. Phụ nữ trong thời gian mang thai càng không nên làm nghề sơn móng tay.
Gây hại tim, gan, phổi: Ngoài toluene thì chất benzen có trong sơn tẩy móng khi hít vào phổi cũng hấp thu rất nhanh, tiếp đến vào gan, tủy sống, tế bào mỡ... Chất này sẽ ảnh hưởng tới các chất trong tủy xương, cản trở sự tạo máu. Sau đó gắn vào các protein, ADN, làm trở ngại tăng trưởng, tái tạo, gây đột biến tế bào.
Nguy cơ gây ung thư: Chất formaldehyde có thể gây ung thư được chúng ta biết đến từ lâu. Nếu thường xuyên tiếp nhiễm phải chất này sẽ có thể gây suy hô hấp, ung thư phổi, ung thư họng…
Trong một số loại sơn móng kém chất lượng còn có các thành phần kim loại nặng, chứa độc tố cao, lâu dần tích tụ sẽ ảnh hưởng hệ miễn dịch, sinh sản và các bệnh nguy hiểm khác. Các sản phẩm sơn móng tay kém chất lượng thường có giá rẻ nên được nhiều người sử dụng. Trong các loại sơn này có màu sắc cực kỳ bắt mắt, không chỉ chứa một số thành phần kim loại nặng mà chúng còn có chứa sudan. Sudan là hóa chất có độc tố cao, có nguy cơ gây ung thư cao nếu tiếp nhiễm lâu dài.
Vệ sinh, chăm sóc bàn tay, móng tay thường xuyên để có móng tay khỏe đẹp. |
Cần làm gì để sơn móng tay an toàn?
-
Không dùng các loại nước sơn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Khi mua sơn móng tay cần chú ý đến các thành phần. Theo đó nên lựa chọn các sản phẩm sơn móng tay có thành phần tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng. Không sử dụng sản phẩm có chứa các chất gây hại như dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde.
-
Nên sử dụng bộ dụng cụ cắt tỉa móng riêng, sơn riêng.
-
Không sơn móng quá nhiều, mỗi năm tối đa chỉ sơn 6 lần để móng có thời gian phục hồi.
-
Người làm nghề sơn móng, nên đeo găng tay, khẩu trang để hạn chế tối đa việc tiếp xúc/hít phải các hóa chất có trong sơn.
-
Phụ nữ có thai không nên sơn móng tay.
-
Hằng ngày sử dụng sản phẩm dưỡng da và dưỡng móng tay vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nguồn:Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục
Tin liên quan
Dự án cầu Giải phóng 9 (tỉnh Kiên Giang): Dính kiến nghị vì không đồng tình về cách đánh giá hợp đồng tương tự 28/01/2025 08:00
Điện Biên: Đưa hương chè Shan tuyết bay xa 28/01/2025 06:00
Nguy cơ sức khỏe từ bữa ăn ngày tết 27/01/2025 08:00
Cùng chuyên mục
Nguy cơ sức khỏe từ bữa ăn ngày tết
Sức khỏe - Làm đẹp 27/01/2025 08:00
Mẹo ăn không tăng cân dịp lễ Tết
Sức khỏe - Làm đẹp 25/01/2025 13:35
5 cách làm đẹp với sữa tươi không đường
Sức khỏe - Làm đẹp 22/01/2025 16:07
4 công thức mặt nạ dưỡng tóc từ dầu ô liu
Sức khỏe - Làm đẹp 21/01/2025 16:09
Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ
Sức khỏe - Làm đẹp 16/01/2025 10:00
Lý do bạn nên giữ ấm mắt cá chân và ngâm chân vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 15/01/2025 08:00
Các tin khác
Mách bạn cách chăm sóc tóc để có kiểu dáng hoàn hảo
Sức khỏe - Làm đẹp 14/01/2025 13:05
10 siêu thực phẩm giàu magiê tăng cường sức khỏe trong mùa Đông
Sức khỏe - Làm đẹp 14/01/2025 11:05
Vì sao mùa lạnh nên ăn trái cây họ cam quýt?
Sức khỏe - Làm đẹp 13/01/2025 09:00
Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của quả ớt
Sức khỏe - Làm đẹp 12/01/2025 09:00
4 loại thực phẩm giúp giữ ấm tay chân
Sức khỏe - Làm đẹp 11/01/2025 16:53
Những thức ăn tốt giúp bạn chống lại bệnh viêm phổi
Sức khỏe - Làm đẹp 11/01/2025 07:00
9 cách giúp bạn tỉnh táo mà không cần cà phê
Sức khỏe - Làm đẹp 10/01/2025 08:00
WHO lên tiếng về virus hMPV tại Trung Quốc
Sức khỏe - Làm đẹp 08/01/2025 20:01
7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh
Sức khỏe - Làm đẹp 08/01/2025 10:00
Hơn 3.800 ứng viên tham gia Cuộc Thi “Tôi Khỏe Đẹp Hơn 2024”
Sức khỏe 07/01/2025 13:47
5 lợi ích thần kỳ của tỏi rang trong mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 06/01/2025 18:02
8 điều bạn phải làm để giữ sức khỏe trong mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 05/01/2025 13:46
[Infographic] Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Sức khỏe - Làm đẹp 04/01/2025 13:34
8 hiểu lầm về chăm sóc sức khỏe trong mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 03/01/2025 10:44
8 điều cấm kỵ khi tắm vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 02/01/2025 19:17
Trời lạnh, ăn gì để giữ ấm cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/12/2024 16:10
7 loại thức uống detox hỗ trợ giảm cân trước Tết
Sức khỏe - Làm đẹp 26/12/2024 16:44
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025
Sức khỏe - Làm đẹp 25/12/2024 16:23
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00