PVN: Muốn dừng, giảm cấp khí Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua
vninfor.vn
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hệ thống điện đang vận hành hết sức khó khăn bởi các hồ thủy điện thiếu nước do khô hạn; công tác cung cấp nhiên liệu (than, dầu, khí) cho sản xuất điện không đáp ứng được yêu cầu vận hành.
Trong bối cảnh cấp bách như hiện nay, EVN vừa có văn bản số 2480/EVN-KTSX ngày 16/5/2023 gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Đạm Phú Mỹ), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau), đề nghị ưu tiên nhường khí cho sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô - tháng 5, 6 năm 2023.
Trong đó, EVN đề nghị trước mắt xem xét cho ngừng toàn bộ nhà máy đạm Cà Mau và đạm Phú Mỹ để nhường khí cho sản xuất điện từ nay cho đến hết tháng 5.
Liên quan đến vấn đề này, PVN cho biết, kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trên toàn quốc năm 2023 đã được Bộ Công Thương ban hành tại Quyết định số 2976/QĐ-BCT ngày 30/12/2022, trong đó sản lượng điện sản xuất từ khí thiên nhiên chiếm khoảng 10,4% tổng sản lượng quốc gia.
Theo kế hoạch này, dự kiến Petrovietnam và các bên trong hệ thống khí tại các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sẽ cung cấp khoảng 5,6 tỷ m3 khí (khu vực Đông Nam Bộ khoảng 4,3 tỷ m3 và Tây Nam Bộ khoảng 1,3 tỷ m3) cho sản xuất điện trong năm 2023.
Trên thực tế, do nhu cầu huy động khí thiên nhiên cho sản xuất điện trong Quý 1/2023 rất thấp, nên tính đến hết tháng 4/2023 lượng khí huy động cho các nhà máy điện chỉ đạt 96% so với kế hoạch của Bộ Công Thương đã giao.
Trước tình hình nhu cầu phụ tải hệ thống điện tăng cao, Petrovietnam và các bên trong các hệ thống khí đã phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật để tăng cường tối đa lượng khí thiên nhiên khai thác trong nước, đồng thời Petrovietnam cũng đã và thống nhất với Petronas để mua toàn bộ lượng khí khai thác từ cụm mỏ PM3-CAA với Malaysia nhằm gia tăng lượng khí cung cấp cho sản xuất điện trong nước.
Với các nỗ lực nêu trên, dự kiến trong năm 2023 Petrovietnam sẽ cung cấp khoảng 5,87 tỷ m3 khí thiên nhiên cho sản xuất điện (gồm 4,55 tỷ m3 khu vực Đông Nam Bộ và 1,32 tỷ m3 ở khu vực Tây Nam Bộ), dự kiến vượt 4,8% so với kế hoạch của Bộ Công Thương.
Điều đáng nói, tính đến thời điểm hiện nay, công suất huy động các nhà máy điện khí cao nhất chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng công suất các nguồn điện được huy động. Do vậy, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch cung cấp điện của Bộ Công Thương đã phê duyệt, nhà chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng cần phải huy động sự tham gia phát điện của nhiều nguồn phát điện khác ngoài điện khí (điện than, thuỷ điện, năng lượng tái tạo…).
Đối với các nhà máy đạm tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sử dụng nguồn khí thiên nhiên làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (không có nguyên liệu thay thế) kể từ năm 2006 đến nay. Nhu cầu tiêu thụ khí luôn duy trì ổn định ở mức khoảng 1,1 tỷ m3 khí mỗi năm cho 02 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của đất nước.
Việc lập kế hoạch cho nhu cầu sử dụng khí cũng như kế hoạch về bảo dưỡng, bảo trì các nhà máy đạm để tối ưu nguồn cung cấp khí được các bên phối hợp thực hiện và thống nhất tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của các hợp đồng mua bán khí có cam kết dài hạn.
Chủ sở hữu của các nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau là các công ty cổ phần nên các hoạt động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, các trường hợp dừng/giảm cấp khí dài hạn theo kế hoạch, đều phải được thông qua Đại hội đồng cổ đông của các công ty này trước khi thực hiện.
Việc dừng/giảm cấp khí ngoài kế hoạch cho các nhà máy đạm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm phát sinh nhiều hệ lụy đến các bên liên quan và sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận, thiện chí, sự hợp tác chia sẻ của cổ đông các nhà máy đạm.
PVN cho rằng, việc dừng/giảm khí thiên nhiên của các nhà máy đạm cũng không giúp nhiều (gần 1%) cho việc đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia.
Tin liên quan
Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường? 26/07/2024 12:00
Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm của EVN 26/04/2024 21:25
Cùng chuyên mục
Xu hướng đầu tư bất thường từ Trung Quốc
Kinh tế - Tài chính 07/09/2024 13:00
Sóc Trăng thu hút đầu tư vào KCN, CCN
Kinh tế 07/09/2024 10:00
Người giàu Trung Quốc tích cực đổ tiền ra nước ngoài
Kinh tế 07/09/2024 07:00
Nhà xưởng xanh: "Chìa khóa" thu hút vốn FDI
Kinh tế 06/09/2024 16:00
Thông tư 02: Có nên gia hạn tiếp sau 2024?
Kinh tế 05/09/2024 13:00
Điều gì đang xảy ra với kinh tế châu Âu?
Kinh tế 05/09/2024 11:00
Các tin khác
Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt
Kinh tế - Tài chính 04/09/2024 21:45
Các ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm
Kinh tế 04/09/2024 12:00
Vì sao Hải Dương thu hút nhiều dự án đầu tư
Kinh tế 04/09/2024 10:00
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%
Kinh tế 04/09/2024 08:00
Phát triển cơ sở nhà đầu tư tổ chức trên thị trường vốn, hướng đi nào?
Kinh tế 03/09/2024 11:00
Tập đoàn Trường Hải lãi 1.011 tỷ đồng nửa đầu năm
Kinh tế - Tài chính 03/09/2024 09:20
Lạm phát ổn định, FED thêm tự tin giảm lãi suất
Kinh tế 02/09/2024 17:00
Kỷ nguyên kinh tế mới
Kinh tế 02/09/2024 14:00
Bánh kẹo Hải Hà (HHC) bớt "ngọt"?
Kinh tế 02/09/2024 11:00
Những chỉ báo kinh tế kỳ lạ trong thời kỳ suy thoái
Kinh tế 02/09/2024 08:00
Báo cáo việc làm Mỹ sẽ đẩy hay “dìm” giá vàng tuần tới?
Kinh tế 01/09/2024 17:00
“Đau đầu” với phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần làm gì?
Kinh tế 01/09/2024 15:39
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt 6% trong năm 2024
Kinh tế 01/09/2024 15:00
Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án
Kinh tế 01/09/2024 09:25
Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước
Kinh tế 01/09/2024 07:00
Vàng thế giới tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ
Kinh tế 31/08/2024 09:00
Cảnh báo lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng trước kỳ nghỉ lễ 2-9
Kinh tế - Tài chính 31/08/2024 08:10
Cảng Chu Lai mở thêm các tuyến hàng hải mới
Kinh tế 30/08/2024 16:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00