Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?
Sau khi trao Quy chế Quan hệ thương mại bình thường cho Việt Nam vào năm 2001, Mỹ đã xếp Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường”. Điều này đã đặt Việt Nam vào thế bất lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Để giành lại sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam đã nỗ lực để Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9/2023, Việt Nam đã chính thức yêu cầu Mỹ dỡ bỏ việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Một tháng sau chuyến thăm, Bộ Thương mại Mỹ đã nhất trí mở cuộc điều tra về việc đưa Việt Nam khỏi danh sách này, dự kiến sẽ công bố quyết định vào cuối tháng 7 năm nay.
Hãy cùng nhìn nhận những nỗ lực của Việt Nam theo sáu tiêu chí nền kinh tế thị trường mà Mỹ đưa ra.
Mức độ chuyển đổi của đồng tiền: Nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam là một mục tiêu đã được khẳng định trong Pháp lệnh Ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, mở rộng biên độ từ 1% lên 3% năm 2015, và hiện tại là 5%.
Để đồng Việt Nam trở thành đồng tiền thực tế tự do chuyển đổi, Việt Nam đã đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo các cân đối vĩ mô như kiểm soát lạm phát thành công trong những năm qua, xóa bỏ tình trạng đô la hóa nền kinh tế và tăng cường niềm tin của người dân với đồng Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng tăng dự trữ ngoại tệ, hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối và đổi mới chính sách tiền tệ tỷ giá.
Thạc sĩ PHAN MINH HOÀ - Giảng viên Kinh tế, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam |
Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động: Việt Nam đã có đầy đủ các bộ luật để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên như Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật phòng chống mua bán người. Cá nhân tôi tin rằng, việc xác định tiền lương đã thực sự thông qua thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động, dù xin lưu ý đây là một điểm mà phía phản đối ở Mỹ vẫn đang có những tranh cãi
Việt Nam cũng tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó Việt Nam đồng ý trao cho các liên đoàn lao động độc lập một vai trò lớn hơn. Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và tiếp tục ứng cử trong nhiệm kỳ tới, thể hiện nỗ lực bảo vệ quyền con người và quyền của người lao động.
Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế: Việt Nam đã đáp ứng tiêu chí này rất rõ ràng. Đất nước hình chữ S đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhiều doanh nghiệp Mỹ đã và đang đầu tư tại Việt Nam. Khu vực FDI đóng góp trên 20% GDP, 50% giá trị sản xuất công nghiệp và 70% xuất khẩu của Việt Nam.
Sau gần 40 năm Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. (Hình: Pexels) |
Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân: Việc Việt Nam nhấn mạnh kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo là một điểm mà phía phản đối hay sử dụng để lập luận Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, theo Luật sư Eric Emerson từ công ty luật Steptoe LLP đại diện cho Bộ Công Thương Việt Nam, Việt Nam ít can thiệp vào các doanh nghiệp nhà nước hơn Ấn Độ, đồng thời cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài so với Indonesia, Canada và Philippines – những nước đã được Mỹ coi là nền kinh tế thị trường.
Trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước đã được cắt giảm, và qua các kỳ Đại hội Đảng, vai trò của kinh tế tư nhân đã chính thức được khẳng định và nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội Đảng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất hai triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65%.
Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả: Việt Nam đã từ bỏ kiểm soát giá cả. Luật Giá 2023 đã loại trừ các mặt hàng như điện, muối, đường, chỉ giữ lại chín mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá: xăng, dầu diesel, khí dầu mỏ hóa lỏng, sữa công thức cho trẻ em, gạo, thức ăn gia súc, vaccine, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thiết yếu cho con người. Các biện pháp can thiệp cũng được quy định rõ chỉ sử dụng trong thời gian nhất định do lý do khẩn cấp như thiên tai hay gián đoạn chuỗi cung ứng.
Các yếu tố khác: Các yếu tố này tùy Bộ Thương mại Mỹ quyết định và có thể bị ảnh hưởng bởi một số lý do khác.
Vậy Mỹ có nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?
Chúng ta nên trả lời câu hỏi này căn cứ vào những nỗ lực đáng kể mà Việt Nam thực hiện. Chúng ta cũng có thể nhìn vào danh sách 72 nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn và/hoặc phát triển như Trung Quốc (2004), Nga và các thành viên ASEAN (2007), Australia, New Zealand (2008), Ấn Độ, Hàn Quốc (2009), Nhật Bản (2011), các thành viên của Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu EFTA như Na Uy, Thụy Sỹ (2012), Canada (2016) và Vương quốc Anh (2023).
Với những nỗ lực Việt Nam đã thực hiện và sự ghi nhận của những đối tác lớn, Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phản đối đến từ một số nghị sĩ ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ, Liên minh Tôm miền Nam, Hiệp hội chế biến tôm Mỹ, Liên minh các nhà sản xuất và công nhân thép, v.v.
Sẽ luôn luôn tồn tại những quan điểm khác nhau trong kinh tế, xuất phát từ lợi ích khác nhau của các bên. Từ phía Việt Nam, sau hơn hai thập kỷ chịu bất lợi trong những vụ kiện chống bán phá giá, việc được Mỹ công nhận sẽ giải phóng những trở ngại cho xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các đối tác còn lại công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Đối với Mỹ, để quyết định trì hoãn hay chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, họ sẽ cân nhắc ý kiến từ cả hai chiều. Trên góc nhìn kinh tế học, chính phủ nên quyết định dựa trên lợi ích của toàn xã hội chứ không phải của một vài nhóm lợi ích.
Thương mại tự do sẽ mang lợi ích lớn cho người tiêu dùng, như hạ giá sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn, thúc đẩy hợp tác cùng mở rộng thị trường, mặc dù có thể một vài nhóm ngành sản xuất nội địa sẽ không nhận được bảo hộ nữa. Các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam và đang sản xuất đầu tư tại Việt Nam sẽ có lợi khi Việt Nam được công nhận là kinh tế thị trường.
Mỹ cần tận dụng cơ hội để tiếp tục xây dựng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh của Mỹ cũng đang tận dụng những hiệp định thương mại mà họ đã ký kết với Việt Nam.
Nguồn: Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Giá vàng vẫn tăng chóng mặt
Kinh tế 23/11/2024 18:00
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?
Kinh tế 23/11/2024 15:00
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN
Kinh tế 23/11/2024 14:00
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Kinh tế 23/11/2024 06:00
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 18:25
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Kinh tế 22/11/2024 16:00
Các tin khác
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?
Kinh tế 22/11/2024 14:57
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang
Kinh tế 22/11/2024 13:00
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển
Kinh tế 22/11/2024 11:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
Kinh tế 22/11/2024 08:00
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?
Kinh tế 21/11/2024 17:00
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 13:00
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Kinh tế 21/11/2024 12:00
Động lực thúc đẩy một số nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
Kinh tế 21/11/2024 06:00
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 16:12
Giá vàng bất ngờ tăng mạnh 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế 19/11/2024 14:54
Vì sao phí ship từ Trung Quốc về Việt Nam rẻ hơn cả giao nội địa
Kinh tế 19/11/2024 13:15
Quy định mới về lãi suất và định hướng điều hành tiền tệ hiện nay
Kinh tế 19/11/2024 09:04
Bình ổn thị trường vàng bắt đầu từ “giải phóng” nguồn cung
Kinh tế 19/11/2024 06:00
Thuế quan dưới thời ông Trump có đáng lo?
Kinh tế 18/11/2024 15:00
Vì sao nhu cầu vàng Việt Nam ngược chiều thế giới?
Kinh tế 18/11/2024 14:45
Ai vừa được ông Trump chọn để cắt giảm hàng nghìn tỷ USD?
Kinh tế - Tài chính 18/11/2024 10:00
Hai đầu tàu kinh tế châu Á trì trệ, có đáng lo?
Kinh tế 17/11/2024 09:00
Châu Á cần củng cố sản xuất và thương mại trong bối cảnh mới
Kinh tế 17/11/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00