Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?
|
Là một người gần 20 năm phụ trách hoạt động nghiên cứu pháp lý cho Quốc hội, tôi cho rằng cần thiết phải thẩm định lại lập luận trên một cách độc lập và khách quan. Trước hết, câu hỏi đặt ra là: con số 90% này đến từ đâu, và nó có cơ sở thực chứng hay không?
Dữ liệu chính thức cho thấy không có mức thuế quan nào đạt tới 90%
Theo Báo cáo về Rào cản Thương mại nước ngoài năm 2024 của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) - nguồn tài liệu chính thức do chính phía Hoa Kỳ công bố - thì: Mức thuế MFN (tối huệ quốc) trung bình của Việt Nam là 9,4%; đối với hàng nông nghiệp là 17,1%; đối với hàng phi nông nghiệp là 8,1%.
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007 và đã ràng buộc toàn bộ các dòng thuế trong biểu cam kết. Từ góc nhìn này, khó có thể tìm thấy dòng thuế nào chạm đến ngưỡng 90%.
"90%" dường như là một phép cộng mang tính hình ảnh hơn là con số pháp lý
Con số 90% - nếu có ý nghĩa thực tế - dường như được hình thành bằng cách cộng gộp nhiều khoản thuế và chi phí mà một số loại hàng hóa nhập khẩu đặc biệt (như rượu, thực phẩm cao cấp…) phải gánh chịu bao gồm Thuế nhập khẩu (MFN); Thuế tiêu thụ đặc biệt (tính theo giá bán, thường cao hơn giá nhập khẩu); Thuế giá trị gia tăng (VAT) và một số chi phí hành chính liên quan đến kiểm định chất lượng, đăng ký lưu hành, thủ tục hải quan…
Tuy nhiên, từ góc nhìn luật thương mại quốc tế, chỉ thuế nhập khẩu trực tiếp mới được xem là "thuế quan" theo định nghĩa trong WTO và các hiệp định thương mại tự do. Các loại thuế nội địa và chi phí hành chính chỉ được coi là rào cản phi thuế quan và phải được đánh giá trong bối cảnh cụ thể.
Hơn nữa, những khoản thuế gián thu như VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng đồng đều cho cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, vì vậy không thể được xem là hành vi bảo hộ hay phân biệt đối xử thương mại.
Ngoài ra, phương pháp gộp cộng các loại thuế và chi phí thành một chỉ số duy nhất như "thuế 90%" không phản ánh đúng cách đo lường mức độ bảo hộ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong kinh tế học thương mại, người ta sử dụng các khái niệm nhưmức bảo hộ danh nghĩa(nominal protection rate) vàmức bảo hộ hiệu dụng(effective protection rate), nhưng hai khái niệm này cũng được tính toán theo phương pháp thống nhất, có cơ sở lý thuyết rõ ràng, chứ không phải là phép cộng tùy nghi giữa các loại thuế và chi phí.
Do đó, việc sử dụng con số "90%" như một mức thuế quan là không chuẩn xác về mặt khái niệm, không hợp lệ về mặt pháp lý và thiếu thuyết phục về mặt học thuật.
![]() |
Việc sử dụng con số "90%" như một mức thuế quan là không chuẩn xác về mặt khái niệm, không hợp lệ về mặt pháp lý và thiếu thuyết phục về mặt học thuật. |
Những khác biệt về hệ thống thuế không đồng nghĩa với phân biệt đối xử
Mỗi quốc gia có một hệ thống thuế gián thu được thiết kế dựa trên cấu trúc kinh tế, mục tiêu chính sách và năng lực quản lý của riêng mình. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, thuế tiêu thụ đặc biệt thường được áp dụng để điều tiết hành vi tiêu dùng đối với các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có đường... Đây là chính sách nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chứ không phải nhằm phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu.
Ngay cả khi trong thực tế các mặt hàng nhập khẩu phải chịu gánh nặng thuế tổng thể cao hơn so với sản phẩm trong nước - do phương pháp tính thuế, chi phí tuân thủ hoặc định giá khác biệt - thì điều đó không mặc nhiên đồng nghĩa với sự vi phạm nghĩa vụ thương mại quốc tế, miễn là:
1. Các quy định được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
2. Không có hành vi đối xử khác biệt theo xuất xứ;
3. Quy trình ban hành, thực thi các chính sách là minh bạch và có thể dự đoán.
Trong luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt không phải là kết quả thuần túy về gánh nặng thuế, mà là quy trình và nguyên tắc áp dụng. Chính vì vậy, sự khác biệt về tổng gánh nặng thuế giữa hàng hóa Hoa Kỳ và hàng hóa nội địa Việt Nam (nếu có), cần được phân tích kỹ lưỡng và so sánh một cách hệ thống, chứ không thể lấy một số ít ví dụ đơn lẻ làm đại diện cho chính sách chung.
Hơn nữa, trong thực tiễn thương mại quốc tế, một số mặt hàng nhạy cảm như nông sản, thép, dệt may... thường bị áp mức thuế cao ở nhiều quốc gia, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, những mức thuế này không mặc nhiên bị xem là hành vi phân biệt đối xử, nếu được áp dụng theo biểu thuế công khai, không phân biệt đối tác thương mại và tuân thủ nguyên tắc MFN trong WTO.
Vì vậy, để xác lập hành vi phân biệt, không thể chỉ dựa trên mức thuế cao mà cần chứng minh sự thiên lệch trong đối xử với hàng hóa của một quốc gia cụ thể, điều mà trong trường hợp của Việt Nam, cho đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng.
Áp thuế trả đũa dựa trên con số không rõ ràng: rủi ro về pháp lý và tiền lệ.
Việc chính quyền Hoa Kỳ sử dụng con số "90%" như một lý lẽ trung tâm để áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam đặt ra một câu hỏi lớn: Liệu đó có phải là cách tiếp cận phù hợp với tinh thần pháp lý quốc tế và các nguyên tắc của WTO?
Nếu xu hướng định lượng một cách cảm tính như vậy trở nên phổ biến, hệ thống thương mại đa phương có nguy cơ mất đi sự ổn định. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể biện minh cho hành động đơn phương của mình bằng các lập luận không được thẩm định độc lập hoặc không phản ánh đúng bản chất pháp lý của sự việc.
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cần nhiều hơn sự chính xác và đối thoại
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt đến cấp độ Đối tác chiến lược toàn diện. Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận dựa trên dữ liệu đáng tin cậy, đánh giá khách quan và tinh thần đối thoại là nền tảng để xử lý khác biệt, thay vì sử dụng những lập luận mang tính biểu tượng hay cảm xúc.
Cuối cùng, việc khẳng định Việt Nam đang áp thuế quan 90% đối với hàng hóa Hoa Kỳ – nếu không có minh chứng cụ thể và hợp pháp – là một cách diễn giải thiếu chính xác. Tôi cho rằng những khác biệt thương mại – dù có – vẫn hoàn toàn có thể giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác hiện có, với sự tôn trọng lẫn nhau và cam kết cùng hướng tới một trật tự thương mại ổn định, công bằng và dựa trên luật lệ.
Nguồn: Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Hà Nội: GRDP quý I ước tính tăng 7,35%
Kinh tế 09/04/2025 12:00

Tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt những thách thức nào?
Kinh tế 08/04/2025 10:28

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD
Kinh tế 07/04/2025 08:00

Các địa phương chủ động thích ứng trước diễn biến toàn cầu, duy trì đà tăng trưởng
Kinh tế 06/04/2025 16:00

Thủ tướng yêu cầu loại bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ
Kinh tế - Tài chính 06/04/2025 06:00

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ
Kinh tế 05/04/2025 18:00
Các tin khác

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?
Kinh tế 05/04/2025 16:00

Thủ tướng chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về mức thuế mới của Mỹ
Kinh tế 04/04/2025 09:00

Giá vàng "phá nóc" sau tin ông Trump áp thuế ồ ạt
Kinh tế - Tài chính 03/04/2025 15:54

Thuế quan mới của Mỹ gây chấn động: Lo sợ "chạy đua xuống đáy"
Kinh tế 03/04/2025 15:00

Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Kinh tế - Tài chính 03/04/2025 13:00

Thị trường ô tô Mỹ dậy sóng trước thời khắc thuế quan siết chặt
Kinh tế 03/04/2025 08:00

TT Trump mạnh tay đẩy vàng lên đỉnh lịch sử: Giá còn tăng đến đâu?
Kinh tế 03/04/2025 06:00

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Kinh tế 02/04/2025 17:00

So sánh lãi suất vay mua nhà: Ngân hàng nào đang có ưu đãi tốt nhất?
Kinh tế - Tài chính 02/04/2025 16:00

Vi phạm công bố thông tin, Công nghệ và Đầu tư Bách Việt bị xử phạt 100 triệu đồng
Kinh tế 01/04/2025 11:00

Vàng tăng mạnh trước nguy cơ chiến tranh thương mại, có nên mua ngay?
Kinh tế 01/04/2025 08:00

Thủ tướng đề nghị Embraer hợp tác phát triển công nghiệp hàng không
Kinh tế 31/03/2025 10:00

Thủ tướng: Hợp tác Việt Nam – Brazil không có giới hạn, không có cản trở
Kinh tế 31/03/2025 08:00

Giải pháp nào giúp kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế?
Kinh tế 30/03/2025 12:32

Bằng sáng chế hết hạn: Cơ hội và rủi ro cho doanh nghiệp
Kinh tế 30/03/2025 08:00

Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo đà cho kỷ nguyên vươn mình
Kinh tế 29/03/2025 18:00

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài
Kinh tế 29/03/2025 10:00

Hiệu ứng kép từ phát triển kinh tế tư nhân
Kinh tế 27/03/2025 18:12

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58