Giải pháp nào giúp kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế?
Khối tư đang lép vế trong tiếp cận nguồn lực
“Doanh nghiệp tư nhân cũng là một cổ đông, doanh nghiệp nhà nước cũng là một cổ đông. Khi bỏ tiền ra làm doanh nghiệp, họ đều đóng góp cho nhà nước, xây dựng đất nước. Vì vậy, họ mong muốn được đối xử bình đẳng thực sự”, ông Phan Đình Tuệ, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways nói tại Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 20/3.
Kinh tế tư nhân đã và đang đóng góp khoảng 40% GDP và hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước (theo số liệu năm 2023). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thiếu những doanh nghiệp đầu tàu có sức ảnh hưởng lớn trong khu vực và toàn cầu.
Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, trong các chính sách hỗ trợ để tạo ra mặt bằng chung để tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, địa điểm… giữa 3 thành phần, thì kinh tế tư nhân đang “lép vế” so với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước.
“Chỉ cần bằng thôi là đã có nguồn lực được khai phóng cho kinh tế tư nhân", ông Thông nói.
Cùng quan điểm, GS - TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore), kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung đang gặp phải nhiều hạn chế về thể chế, gây ra những điểm nghẽn nghiêm trọng.
“Nhiều quy định hiện hành có vẻ như cho phép doanh nghiệp tư nhân tồn tại, nhưng lại không tạo điều kiện cho phát triển, khiến nền kinh tế khó có bước đột phá”, GS - TS Vũ Minh Khương chia sẻ.
![]() |
Phát triển kinh tế tư nhân: Không nên chờ phát sinh vướng mắc rồi mới gỡ |
Tại buổi làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương vào ngày 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến về kinh tế tư nhân, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này. Tổng Bí thư khẳng định kinh tế tư nhân chính là chìa khóa để Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Khi Đảng và Chính phủ đưa ra chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM nói: “Cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn phát triển hơn và tin rằng tương lai phía trước sẽ rất sáng sủa cho cộng đồng doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, để chính sách thực sự phát huy hiệu quả, doanh nghiệp cần cảm nhận rõ ràng sự hỗ trợ thực tế từ các cấp chính quyền, chứ không chỉ dừng lại trên giấy tờ. Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, nhưng trên thực tế, trong các dự thảo của một số bộ, ngành vẫn xuất hiện những quy định làm tăng chi phí, gia tăng thủ tục cho doanh nghiệp.
Chỉ trong tuần qua, 6 hiệp hội ngành nghề đại diện cho hàng chục nghìn doanh nghiệp đã kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ một thủ tục hành chính gây rườm rà, tốn kém cho doanh nghiệp. Nếu các bộ, ngành vẫn giữ tư duy "quản không được thì cấm" thì sẽ không thể tháo gỡ những rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Xác định những mũi nhọn chiến lược
Để kinh tế tư nhân thực sự là chìa khóa để Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, theo ông Phan Đình Tuệ, Chủ tịch Bamboo Airways, cần xem mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Theo đó, doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải tư duy theo hướng khách hàng cần gì, thích gì và phải tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Tương tự với nhà nước, đặc biệt là Ban Chiến lược Chính sách Trung ương cần định hướng rõ ràng về những gì doanh nghiệp sẽ cần, mong đợi và sẽ thực hiện.
“Đối với những lĩnh vực nhà nước muốn ưu tiên và thúc đẩy, cần có cơ chế, chính sách và lãi suất hỗ trợ phù hợp. Ngược lại, nếu cứ chờ đến khi phát sinh vướng mắc rồi mới tháo gỡ thì sẽ rất khó khăn và tốn kém”, ông Tuệ nói.
Lấy ví dụ về ngành hàng không, ông Tuệ cho biết để phát triển bền vững và hiệu quả, cần xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ đi kèm, bao gồm bảo trì, bảo dưỡng, suất ăn, khai thác mặt đất… Để làm được điều này, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cần ngồi ngang hàng với nhau, được tiếp cận chính sách một cách sòng phẳng và bình đẳng.
Trong khi đó, ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc PNJ cho rằng, cần tìm đúng lối đi, xác định những mũi nhọn chiến lược và thực hiện những đặt cược chiến lược.
Về thể chế, nhà nước cần mở rộng con đường cho doanh nghiệp, tăng cường các nguồn đầu tư, thúc đẩy dòng vốn, đồng thời nâng cao trình độ của các “tay lái”, tức là các doanh nghiệp tư nhân. Cần chuyển từ “đường quốc lộ” thành “cao tốc” để doanh nghiệp tư nhân có thể bứt phá, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.
Theo ông Thông, muốn khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, cần có các chương trình đào tạo nâng cao để giúp doanh nghiệp tư nhân vươn tầm. Bởi ngay cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện tại cũng chỉ đang ở mức trung bình của thế giới.
“Việt Nam có thể xây dựng các quỹ đầu tư chung giữa khu vực công và tư”, ông nói, đồng thời lý giải việc triển khai công - tư nên được thực hiện theo cơ chế thị trường, với các quyết định đầu tư dựa trên tính thị trường. Trong kỷ nguyên vươn mình, sự kết nối giữa doanh nghiệp và chính sách, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là rất quan trọng.
Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia chính sách công, nhà nước cần có một quy hoạch bài bản, xác định rõ ràng các lĩnh vực và công trình trọng điểm cần ưu tiên đầu tư, với sự tham gia của cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Trọng tâm của chính sách phát triển kinh tế tư nhân là nhà nước cần chọn lọc các lĩnh vực và công trình ưu tiên phát triển theo từng giai đoạn, phù hợp với khả năng huy động và phân bổ nguồn lực. Việc đặt hàng cho doanh nghiệp thực hiện các dự án trọng điểm phải được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn rõ ràng, công khai và có giới hạn phạm vi cụ thể.
Những doanh nghiệp được lựa chọn cần là các doanh nghiệp đã hoặc có tiềm năng triển khai các công trình, lĩnh vực trọng điểm, có khả năng dẫn dắt xu hướng phát triển và tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực sang các ngành và các doanh nghiệp khác. Chính sự lan tỏa này sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong khu vực tư nhân, khơi dậy động lực phát triển bền vững cho toàn nền kinh tế.
Sự quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao đã rất rõ ràng. Tuy nhiên, để các chính sách này đi vào thực tiễn, cần có các mô hình sáng tạo mang tính chất đột phá từ cấp địa phương, thậm chí sẵn sàng "xé rào" trong khuôn khổ pháp luật để xây dựng các cơ chế thí điểm cho doanh nghiệp tư nhân. Sự tham gia chủ động của các doanh nghiệp từ địa phương đến trung ương sẽ là nhân tố quyết định thành công của chiến lược phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới.
Nguồn: Giải pháp nào giúp kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế?
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

TT Trump mạnh tay đẩy vàng lên đỉnh lịch sử: Giá còn tăng đến đâu?
Kinh tế 03/04/2025 06:00

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Kinh tế 02/04/2025 17:00

Vi phạm công bố thông tin, Công nghệ và Đầu tư Bách Việt bị xử phạt 100 triệu đồng
Kinh tế 01/04/2025 11:00

Vàng tăng mạnh trước nguy cơ chiến tranh thương mại, có nên mua ngay?
Kinh tế 01/04/2025 08:00

Thủ tướng đề nghị Embraer hợp tác phát triển công nghiệp hàng không
Kinh tế 31/03/2025 10:00

Thủ tướng: Hợp tác Việt Nam – Brazil không có giới hạn, không có cản trở
Kinh tế 31/03/2025 08:00
Các tin khác

Giải pháp nào giúp kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế?
Kinh tế 30/03/2025 12:32

Bằng sáng chế hết hạn: Cơ hội và rủi ro cho doanh nghiệp
Kinh tế 30/03/2025 08:00

Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo đà cho kỷ nguyên vươn mình
Kinh tế 29/03/2025 18:00

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài
Kinh tế 29/03/2025 10:00

Hiệu ứng kép từ phát triển kinh tế tư nhân
Kinh tế 27/03/2025 18:12

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong bối cảnh bất ổn về thuế quan
Kinh tế 27/03/2025 12:00

Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thuế
Kinh tế 27/03/2025 11:00

Thêm 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà, đúng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Kinh tế 26/03/2025 20:05

Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU
Kinh tế 26/03/2025 15:06

Tập trung nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Kinh tế 26/03/2025 10:00

Ấn Độ kết luận sơ bộ điều tra tự vệ với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
Kinh tế 24/03/2025 12:00

Chưa đầy 1 năm đầu tư, VNDirect quyết định thoái sạch vốn khỏi Goldsun Food
Kinh tế 24/03/2025 11:00

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên
Kinh tế 23/03/2025 14:00

Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế
Kinh tế 22/03/2025 16:00

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
Kinh tế - Tài chính 22/03/2025 09:06

1 giờ xếp hàng mua được nửa chỉ vàng
Kinh tế 20/03/2025 09:00

"Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á"
Kinh tế 20/03/2025 08:00

Đại diện USABC: Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á
Kinh tế 19/03/2025 12:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58