Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU

Ủy ban Châu Âu vừa công bố Kế hoạch hành động về thép và kim loại nhằm duy trì, mở rộng năng lực công nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực thép và kim loại. Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp thép, nhôm rà soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sang EU và theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường để kịp thời xây dựng phương án ứng phó.

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Ủy ban Châu Âu mới đây đã công bố Kế hoạch hành động về thép và kim loại. Kế hoạch hành động này "thực hiện các biện pháp để duy trì và mở rộng năng lực công nghiệp của châu Âu trong các lĩnh vực thép và kim loại" và được thiết kế nhằm "tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành và bảo vệ tương lai của ngành".

Kế hoạch hành động được xây dựng dựa trên sáu trụ cột riêng biệt, trong đó Ủy ban vạch ra một loạt các hành động cụ thể mà họ dự định thực hiện trong những tháng tới để hỗ trợ các ngành thép và kim loại. Các trụ cột này bao gồm: Đảm bảo năng lượng sạch dồi dào và giá cả phải chăng; Ngăn ngừa rò rỉ carbon; Thúc đẩy và bảo vệ năng lực công nghiệp của châu Âu; Thúc đẩy tính tuần hoàn cho kim loại; Bảo vệ việc làm chất lượng cao trong các ngành công nghiệp; Giảm thiểu rủi ro thông qua các thị trường chủ đạo và hỗ trợ đầu tư.

Trong khi nhiều hành động cụ thể mà Ủy ban đưa ra trong mỗi trụ cột nhằm cung cấp hỗ trợ "tích cực" cho các ngành thép và kim loại của EU (và quá trình khử carbon của các ngành này), Kế hoạch Hành động cũng có một cấu phần rõ ràng về "phòng vệ", với một số biện pháp chủ chốt có khả năng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thép và kim loại sang EU.

Những biện pháp có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu

Trong công bố mới đây, Cục Phòng vệ Thương mại đã giới thiệu tổng quan ngắn gọn về các biện pháp chính mà Ủy ban đã công bố trong Kế hoạch hành động — những biện pháp có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong tương lai gần.

Trước hết là việc mở rộng CBAM đối với các sản phẩm thép và nhôm hạ nguồn. Cụ thể, Ủy ban đã xác định rủi ro rằng khả năng rò rỉ carbon trong các hàng hóa thuộc phạm vi CBAM có thể chuyển dịch xa hơn trong chuỗi giá trị (ví dụ, do lẩn tránh thông qua việc sửa đổi không đáng kể các hàng hóa cơ bản của CBAM hoặc khi "người tiêu dùng EU bắt đầu ưa chuộng các hàng hóa hạ nguồn nhập khẩu từ các nhà sản xuất ở các quốc gia thứ ba có chính sách khí hậu yếu hơn"). Để giải quyết rủi ro này, Ủy ban cam kết thực hiện đánh giá toàn diện CBAM vào quý 4 năm 2025, đi kèm với chiến lược chống lẩn tránh và đề xuất lập pháp mới "mở rộng phạm vi của CBAM đối với các sản phẩm hạ nguồn sử dụng nhiều thép và nhôm" cùng với các biện pháp chống lẩn tránh bổ sung.

Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU

Thứ hai là, thúc đẩy và bảo vệ năng lực công nghiệp của Châu Âu. Một lĩnh vực quan tâm chính của các nhà nhập khẩu sản phẩm thép và kim loại là trụ cột thứ ba của Kế hoạch hành động, trong đó Ủy ban xác định một số thay đổi quan trọng sắp tới đối với cơ chế phòng vệ thương mại của mình nhằm giải quyết tình trạng dư thừa năng lực toàn cầu "đe dọa nghiêm trọng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp châu Âu" — một vấn đề mà Ủy ban cho rằng sẽ trở nên trầm trọng hơn do việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm vào ngày 12 tháng 3 năm 2025.

Các thay đổi chính bao gồm: Thắt chặt ngay lập tức biện pháp tự vệ thép hiện tại của EU: Ủy ban đề xuất một số điều chỉnh nhằm giảm 15% lượng nhập khẩu các sản phẩm thép đang thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ. Các thay đổi bao gồm giảm tỷ lệ tự do hóa từ 1% hiện tại xuống 0,1%, loại bỏ cơ chế chuyển tiếp và hạn chế tiếp cận khối lượng hạn ngạch còn lại cho các quốc gia có hạn ngạch cụ thể. Các thay đổi này dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2025.

Thay thế biện pháp tự vệ thép của EU bằng biện pháp dài hạn hơn: Khi biện pháp hiện tại hết hạn vào ngày 30 tháng 6 năm 2026, EU có kế hoạch áp dụng một biện pháp "dài hạn" mới từ ngày 1 tháng 7 năm 2026. Theo Ủy ban châu Âu, việc áp dụng biện pháp dài hạn mới này là hợp lý trong bối cảnh đặc biệt hiện tại khi năng lực sản xuất toàn cầu đang dư thừa kết hợp với việc một số quốc gia đang áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường. Biện pháp này sẽ cân nhắc đến những thay đổi trong nhu cầu tại thị trường châu Âu cũng như các yếu tố về an ninh và ổn định trong khi tiếp tục duy trì một mức độ mở cửa nhất định của thị trường. Tại thời điểm hiện tại, Ủy ban châu Âu chưa cung cấp thông tin chi tiết về tính chất hoặc hình thức của biện pháp mới nhưng các thông tin này dự kiến sẽ được đưa ra chậm nhất là vào Quý 3 năm 2025.

Điều tra phòng vệ thương mại đối với ngành nhôm: Ủy ban cũng lưu ý đến tình hình suy giảm trong ngành nhôm và tuyên bố ý định sẽ khởi động một cuộc điều tra để xem xét khả năng áp dụng một biện pháp tự vệ tương tự như thép đối với nhôm. Mặc dù Ủy ban chưa đưa ra một lịch trình cụ thể về cuộc điều tra, họ xác nhận rằng Ủy ban đang tiến hành thu thập bằng chứng. Vì vậy, dự kiến Ủy ban sẽ có những hành động tiếp theo trong các tháng tới.

Quy tắc xuất xứ "nấu chảy và đúc" cho kim loại: Nhằm ngăn chặn hành vi lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của EU (chẳng hạn như thông qua việc chuyển công đoạn sản xuất cuối cùng sang các nước thứ ba không nằm trong phạm vi áp dụng của biện pháp), Ủy ban đang xem xét việc điều chỉnh cơ chế phòng vệ thương mại thông qua việc đưa ra quy tắc “nấu chảy và đúc”. Quy tắc này sẽ cho phép Ủy ban thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại đối với quốc gia nơi kim loại được nấu chảy ban đầu, bất kể các công đoạn chế biến tiếp theo và nguồn gốc của hàng hóa được xác định theo các quy tắc xuất xứ không ưu đãi truyền thống. Theo Ủy ban, "việc áp dụng quy tắc này sẽ loại bỏ khả năng thay đổi xuất xứ của sản phẩm kim loại thông qua các công đoạn chế biến tối thiểu và cung cấp sự chắc chắn hơn trong việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm". Tuy nhiên, Ủy ban vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin cụ thể nào về thời gian dự kiến để triển khai biện pháp này.

Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU

Trong Kế hoạch Hành động, Ủy ban châu Âu đã đưa ra dấu hiệu cho thấy họ sẽ có sự điều chỉnh cơ bản cách tiếp cận trong việc tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép và kim loại. Nhìn chung, Ủy ban sẽ củng cố cơ chế theo dõi dòng chảy thương mại và chủ động khởi xướng các cuộc điều tra dựa trên "sự đe dọa gây thiệt hại" mà không cần chờ thiệt hại thực tế xảy ra. Điều này cho thấy Ủy ban đang chuẩn bị để thực thi thẩm quyền về điều tra phòng vệ thương mại của mình theo cách tiếp cận có định hướng chính trị hơn để biện pháp phòng vệ thương mại trở thành một công cụ giúp thực hiện các mục tiêu chiến lược của EU. Ủy ban có thể tự khởi xướng các cuộc điều tra giống như họ đã thực hiện đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Ủy ban cũng sẽ đánh giá lại sự cần thiết phải thay đổi Quy tắc Mức thuế Thấp hơn mà EU đang áp dụng.

Để tăng cường tính tuần hoàn trong các ngành thép và kim loại, Ủy ban sẽ đưa ra các biện pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nguồn cung thép phế liệu dùng cho tái chế đang giảm sút.

Các biện pháp này bao gồm: Yêu cầu về hàm lượng tái chế: Ủy ban cho biết họ đang xem xét khả năng khuyến khích nhu cầu sử dụng phế liệu tại EU thông qua việc đặt ra mục tiêu về sử dụng thép và nhôm phế liệu trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Để đạt được mục đích này, Ủy ban sẽ bắt đầu từ ngành ô tô và một nghiên cứu khả thi dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2026 để đánh giá nhu cầu về sử dụng phế liệu và các yêu cầu về hàm lượng phế liệu sử dụng trong các nhóm sản phẩm khác nhau.

Biện pháp thương mại để đảm bảo đủ nguồn cung phế liệu: Ủy ban châu Âu cũng lưu ý về việc cần có hành động đối với nguồn cung phế liệu và đặc biệt nhấn mạnh đến việc một số nước đang không cho phép xuất khẩu phế liệu kim loại vào EU vì vậy làm giảm khả năng tiếp cận đối với nguồn nguyên liệu thứ cấp chiến lược này. Ủy ban đã tuyên bố chậm nhất vào Quý 3 năm 2025 sẽ xem xét đưa ra các biện pháp thương mại “để đảm bảo đủ nguồn cung phế liệu kim loại tại thị trường EU.” Trong tiến trình đó, Ủy ban cũng sẽ đánh giá mức độ hợp lý và khả năng đưa ra các quy định đối đẳng phù hợp với các nghĩa vụ nội tại của EU.

Cuối cùng, Ủy ban cũng đã nêu rõ ý định giới thiệu các biện pháp có khả năng ảnh hưởng đến nhập khẩu thép và kim loại vào EU trong bối cảnh trụ cột thứ 6 của Kế hoạch Hành động, nhằm thúc đẩy các thị trường chủ đạo để khuyến khích việc áp dụng rộng rãi hơn các kim loại có lượng carbon thấp. Đặc biệt, Ủy ban đã theo dõi thông báo về Thỏa thuận Công nghiệp Sạch để nêu rõ ý định đưa ra các tiêu chí về khả năng phục hồi và bền vững trong Đạo luật Tăng tốc Khử carbon Công nghiệp sắp tới. Các tiêu chí “phi giá cả” này — tương tự như những tiêu chí đã được áp dụng trong Đạo luật Công nghiệp Không Phát thải Ròng (Net-Zero Industry Act) — sẽ được sử dụng để “tăng cường nhu cầu đối với các sản phẩm sạch do EU sản xuất” (do đó có khả năng tạo ra sự phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu và các nhà cung cấp ở các quốc gia thứ ba). Điều này có thể mở rộng việc áp dụng các tiêu chí phi giá cả đối với ngân sách EU, các chương trình hỗ trợ quốc gia và có thể đặc biệt dẫn đến việc áp dụng yêu cầu “Mua hàng châu Âu” trong đấu thầu công. Theo Ủy ban, các ngành thép và kim loại, cũng như các ngành hạ nguồn của chúng — ô tô, xây dựng, máy móc — sẽ được coi là các lĩnh vực áp dụng.

Trước hàng loạt biện pháp để bảo hộ ngành sản xuất nhôm, thép của EU, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu các sản phẩm như thép, nhôm rà soát lại các hoạt động sản xuất, xuất khẩu sang EU và theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường để kịp thời xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp cần thiết.

EU hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành thép. Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 2,5 triệu tấn thép sang EU, chiếm khoảng 23% tổng lượng xuất khẩu thép của cả nước.

Nguồn: Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU

Trung Anh
Nguồn : thuongtruong.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào giúp kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế?

Giải pháp nào giúp kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế?

Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia: Quy mô doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế. Kinh tế tư nhân chưa thể bứt phá lên được trong nhiều năm qua.
Bằng sáng chế hết hạn: Cơ hội và rủi ro cho doanh nghiệp

Bằng sáng chế hết hạn: Cơ hội và rủi ro cho doanh nghiệp

Bằng sáng chế đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, khi bằng sáng chế hết hạn, doanh nghiệp không chỉ đối mặt với rủi ro mà còn có thể tận dụng những cơ hội mới
Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo đà cho kỷ nguyên vươn mình

Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo đà cho kỷ nguyên vươn mình

Nhằm chia sẻ kinh nghiệm cũng như các giải pháp thúc đẩy huy động vốn qua hệ thống quỹ đầu tư và khu vực đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển nền kinh tế, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” sáng 28/3/2025, tại TP.HCM. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam cần song hành giữa cải cách thể chế, nâng cao năng lực quản lý, và phát triển hệ sinh thái tài chính toàn diện, trong đó quỹ đầu tư và FDI sẽ là hai chân trụ quan trọng, cùng hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và có chiều sâu để đặt được tăng trưởng kinh tế hai con số.
Hiệu ứng kép từ phát triển kinh tế tư nhân

Hiệu ứng kép từ phát triển kinh tế tư nhân

Huy động thành công 5.000 tỷ đồng vốn mới từ chào bán cổ phiếu hồi tháng 2/2025, Công ty CP Vinpearl chính thức nộp hồ sơ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào đầu tháng 3/2025.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong bối cảnh bất ổn về thuế quan

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong bối cảnh bất ổn về thuế quan

Tại thời điểm 7h45 sáng nay (27/3), giá vàng thế giới tăng 4,9 USD lên 3.022,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 3.056 USD/ounce, tăng 2,1 USD so với rạng sáng qua.

Các tin khác

Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thuế

Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thuế

Kể từ hôm nay (27/3), người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo phương pháp doanh thu - chi phí gửi hồ sơ khai thuế qua giao dịch điện tử.
Thêm 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà, đúng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thêm 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà, đúng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Theo đó, khách hàng cá nhân đến 35 tuổi có nhu cầu mua/thuê mua nhà ở trên toàn quốc được hỗ trợ lãi suất 5,5%/năm cố định trong vòng 03 năm đầu và các năm sau đó bằng lãi suất huy động vốn kỳ hạn 24 tháng + 3%/năm; thời gian cho vay lên đến 40 năm và đặc biệt không phải trả gốc trong vòng 05 năm áp dụng trên số tiền tối đa 05 tỷ đồng/khách hàng. Đối với các dự án có cam kết dành tối thiểu 30% tổng sản phẩm đầu ra cho người trẻ, chủ đầu tư sẽ được BIDV áp dụng mức lãi suất ưu đãi 6%/năm cố định đến 24 tháng và các năm sau đó sẽ thấp hơn mức lãi suất thông thường từ 1-2%/năm.
Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU

Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU

Ủy ban Châu Âu vừa công bố Kế hoạch hành động về thép và kim loại nhằm duy trì, mở rộng năng lực công nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực thép và kim loại. Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp thép, nhôm rà soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sang EU và theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường để kịp thời xây dựng phương án ứng phó.
Tập trung nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

Tập trung nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

Các tỉnh thành phố trong khu vực khu vực 14 có hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo, thuỷ sản… sôi động, nhiều sản phẩm đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Tuy nhiên, khu vực này lại có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn bình quân chung cả nước và nguồn vốn huy động tại chỗ của các tổ chức tín dụng đáp ứng được khoảng 77% cho tăng trưởng tín dụng trong khu vực.
Ấn Độ kết luận sơ bộ điều tra tự vệ với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu

Ấn Độ kết luận sơ bộ điều tra tự vệ với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo Kết luận sơ bộ điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim (Non-alloy and alloy steel flat products) nhập khẩu vào Ấn Độ.
Chưa đầy 1 năm đầu tư, VNDirect quyết định thoái sạch vốn khỏi Goldsun Food

Chưa đầy 1 năm đầu tư, VNDirect quyết định thoái sạch vốn khỏi Goldsun Food

CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại CTCP Ẩm thực Mặt Trời Vàng (Goldsun Food) dù mới nhận chuyển nhượng cách đây chưa đầy 1 năm.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8-12,5% cho các địa phương khu vực 6 (gồm 5 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh và Thái Bình). Đây là mức cao hơn mức trung bình cả nước, mục tiêu này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành ngân hàng cùng các địa phương thúc đẩy tăng trưởng.
Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế

Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế

Việc thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam không chỉ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với nền tảng chính trị vững chắc, hệ thống pháp lý đồng bộ và thực tiễn phát triển đầy tiềm năng, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần thu hút nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính quốc tế.
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
1 giờ xếp hàng mua được nửa chỉ vàng

1 giờ xếp hàng mua được nửa chỉ vàng

Chiều ngày 19/3, khi giá vàng bán ra ở các cửa hàng lập đỉnh quanh mức 100 triệu đồng/lượng, người dân xếp hàng dài ở các cửa hàng vàng trên phố “vàng” Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đợi mua vàng. Không chỉ mua vì tích trữ, nhiều người còn đánh cược vào việc giá vàng sẽ tiếp tục lập kỷ lục trong thời gian tới.
"Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á"

"Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á"

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Đại diện USABC: Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á

Đại diện USABC: Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Tạo thuận lợi tối đa để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Tạo thuận lợi tối đa để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Đại diện các Bộ, ngành của Việt Nam khẳng định sẽ tiếp thu những đề xuất của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và nghiên cứu trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật liên quan để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Không để lãng phí, thất thoát tài sản công sau sáp nhập

Không để lãng phí, thất thoát tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính cho biết công tác kiểm kê, sắp xếp lại tài sản công sau quá trình tinh gọn bộ máy đang được triển khai tích cực. Qua đó, đã nhận diện được hơn 11.000 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích. Thời hạn còn lại để thực hiện công tác này không còn nhiều, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ kiểm kê, làm rõ thực trạng các tài sản công, giải quyết dứt điểm tài sản dôi dư, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Tổ chức quốc tế tiếp tục lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tổ chức quốc tế tiếp tục lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng thế giới (WB) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,8% trong năm 2025 và ổn định ở mức 6,5% trong năm 2026. Dự báo của WB hiện khá chênh lệch so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đặt ra là 8%.
Khơi thông các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân phát triển

Khơi thông các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân phát triển

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nêu mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp; đồng thời lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Khi sắp xếp đơn vị hành chính, lương tối thiểu áp dụng thế nào?

Khi sắp xếp đơn vị hành chính, lương tối thiểu áp dụng thế nào?

Người lao động làm việc trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Nặng nỗi lo thiếu vật liệu xây dựng

Nặng nỗi lo thiếu vật liệu xây dựng

Thông tin từ nhiều doanh nghiệp (DN), nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư cho hay, tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng (VLXD) tiếp diễn ở nhiều địa phương, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với thực trạng này, nhiều ý kiến kiến nghị cấp thẩm quyền tăng tốc gỡ “nút thắt”, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, các công trình, dự án.
Xem thêm
Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động