Những nhóm ngành được dự báo tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý 1/2025
Trong báo cáo ngành mới cập nhật, Công ty chứng khoán MB (MBS) dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý 1/2025 trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.
Trong Quý 1/2025, lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 15% so với cùng kỳ nhờ tín dụng đã bắt đầu tăng tốc ngay từ đầu năm. Các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận Quý 1 nổi bật gồm Bất động sản (719% so với cùng kỳ), khu công nghiệp (61% so với cùng kỳ), năng lượng (41% so với cùng kỳ).Ngược lại, một số ngành ước tính tăng trưởng lợi nhuận giảm như hàng không (-46% so với cùng kỳ) do cùng kỳ năm ngoái có lợi nhuận đột biến hay dầu khí (-27% so với cùng kỳ) do giá dầu suy giảm so với cùng kỳ.
![]() |
Dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2025 và cả năm 2025 các nhóm ngành |
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) năm 2025 đạt 16% của NHNN, hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu TTTD trên 15%, kế hoạch TTTD năm 2025 cao hơn so với mức tăng trưởng năm 2024 chủ yếu ở nhóm ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc: VCB (+16.278% so với 2024), MBB (+26% so với 2024), HDB (+20-25% so với năm 2024), VPB (+20-25% so với 2024).
Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, kế hoạch TTTD năm 2025 đạt mức 15-16%, với kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 5%-10%. Đối với khối NHTM cổ phần, một số ngân hàng đặt mức tăng trưởng tín dụng cao bao gồm MBB (26% so với cùng kỳ), HDB (+25-26% so với cùng kỳ), VPB (20-25% so với cùng kỳ), VIB (+21.9%), TCB (+20% so với cùng kỳ).
MBS dự báo lợi nhuận sau thuế các NH theo dõi sẽ tăng khoảng 15% so với cùng kỳ nhờ TTTD toàn ngành khả quan hơn cùng kỳ, dự báo đạt khoảng 1-2% YTD (cùng kỳ 0.26% YTD) khi đến ngày 12/3/2025, tín dụng đã tăng 1.24% YTD. NIM quý 1/2025 dự báo sẽ đi ngang so với quý 4/2024, thấp hơn so với cả năm 2024 do các NH tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm đạt được mức TTTD kế hoạch mới (17-18%).
Bên cạnh đó, chi phí trích lập dự kiến sẽ giảm so với Q4/2024 và tương đương cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm NHTMCP dự kiến sẽ có mức tăng cao hơn do chất lượng tài sản suy giảm nhiều hơn nhóm NHTM quốc doanh. Thu nhập ngoài lãi sẽ phân hóa, với kỳ vọng nhóm NHTM quốc doanh có mức tăng khả quan hơn nhờ hoạt động thu phí từ nhóm KHdoanh nghiệp vẫn được duy trì.
Ngành bất động sản tiếp tục duy trì đà bàn giao và ghi nhận ở các dự án, lợi nhuận tăng mạnh từ nền thấp năm ngoái
Theo ghi nhận của MBS, tại TP. HCM, quỹ đất trở nên hạn chế ở các khu đô thị đã phát triển, kéo theo giá bán đất trung bình của các sản phẩm BĐS liền thổ tăng vọt, đồng thời dẫn đến chuyển dịch xu hướng nguồn cung sang các khu vực xa hơn, điển hình như nguồn cung dồi dào hơn tại khu vực phía Đông HCM và thành phố Thủ Đức. Tại Hà Nội, dự kiến nguồn cung đất liền thổ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025, tập trung tại khu vực ngoại thành như Đông Anh và Gia Lâm, đi kèm với đó là giá cả vẫn tăng nhờ hạ tầng phát triển.
Trong quý 1/2025, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản dự kiến đều có sự cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động bàn giao sản phẩm tốt hơn. Trong khi một số doanh nghiệp BĐS phía Nam dự kiến bàn giao phần còn lại của một số dự án cao tầng (Privia - KDH, Akari - NLG) hay số ít sản phẩm BĐS liền thổ (Gem Sky World - DXG) giúp kết quả chỉ cải thiện từ mức nền thấp, thậm chí âm (NLG) của năm ngoái; thì VHM lại được kỳ vọng tìm kiếm động lực tăng trưởng lợi nhuận đột biến trên nền cũ phần lớn nhờ ghi nhận bàn giao một số dự án khu vực phía Bắc như Royal Island, Ocean Park 2&3 hay Golden Avenue.
![]() |
Ngành BĐS khu công nghiệp hưởng lợi từ dòng vốn FDI trở lại
Sau khi tăng trưởng chậm vào cuối 2024, dòng vốn FDI đang tăng trở lại trong đầu năm 2025 với FDI đăng ký và giải ngân tăng trưởng lần lượt 35.5% và 5.4% so với cùng kỳ. MBS kỳ vọng dòng vốn FDI trong năm 2025 tiếp tục là điểm sáng nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất theo chiến lược “Trung Quốc+1” khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang.
KQKD quý 1/2025 của các doanh nghiệp BĐS KCN có sự phân hóa do thời điểm bàn giao đất khác nhau giữa các công ty. KBC và SZC có thể ghi nhận lợi nhuận cao nhờ bàn giao đất cho khách hàng lớn (KBC bàn giao 30 ha đất cho Goertek, SZC bàn giao 18 ha đất cho Tripod Việt Nam). IDC có thể ghi nhận lợi nhuận thấp hơn cùng kỳ do không còn lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng đất. Còn với BCM, các quý đầu năm thường ghi nhận lợi nhuận thấp.
Ngành vật liệu cơ bản động lực tới từ thị trường nội địa
Trong quý 1/2025, động lực tăng trưởng của ngành thép đến từ thị trường nội địa trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bị tác động tiêu cực bởi các biện pháp phòng vệ. Sản lượng tiêu thụ thép nội địa có thể tăng trưởng 8% so với cùng kỳ nhờ các ngành như BĐS và Đầu tư công có triển vọng khả quan. Đối với xuất khẩu, việc Mỹ và EU áp thuế có thể tác động tiêu cực tới sản lượng và giá xk khi các doanh nghiệp phải giảm giá bán nhằm duy trì thị phần.
Do đó, các doanh nghiệp có thị trường nội địa chủ lực như HPG sẽ khả quan hơn nhóm tôn mạ xuất khẩu như HSG và NKG. Đối với HPG, lợi nhuận ròng tăng 8% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tăng 10% so với cùng kỳ, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp dự kiến giảm 0.5đ % so với cùng kỳ về mức 13% do giá thép giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ.
Đối với các doanh nghiệp tôn mạ, lợi nhuận ròng của HSG giảm 56% so với nền cao năm 2024 do giá và sản lượng XK giảm lần lượt 9% và 12% so với cùng kỳ, bên cạnh đó biên lợi nhuận gộp giảm 1 điểm % so với cùng kỳ. lợi nhuận ròng của NKG dự kiến giảm 20% so với cùng kỳ do biên lợi nhuận gộp 2 điểm % so với cùng kỳ về mức 8.7% trong bối cảnh giá Xk giảm 8% so với cùng kỳ.
Ngành dầu khí bức tranh tương đối ảm đạm do giá dầu suy giảm
Qúy 1/2025, giá dầu Brent thế giới nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm. Giá dầu tăng từ mức 75 USD/thùng vào đầu năm lên vùng 82 USD/thùng vào giữa tháng 1, sau đó liên tục giảm sâu về vùng 70-72 USD/thùng, khi nhu cầu không thực sự cải thiện và tồn kho luôn duy trì ở mức cao. Việc này ảnh hưởng tương đối đến diễn biến giá cổ phiếu dầu khí trong quý 1, do tác động tiêu cực đến hoạt động của một số doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là ở khu vực hạ nguồn.
Các doanh nghiệp lọc dầu có thể ghi nhận kết quả giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái khi nền giá dầu và crack spread đều thấp hơn, tuy nhiên kết quả có thể cải thiện so với quý trước khi crack spread có dấu hiệu tạo đáy và hồi phục trong các tháng gần đây. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc giá dầu diễn biến theo xu hướng giảm có thể khiến lợi nhuận HĐKD xăng dầu suy giảm do độ trễ của kỳ điều chỉnh giá bán, tuy nhiên cần lưu ý rằng kể từ đầu tháng 3 đến nay, giá dầu cũng đã cải thiện nhẹ từ mức thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh khí dự kiến ghi nhận kết quả đi ngang hoặc giảm nhẹ so với cùng kỳ khi nền giá dầu thấp hơn được phản ánh vào giá bán trong khi sản lượng khí không thay đổi đáng kể do nhập khẩu lợi nhuậnG chưa mạnh.
Đối với các doanh nghiệp vận tải dầu khí, lợi nhuận dự kiến ổn định khi giá cước vận tải dầu thô và dầu thành phẩm giảm được bù đắp bởi đội tàu lớn hơn cùng kỳ. Ở phía thượng nguồn, lợi nhuận của PVD có thể thấp hơn so với cùng kỳ khi thời gian bảo dưỡng của một số giàn tự nâng là khá nhiều trong khi giá thuê giàn không tăng; trong khi PVS được kỳ vọng ghi nhận lợi nhuận tích cực nhờ tiếp tục triển khai các gói thầu thuộc dự án Lô B - Ô Môn với biên lợi nhuận gộp có thể cao hơn, đồng thời tiếp tục bàn giao các chân đế còn lại cho dự án điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b&4.
Ngành điện sản lượng tiêu thụ tăng cùng khung chính sách đang được hoàn thiện hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cao
Tăng trưởng nhu cầu điện bắt đầu tăng tốc từ tháng 2/2025 đạt 12.4% so với cùng kỳ. Trong đó, huy động thủy điện dự kiến cải thiện rõ rệt so với nền thấp quý 1 năm ngoái, hỗ trợ bởi pha thời tiết thuận lợi và công tác tích nước cho mùa khô linh hoạt hơn. Theo đó, dự kiến sản lượng nhà máy của một số doanh nghiệp ghi nhận khá thấp năm ngoái như REE, HDG có dư địa lớn để phục hồi. Về điện khí, huy động nguồn điện giảm 27% so với cùng kỳ trong 2 tháng đầu năm 2025, chủ yếu đến từ việc một số nhà máy hết BOT không được ưu tiên huy động, tuy nhiên, vẫn có điểm sáng đến từ các nhà máy của POW khi Cà Mau 1&2 vẫn huy động ổn định và NT2 ghi nhận sản lượng phục hồi rõ rệt từ nền thấp quý 1/2024.
Đối với điện than, sản lượng huy động dự kiến duy trì ổn định, quý 1 cũng là giai đoạn thấp điểm huy động và thủy điện đang trong pha thuận lợi. Về giá bán điện, nhiên liệu đầu vào than, khí cho điện vẫn neo cao trong khi giá thị trường điện thấp, do đó, MBS cho rằng biên lợi nhuận các nhà máy nhiệt điện vẫn chưa có nhiều dư địa cải thiện. Đối với thủy điện, trong 2025, tỷ lệ Qm giữ nguyên chỉ 2% tương tự năm ngoái, do đó, dư địa tăng giá của thủy điện cũng sẽ không cao.
Đối với nhóm NLTT, sản lượng duy trì khá ổn định, tuy nhiên có thêm một vài điểm tích cực về chính sách khi DPPA được ban hành và QHĐ8 điều chỉnh tăng mạnh công suất các nguồn NLTT. Tuy nhiên thực tế hiện tại, vẫn cần thêm những định hướng rõ ràng hơn liên quan đến khung giá phát điện NLTT năm 2025, và chờ đợi những thông tin chính thức về hướng xử lý các dự án sai phạm để phần nào thực sự cởi bỏ những khó khăn của ngành.
![]() |
Ngành tiêu dùng bán lẻ bước vào giai đoạn phục hồi với lợi nhuận dự báo tích cực
Hai tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ và dịch vụ hàng hóa tăng 6.2% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố về giá), cao hơn mức trung bình cả năm 2024 cho thấy phần nào tiêu dùng nội địa đang có tín hiệu tích cực đầu tiên. Theo đà phục hồi mạnh mẽ, MBS dự báo các doanh nghiệp bán lẻ/tiêu dùng sẽ có sự tăng trưởng khả quan trong quý 1/2025, đặc biệt là bán lẻ hàng không thiết yếu sau 2 năm thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng.
Cụ thể, với bán lẻ điện tử tiêu dùng (ICT-CE), ước tính lợi nhuận ròng tăng trưởng 36% so với cùng kỳ với kỳ vọng biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện 1d% so với cùng kỳ nhờ vào dư địa cải thiện giá bán và nhu cầu tiêu thụ phục hồi 1 chữ số trên mức nền thấp. Theo KQKD MWG trong 2 tháng đầu năm, doanh thu/CH TGDD và DMX ghi nhận 2.8 tỷ đồng/tháng, tăng trưởng mạnh mẽ 32%/16% so với cùng kỳ.
Với bán lẻ trang sức, nguồn vàng nguyên liệu được dự báo tiếp tục gặp khó khăn với việc quản lý chặt chẽ từ Nhà nước, doanh thu vàng miếng của các doanh nghiệp bán lẻ vàng ước tính tương đương Q4/24, giảm mạnh 30-40% so với cùng kỳ. Cầu tiêu thụ có thể tăng nhẹ so với cùng kỳ do việc chuyển đổi mua sắm trang sức từ vàng miếng/vàng trang sức sang, do vậy, lợi nhuận ròng PNJ ước tính tăng 8% so với cùng kỳ.
Với bán lẻ tiêu dùng, 2 tháng đầu năm 2025, một vài mô hình cửa hàng tiện lợi đã mở rộng pham vi ra Miền Bắc (7eleven, GS25) cùng việc mở mới các đại siêu thị (Aeon Mall, Go!), mở rộng BHX tại khu vực miền Trung cho thấy xu hướng mở rộng địa bàn mô hình hiện đại của các nhà bán lẻ tiêu dùng đã bắt đầu mạnh mẽ hơn. Dự báo lợi nhuận ròng 2 chuỗi WCM và BHX sẽ chuyển từ lỗ ròng sang có lời trong quý 1/2025 và hướng đến mở rộng quy mô phủ sóng, ước tính tốc độ tăng trưởng cửa hàng đạt 7% so với đầu năm 2025.
Nguồn: Những nhóm ngành được dự báo tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý 1/2025
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Gói thầu mua thuốc hơn 1.140 tỷ đồng tại Gia Lai: Nhiều lý do khiến nhà thầu “mắc kẹt”
Thị trường 02/04/2025 11:00

Nhập khẩu gạo của Philippines giảm một nửa trong quý I
Thị trường 01/04/2025 13:00

Loạt mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu từ 31/3
Thị trường 01/04/2025 12:00

Doanh nghiệp chùn bước vì tình trạng "cài cắm" giấy phép con
Thị trường 31/03/2025 17:00

Giá vàng ngày cuối tháng 31/3 ổn định ở mức cao
Thị trường 31/03/2025 10:12

Những nhóm ngành được dự báo tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý 1/2025
Thị trường 30/03/2025 15:20
Các tin khác

Giá vàng cuối tuần 30/3 tăng mạnh, vượt mốc 100 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 30/03/2025 13:35

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết hành vi tiêu dùng
Thị trường 29/03/2025 14:32

Giá vàng liên tục phá đỉnh lịch sử: Đầu cơ mắc kẹt trong vòng lặp rủi ro?
Thị trường 29/03/2025 12:44

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiến trình hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Thị trường 29/03/2025 09:00

Gia hạn rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ điều tra chống lẩn tránh thuế với đường mía
Thị trường 28/03/2025 13:00

Giá xăng dầu tăng mạnh trong kỳ 27/3
Kinh tế - Tài chính 27/03/2025 17:00

Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch
Thị trường 26/03/2025 17:00

Giá xăng có thể tăng trong kỳ điều hành 27/3
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 13:15

Vàng mất mốc 100 triệu/lượng: Giao dịch lặng sóng, đầu cơ lo âu
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 11:20

Hiệp hội đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực khấu trừ thuế thay hộ kinh doanh TMĐT
Thị trường 25/03/2025 17:00

Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 2 bất ngờ bật tăng
Thị trường 25/03/2025 12:00

Phí sàn thương mại điện tử tăng: Gần 500.000 nhà bán hàng đối mặt ra sao?
Thị trường 22/03/2025 11:00

Cơ quan nào vừa được TPHCM ủy quyền cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường?
Thị trường 22/03/2025 10:00

Việt Nam tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng thương mại
Thị trường 22/03/2025 06:00

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD
Thị trường 20/03/2025 17:00

Mỗi lít xăng tăng thêm hơn 400 đồng
Kinh tế - Tài chính 20/03/2025 16:00

Tiêu dùng và đầu tư đóng góp trên 90% cho tăng trưởng
Thị trường 20/03/2025 11:00

Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
Thị trường 19/03/2025 15:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58