Nâng giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực
|
Muốn nâng giá trị xuất khẩu gạo phải sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu gạo Việt Nam. Ảnh tư liệu |
Xuất khẩu gạo liên tục lập nhiều kỷ lục mới
Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 4 năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,08 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị. Trong tháng 4/2024, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 623 USD/tấn, giảm 1,3% so với tháng 3 nhưng vẫn tăng 19,2% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu gạo bình quân neo cao, ở ngưỡng 644 USD/tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
|
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả này được là do các doanh nghiệp đã tận dụng được nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường truyền thống đang có xu hướng tăng trong thời gian qua. Trong điều kiện hiện nay và chắc chắn sẽ còn lâu hơn nữa, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, mà mang tính toàn cầu. Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch. Trong bối cảnh nêu trên, VFA tiếp tục nỗ lực nâng cao giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, thời gian qua hoạt động xuất khẩu gạo của địa phương có nhiều tín hiệu tốt. “Năm 2023, lượng gạo xuất khẩu của tỉnh đạt 530.307 tấn, tăng 23,7% so với năm 2022; kim ngạch xuất khẩu đạt 324,4 triệu USD, tăng 54,6% so với năm 2022. Bước sang quý I/2024, xuất khẩu gạo của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khi lượng xuất khẩu đạt 285.944 tấn, thu về 190,4 triệu USD, trong đó, khu vực châu Á hiện chiếm gần 90%” - ông Thiện nói.
Để xuất khẩu gạo tiếp tục tăng cao, ông Nguyễn Ngọc Nam đề xuất các bộ ngành chuyên trách như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tăng cường công tác thông tin số liệu xuất khẩu để công tác cân đối cung cầu mặt hàng gạo được thuận lợi hơn. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu và khả năng xúc tiến thương mại gạo vào các thị trường nhập khẩu; kịp thời cập nhật thông tin để doanh nghiệp, hiệp hội xây dựng định hướng kinh doanh xuất khẩu. Ngoài ra, cần tăng cường nghiên cứu, đàm phán ký kết các thỏa thuận thương mại với một số thị trường tiềm năng; rà soát các hiệp định đã được thực thi để đề nghị đối tác gia tăng hạn ngạch cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Sản xuất theo chuỗi để xây dựng thương hiệu mạnh
Bên cạnh những thuận lợi và thành công có được trong thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Nam cũng chia sẻ, xuất khẩu gạo giá cao, nhưng doanh nghiệp kinh doanh lương thực cũng đứng trước nhiều thách thức. Trúng mùa, được giá, nhưng người trồng lúa vẫn chưa giàu, thương hiệu gạo Việt Nam còn hạn chế. Bên cạnh đó, tư duy sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi chưa được chuyển đổi theo hướng thị trường và bền vững. Thiếu sự chia sẻ rủi ro và lợi ích trong chuỗi giá trị.
Về giải pháp cho thực tế nêu trên, ông Trần Trương Tấn Tài - Giám đốc Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam chia sẻ câu chuyện xây dựng thương hiệu, cũng như cách mà doanh nghiệp này đang phát triển thị trường. Vina Rice chọn lối đi riêng là xuất khẩu gạo chất lượng cao vào các thị trường khó tính như: EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện giá gạo xuất khẩu vào những thị trường này thấp nhất là 980 USD/tấn. Để làm được điều này doanh nghiệp đã phải đầu tư lớn vào việc xây dựng chuỗi giá trị.
Liên quan việc xây dựng được chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, ông Tài cho rằng, cần tập trung vào một số điểm mấu chốt. Đầu tiên là phải xây dựng được thương hiệu gạo. “Các quốc gia như Thái Lan họ đều xây dựng được thương hiệu chung cho gạo, trong khi Việt Nam chưa làm được điều này. Các doanh nghiệp đều mạnh ai nấy làm và ít chia sẻ với nhau về tình hình thị trường” - ông Tài nêu thực trạng mà ngành gạo hiện nay đang còn hạn chế.
Ông Nguyễn Ngọc Nam cho biết thêm, phải làm sao sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice. Đồng thời phải xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay. Định hướng nông dân và thương nhân tăng cường công tác bảo quản, chế biến đáp ứng các quy định nhập khẩu của các thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc.
Từ đầu tháng 3/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững. Theo tinh thần chỉ thị, ngành hàng gạo từng bước nâng cao giá trị chuỗi sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, nhiều doanh nghiệp và địa phương chú trọng các sản phẩm gạo chất lượng cao. Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu, phát triển các ngành công nghiệp sau gạo, thương hiệu hóa sản phẩm… chắc chắn ngành hàng lúa gạo có giá trị gia tăng gấp nhiều lần.
Nguồn:Nâng giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 4/2025: Ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?
Tài chính 21/04/2025 20:19

Năm bản lề 2025: Ngân hàng và chứng khoán đẩy mạnh tái cấu trúc để bứt phá
Tài chính 21/04/2025 16:00

Nguyên nhân nào khiến giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục?
Kinh tế 21/04/2025 08:00

Những lỗ hổng pháp lý trong quy trình tự công bố sản phẩm
Thị trường 21/04/2025 06:00

Bán xăng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép
Kinh tế - Tài chính 20/04/2025 13:03

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại
Kinh tế - Tài chính 20/04/2025 12:29
Các tin khác

Luật hóa quyền thu giữ tài sản, tăng quyền quyết định cho vay đặc biệt
Kinh tế 20/04/2025 12:00

Ứng phó linh hoạt với sự thay đổi chính sách giao thương với các nước
Kinh tế 20/04/2025 10:00

THUẾ QUAN HOA KỲ: Tiến triển các cuộc đàm phán và động thái của các nước
Kinh tế 19/04/2025 18:00

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
Tài chính 19/04/2025 15:00

Quản lý các hộ, cá nhân kinh doanh gắn liền với chuyển đổi số
Thị trường 19/04/2025 12:00

Hà Nội xây dựng chính sách ổn định để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Thị trường 19/04/2025 10:00

Đã đến lúc cần cuộc cải cách về thuế - Bài 2: Đưa thuế thành đòn bẩy phát triển
Kinh tế 18/04/2025 17:00

Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản để tạo đột phá
Kinh tế 18/04/2025 16:00

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ
Tài chính 18/04/2025 14:44

Giá vàng chính thức cán mốc 120 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 18/04/2025 10:32

Cười ra nước mắt chuyện lương nhân viên bảo hiểm mỗi tháng mua được một lượng vàng
Kinh tế 18/04/2025 10:26

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả
Thị trường 18/04/2025 10:00

Đã đến lúc, cần cuộc cải cách về thuế (Bài 1)
Kinh tế 18/04/2025 08:00

Tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam ghi nhận dấu hiệu tích cực
Tài chính 17/04/2025 17:00

Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4
Kinh tế - Tài chính 17/04/2025 16:01

Hoan nghênh GGGI huy động thêm 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
Tài chính 17/04/2025 16:00

Bộ Công Thương siết kinh doanh đa cấp
Kinh tế - Tài chính 17/04/2025 10:17

Sau 1 ngày tăng giá điên cuồng, vàng lập đỉnh mới hay lao dốc?
Thị trường 17/04/2025 10:13

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58