Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ 3 yếu tố này?

Giới chuyên gia cho biết, có 3 yếu tố chủ chốt đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, gồm quá trình công nghiệp hóa nhanh nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Việt Nam vẫn đang nổi lên với tốc độ tăng trưởng ổn định và là điểm đến yêu thích của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đa dạng đến từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản…

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT cho thấy, tính đến ngày 31/8, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Đầu tư mới tăng cả về vốn đăng ký (12 tỷ USD, tăng 27%), số lượng dự án (2.247 dự án, tăng 8,5%) so với cùng kỳ. Đồng thời, số dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng 4,9% (926 lượt) và số vốn đăng ký tăng thêm cũng tăng 14,8% (đạt hơn 5,7 tỷ USD).

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ 3 yếu tố này?
Ngành kinh doanh bất động sản thu hút hơn 3,36 tỷ USD vốn FDI sau 8 tháng. Ảnh: VP

Lực đẩy từ FDI

Phân tích chung về bức tranh nền kinh tế Việt Nam, ông Jack Nguyễn, Tổng Giám đốc InCorp Việt Nam cho biết, dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất, bất động sản và năng lượng. Trong đó, Singapore, Nhật Bản và Hong Kong vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất.

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng, với nhiều khu công nghiệp mới đang được phát triển.

"Chúng tôi nhận được yêu cầu tư vấn từ các công ty Trung Quốc, đặc biệt là tại thị trường khu vực phía Bắc. Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang chuyển đến Việt Nam để thiết lập chuỗi cung ứng của họ. Xu hướng xây dựng một khu công nghiệp quy mô lớn ngay ngoại ô thành phố hứa hẹn sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư mới", ông nói.

Bên cạnh đó, tính hết nửa đầu năm nay, nếu so sánh với các nước ASEAN khác, Việt Nam đứng thứ 3 về dòng FDI trong nửa đầu năm 2024, sau Indonesia và Singapore đồng thời vượt trước Thái Lan và Malaysia.

"Dân số trong độ tuổi lao động trẻ của Việt Nam là 67,5 triệu người là một lợi thế đáng kể để thu hút đầu tư. Các công ty ưu tiên giữ chân nhân viên, cải thiện năng suất và quản lý chi phí nhân sự", ông cho hay.

Ông Michael Kokalari, chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng, Việt Nam đang dần nâng cao vị trí trên chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện tại, Việt Nam vẫn ở giai đoạn nhập khẩu các chi tiết sản xuất công nghiệp phức tạp và sử dụng lao động giá rẻ để lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

"Với sự gia tăng của FDI, Việt Nam đang học hỏi những kỹ thuật để tự sản xuất những sản phẩm phức tạp hơn, nắm bắt được nhiều giá trị hơn cho nền kinh tế nội địa. Con đường phát triển này tương tự như mô hình phát triển tại Đông Á được các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc theo đuổi. Đây là một chiến lược đã được chứng minh tính hiệu quả", ông phân tích.

Thế mạnh đặc biệt về địa chính trị

Kinh tế trưởng VinaCapital nêu rõ, có 3 yếu tố chủ chốt đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, gồm: Quá trình công nghiệp hóa nhanh nhờ dòng vốn FDI, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị.

"Việt Nam rất thành công khi xây dựng được mối quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong khu vực hiện nay chỉ có Việt Nam và Singapore có thể cân bằng được vị trí giữa hai cường quốc. Đây là tiền đề cho những cơ hội chiến lược về công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế", ông nhấn mạnh.

Tính đến hết tháng 8, ngành kinh doanh bất động sản vẫn tiếp tục giữ ngôi "á hậu" trong thu hút FDI, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Cụ thể, ngành kinh doanh bất động sản thu hút hơn 3,36 tỷ USD, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút gần 14,17 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ 3 yếu tố này?
Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam. Ảnh: Savills

Về vấn đề này, ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam đánh giá, FDI là yếu tố thiết yếu cho thị trường bất động sản trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp.

"Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, một số dự án bất động sản nhà ở mới đã được ra mắt, chủ yếu ở các khu vực ngoài trung tâm nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhờ hoạt động sản xuất”, ông nói.

Hiện, Việt Nam có 33.000 ha khu công nghiệp cho thuê, với tỷ lệ lấp đầy 80%, nhu cầu cao, đặc biệt ở khu vực phía Nam. Xu hướng phát triển đang nổi lên hiện nay là các nhà kho, nhà xưởng xây sẵn, thu hút sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư.

Tỷ lệ lấp đầy của loại bất động sản này khá cao, đạt 80% trên toàn quốc. Giá thuê trung bình cũng đạt mức 5,4 USD/m2/tháng và đang chủ yếu tập trung ở thị trường phía Nam. Tuy nhiên, ở miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh xung quanh Hà Nội, như Bắc Giang, Hải Dương cũng đang cho thấy tốc độ nắm bắt nhanh.

Chưa hết, ông Neil MacGregor nhận định, thị trường bán lẻ được thúc đẩy bởi nhân khẩu học thuận lợi, bao gồm tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh. Một số dự án trung tâm thương mại quy mô lớn ở khu vực vùng ven đã mở cửa và thu hút lượng khách tiêu dùng đông đảo.

"Mặc dù mức chi tiêu nội địa có phần chậm lại nhưng nhìn chung thị trường bất động sản bán lẻ cho thuê vẫn hoạt động tốt bởi nguồn cung mặt bằng hạn chế. Đây cũng là một thách thức cho các nhà bán lẻ đang có nhu cầu mở rộng quy mô vào thời điểm này vì giá thuê tại các khu vực trung tâm sẽ tăng cao trong thời gian tới", ông chia sẻ.

Thị trường văn phòng đã chứng kiến nhu cầu mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nền kinh tế ổn định và các công ty đang mở rộng. Giá thuê sẽ ổn định trong tương lai do nguồn cung mới và sự tập trung vào yếu tố bền vững.

Ngoài ra, TP.HCM và Hà Nội thuộc "Top những thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới" nhờ các yếu tố như nhân khẩu học, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và tầng lớp trung lưu đang phát triển.

Nguồn:Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ 3 yếu tố này?

Vũ Phạm
nhadautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 kéo dài đến hết năm 2025

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 kéo dài đến hết năm 2025

Chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 được thực hiện trong tháng 9 và tháng 10 năm 2024, có thể kéo dài hết năm 2025.
Phát triển bền vững khu công nghiệp hướng đến Net Zero

Phát triển bền vững khu công nghiệp hướng đến Net Zero

Với khu vực sản xuất tập trung với mật độ lao động lớn, hướng đến Net Zero không thể bỏ qua việc thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp.
Vốn hỗ trợ vượt bão

Vốn hỗ trợ vượt bão

Việc hỗ trợ nguồn vốn tiếp sức cho doanh nghiệp, người dân khôi phục hoạt động kinh doanh và đời sống là cấp thiết.
Vui - Buồn hậu Báo cáo tài chính soát xét bán niên

Vui - Buồn hậu Báo cáo tài chính soát xét bán niên

Hậu BCTC soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh những doanh nghiệp tăng lãi, vẫn ghi nhận nhiều doanh nghiệp “bốc hơi” lợi nhuận, thậm chí chuyển từ lãi sang lỗ.
Thị trường điện máy cạnh tranh khốc liệt, đã đến lúc bão hòa?

Thị trường điện máy cạnh tranh khốc liệt, đã đến lúc bão hòa?

Hiện nay các siêu thị điện máy thay đổi chiến lược kinh doanh, thậm chí còn bán thêm nồi niêu, nước mắm, gia vị để cạnh tranh tranh với các doanh nghiệp khác.
Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động và là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Các tin khác

HAG xin sửa đổi các điều kiện của lô trái phiếu hơn 4 ngàn tỷ đồng

HAG xin sửa đổi các điều kiện của lô trái phiếu hơn 4 ngàn tỷ đồng

Ngày 16/09, HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) thông qua việc sửa đổi các điều kiện trái phiếu 2016 và thông qua việc xin ý kiến người sở hữu trái phiếu 2016.
Nam Định: Thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

Nam Định: Thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

Tại các địa phương Nam Định, phong trào năng suất chất lượng đã được triển khai ở bề rộng.
Ngành nước giải khát: Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững

Ngành nước giải khát: Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững

Trong ngành nước giải khát, kinh doanh luôn phải gắn liền với chuỗi lợi ích, giá trị bền vững mang đến cho người lao động, đại lý, đối tác, người tiêu dùng.
Cần gia hạn cơ cấu nợ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế

Cần gia hạn cơ cấu nợ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế

Trước khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, theo chuyên gia, cần tiếp tục gia hạn cơ cấu nợ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro

Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro

Tuần này, Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ đưa vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2 ra xét xử. Ngoài sai phạm của doanh nghiệp phát hành, vụ án cũng thêm một hồi chuông cảnh báo về sự phát triển bất đối xứng đang diễn ra trên thị trường trái phiếu.
Tình thế nghịch lý của kinh tế Việt Nam và những cam kết tạo động lực mới cho tương lai

Tình thế nghịch lý của kinh tế Việt Nam và những cam kết tạo động lực mới cho tương lai

Trong thời gian gần đây, bên cạnh những nỗ lực “chỉnh sửa, tháo gỡ, thay đổi” những trói buộc và cản trở của hệ thống cơ chế, chính sách, Đảng và Nhà nước còn tích cực nhận diện và định hình chân dung mới của nền kinh tế theo nguyên tắc “hướng tới tương lai”.
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều ẩn số.
"Chiến thắng" của SEC trong quản lý tài sản điện tử như chứng khoán

"Chiến thắng" của SEC trong quản lý tài sản điện tử như chứng khoán

eToro - nền tảng giao dịch đa tài sản ngừng cung cấp các loại tiền điện tử, chịu phạt 1,5 triệu USD, theo thông cáo của SEC.
Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro sau quyết định của FED

Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro sau quyết định của FED

FED chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới, nhưng mức cắt giảm lãi suất còn bỏ ngỏ. Điều này có thể tác động mạnh đến giá vàng tuần tới.
Siêu bão, mưa lũ có thể khiến GDP cả năm 2024 giảm 0,15%

Siêu bão, mưa lũ có thể khiến GDP cả năm 2024 giảm 0,15%

Do ảnh hưởng của siêu bão, mưa lũ, GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% so với kịch bản đã đưa ra, ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%.
Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Mức giảm lãi suất từ 0,5 - 2% được áp dụng cho hàng chục nghìn khách hàng bị thiệt hại vì bão.
Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm?

Nhiều yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng mạnh, giá vàng thế giới có thể lên mốc 2,800 USD/oz vào cuối năm 2024.
Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi FED giảm lãi suất

Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi FED giảm lãi suất

Sự đảo ngược chính sách lãi suất của FED không chỉ tác động trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà cả kinh tế toàn cầu, nhất là các thị trường đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Đâu là nguồn tạo ra hàng triệu việc làm mới?

Đâu là nguồn tạo ra hàng triệu việc làm mới?

Vượt qua công nghệ và các xu hướng lớn khác, có khoảng 30 triệu việc làm mới dự kiến được tạo ra từ cam kết lớn của nhiều doanh nghiệp.
Hà Nội miễn giảm thuế cho người bị ảnh hưởng của bão Yagi

Hà Nội miễn giảm thuế cho người bị ảnh hưởng của bão Yagi

Cục Thuế Hà Nội vừa có thông báo gửi các doanh nghiệp, người nộp thuế về các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế cho nhiều trường hợp bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.
Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.
Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại

Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại

Trái phiếu ngân hàng đang trở thành kênh đầu tư cạnh tranh nhờ mức lãi suất hấp dẫn, cao hơn gửi tiết kiệm. Nhiều ngân hàng chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư lãi suất với lãi suất từ 5,5%/năm đến gần 8%/năm.
“Bệ phóng” tín dụng tiêu dùng

“Bệ phóng” tín dụng tiêu dùng

Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, tín dụng tiêu dùng đang có cơ sở khởi sắc trở lại, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng GDP.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động