Giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất đai

Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 215/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Hội nghị của Ban Chỉ đạo Đổi mới Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Trong thông báo, Phó Thủ tướng kết luận, thời gian qua, việc triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 14/3/2014, Kết luận số 82/KL-TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị đã đạt được kết quả quan trọng trong: Công tác thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị; Thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới; Giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sau sắp xếp, đổi mới, đã có một số tập đoàn, tổng công ty như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam… hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, góp phần ổn định chính trị - xã hội và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo như mục tiêu của Nghị quyết số 30-NQ/TW đã đề ra.

Ngoài những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó, tiến độ sắp xếp, đổi mới còn chậm, còn nhiều vướng mắc, đến nay vẫn còn 95 công ty chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới (chiếm 37%) tại 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 2 Tổng công ty; còn một số công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp, đổi mới, hoạt động chưa hiệu quả, chưa đạt mục tiêu ban đầu, phải tiếp tục sắp xếp lại.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan: Nhận thức của một số cấp ủy đảng còn chưa đầy đủ, vai trò của người đứng đầu chưa được phát huy; Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương chưa hiệu quả; Một số cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, hiệu quả, chậm được sửa đổi, bổ sung; Vấn đề quản lý đất đai có tính lịch sử, phức tạp; Năng lực, trình độ quản lý doanh nghiệp, công ty ở một số công ty, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu…

Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW, Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 109/2023/QH15 của Quốc hội; xác định rõ những khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả, nhất là khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách; về công tác phối hợp; về tổ chức thực hiện….

Giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích
Ảnh minh họa.

Trong sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải đứng ra xử lý; không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (vừa là cơ quan đại diện chủ sở hữu và thực hiện quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương).

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bám sát các quan điểm, mục tiêu, phương hướng trong Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 41/TTg-QHĐP ngày 10/1/2024 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/2/2024, khẩn trương hoàn thành ban hành các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021.

Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ, cơ quan có liên quan sớm trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 năm 2024 ban hành Chỉ thị giao nhiệm vụ các Bộ, cơ quan, địa phương và doanh nghiệp thúc đẩy rà soát công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo kết luận của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 30-NQ/TW, Kết luận số 82-KL/TW và nhiệm vụ Quốc hội giao tại Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29/11/2023 (trên tinh thần tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia tại Hội nghị và báo cáo bằng văn bản của các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp).

Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông kiểm tra, đôn đốc các địa phương để đảm bảo: trước ngày 30/6/2024, các địa phương hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể (đối với địa phương chưa phê duyệt phương án tổng thể); trước ngày 30/9/2024, các địa phương hoàn thành lại, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể (đối với các địa phương có các doanh nghiệp đã và đang thực hiện sắp, đổi mới theo đề án được phê duyệt nhưng cần phải điều chỉnh lại phương án sắp, xếp phê duyệt để phù hợp với Nghị định số 04/2024/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp, phương án điều chỉnh, phương án tiếp tục sắp xếp theo đề nghị của các địa phương, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao trong năm 2024 tại Nghị quyết số 109/2023/QH15; khẩn trương tổng hợp thông tin, số liệu theo yêu cầu của Bộ Tài chính phục vụ công tác đánh giá xây dựng cơ chế tài chính để hỗ trợ việc giải thể công ty nông, lâm nghiệp mất khả năng thanh toán và thực hiện bổ sung vốn điều lệ cho các công ty nông, lâm nghiệp, gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/5/2024.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, khẩn trương trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định cơ chế hỗ trợ công ty nông, lâm nghiệp giải thể mất khả năng thanh toán; bổ sung vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước theo Kết luận số 82-KL/TW và quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2024/NĐ-CP.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản hướng dẫn Nghị định 118/2014/NĐ-CP thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, bảo đảm kịp thời, phù hợp, thống nhất với quy định tại Nghị định số 04/2024/NĐ-CP; nghiên cứu, đề xuất việc xử lý tài chính khi thực hiện việc chuyển giao doanh nghiệp cùng đại diện chủ sở hữu (hợp nhất, sáp nhập). Trường hợp vượt thẩm quyền của Chính phủ, cần phải rà soát, kịp thời kiến nghị đưa vào nội dung sửa đổi Luật số 69/2014/QH13.

Đồng thời, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, quy định về xác định giá trị doanh nghiệp trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, phản ánh đầy đủ vốn, tài sản của doanh nghiệp, tránh thất thoát tài sản Nhà nước, bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, người dân (đặc biệt là trong điều kiện công ty nông lâm nghiệp quản lý, sử dụng diện tích lớn về đất, mục đích sử dụng đất khác nhau, đất thuê, đất giao lâu năm...).

Nghiên cứu xây dựng, thành lập Sàn giao dịch tín chỉ các - bon và ban hành cơ chế tài chính cho hoạt động của thị trường các - bon (theo nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ),

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu chỉ đạo việc triển khai hoạt động cho vay thực hiện dự án trồng rừng tập trung, trồng cây công nghiệp phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây trồng dài ngày theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Kết luận số 82-KL/TW và phù hợp xu thế mới, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường...

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ liên quan thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích; tổng hợp xử lý các vấn đề vướng mắc về đất đai phát sinh trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được các địa phương, công ty nông, lâm nghiệp báo cáo trước đây và phản ánh tại Hội nghị; trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương hoàn thành phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam theo quy định và trình cấp có thẩm quyền về Kế hoạch sắp xếp đối với Tổng công ty Cà phê Việt Nam, làm cơ sở triển khai sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc hai Tổng công ty này.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc phê duyệt phương án sắp xếp tổng thể, trong đó có phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp của địa phương và của các Bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn; tiếp nhận và xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý sau sắp xếp, đổi mới; xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp. Xây dựng hoặc điều chỉnh phương án sắp xếp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước tháng 6 năm 2024...

Nguồn: Giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích

Minh Châu
moitruong.net.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Trong đó, Bộ đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Hà Nội lãng phí hàng nghìn căn hộ tái định cư

Hà Nội lãng phí hàng nghìn căn hộ tái định cư

Hàng ngàn căn hộ thuộc các dự án tái định cư ở Hà Nội “đắp chiếu” nhiều năm trong khi người lao động thu nhập thấp đang chật vật tìm chốn an cư.
Chuyển mục đích sử dụng 27.3ha đất trồng lúa để làm khu đô thị gần 900 tỷ ở Hải Dương

Chuyển mục đích sử dụng 27.3ha đất trồng lúa để làm khu đô thị gần 900 tỷ ở Hải Dương

Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Quy định đặt cọc mua nhà thay đổi thế nào từ ngày 1/8?

Quy định đặt cọc mua nhà thay đổi thế nào từ ngày 1/8?

Luật kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực vào ngày 1/8 tới đây có những quy định rõ ràng về việc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
Lãi suất thấp, vì sao người dân chưa mặn mà vay mua bất động sản?

Lãi suất thấp, vì sao người dân chưa mặn mà vay mua bất động sản?

Vốn tín dụng ngân hàng cho cá nhân là người mua nhà và các nhà đầu tư vay có xu hướng phục hồi trong 5 tháng đầu năm, song vẫn ở mức thấp. Theo chuyên gia, sở dĩ nhu cầu tín dụng bất động sản tiêu dùng của cá nhân hiện ở mức thấp là do kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Vinhomes thành lập cùng lúc 4 công ty con kinh doanh bất động sản

Vinhomes thành lập cùng lúc 4 công ty con kinh doanh bất động sản

Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) công bố thông tin bất thường về việc hội đồng quản trị công ty đã ban hành các nghị quyết thông qua góp vốn thành lập 4 công ty con.

Các tin khác

Ba bộ luật quan trọng cho bất động sản có hiệu lực tác động thế nào đến thị trường?

Ba bộ luật quan trọng cho bất động sản có hiệu lực tác động thế nào đến thị trường?

Đánh giá về các tác động của ba bộ luật liên quan tới bất động sản có hiệu lực từ 1/8, các chuyên gia cho rằng sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường.
Hết thời "quân xanh, quân đỏ", đấu giá đất rồi bỏ cọc

Hết thời "quân xanh, quân đỏ", đấu giá đất rồi bỏ cọc

Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội thông qua, trong đó, Luật Đấu giá tài sản sửa đổi có nhiều điểm mới về đấu giá đất.
Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng trở lại

Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng trở lại

Theo VARS, trong quý 2/2024 thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có gần 2.800 sản phẩm mới, tăng 8 lần theo quý nhưng chỉ tập trung ở vài địa phương.
Từ 1/8: Mua bán đất nền dự án cần nắm rõ những yêu cầu này

Từ 1/8: Mua bán đất nền dự án cần nắm rõ những yêu cầu này

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 quy định những điều kiện cụ thể để mua bán đất nền dự án.
Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam: Đón một đợt sóng tăng mạnh

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam: Đón một đợt sóng tăng mạnh

Trong nửa đầu năm nay, người nước ngoài đã mua hơn 1.000 căn hộ tại Hà Nội, nhiều nhất là người Trung Quốc. Nhu cầu mua nhà của người nước ngoài được dự báo sẽ tăng khi các luật được áp dụng.
Sau chung cư, dòng tiền sẽ dần “rẽ" hướng sang các loại hình bất động sản nào?

Sau chung cư, dòng tiền sẽ dần “rẽ" hướng sang các loại hình bất động sản nào?

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa phục hồi hoàn toàn, nguồn cung vẫn còn khan hiếm, phân khúc căn hộ chung cư vẫn tiếp tục là lựa chọn hấp dẫn, ít rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc kỹ những yếu tố vĩ mô, dòng tiền sẽ dần “rẽ" hướng sang các loại hình khác.
Năm năm nữa, cầm 5 tỷ về Việt Nam có mua nổi nhà Hà Nội?

Năm năm nữa, cầm 5 tỷ về Việt Nam có mua nổi nhà Hà Nội?

Trước những biến động của các kênh đầu tư trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là vàng, bất động sản, chứng khoán… khiến cho nhiều nhà đầu tư, kể cả Việt kiều dù có nguồn tài chính tiền tỷ nhưng vẫn loay hoay không biết đầu tư vào đâu, lựa chọn kênh nào, tỷ trọng ra sao
Doanh nghiệp địa ốc "nửa mừng nửa lo"

Doanh nghiệp địa ốc "nửa mừng nửa lo"

Việc các bộ luật sắp có hiệu lực thi hành sớm cho thấy nhiều triển vọng tích cực nhưng cũng còn trong đó không ít băn khoăn.
Giá nhà thiết lập kỷ lục mới

Giá nhà thiết lập kỷ lục mới

Hà Nội đứng hàng đầu Đông Nam Á về chênh lệch giá nhà và thu nhập bình quân của người lao động. Từ năm 2018 - 2021, tỷ lệ này không ngừng tăng, vượt cả Singapore.
Thị trường đất nền vùng ven 6 tháng cuối năm sẽ diễn biến thế nào?

Thị trường đất nền vùng ven 6 tháng cuối năm sẽ diễn biến thế nào?

Theo thống kê của các đơn vị, từ tháng 4 đến nay, không chỉ ở Hà Nội, đất nền nhiều khu vực như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương..., giá đất cũng tăng từ 10%-20% so với thời kỳ đáy, giao dịch thực tế cũng cải thiện hơn nhiều so với năm 2023. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu quá trình đi săn đất tại vùng ven thành phố lớn, những địa phương phát triển mạnh về hạ tầng và có tốc độ đô thị hóa cao.
Sau chung cư, dòng tiền sẽ quay lại "kênh đầu tư vua"?

Sau chung cư, dòng tiền sẽ quay lại "kênh đầu tư vua"?

Ngoài phân khúc căn hộ, trong ngắn hạn, dòng tiền sẽ dần "rẽ" đến các sản phẩm "sẵn sàng" giao dịch, có pháp lý sạch và tiềm năng tăng giá như đất đấu giá, đất nền, liền kề, biệt thự.
Đà Nẵng: Cho thuê nhà ở xã hội, giá từ 2,5 triệu/căn hộ

Đà Nẵng: Cho thuê nhà ở xã hội, giá từ 2,5 triệu/căn hộ

Hơn 250 căn hộ thuộc dự án Chung cư nhà ở xã hội Khu Đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside được cho thuê với giá từ 2,5 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng/tháng.
“Cạn kiệt” nhà ở bình dân

“Cạn kiệt” nhà ở bình dân

Theo Savills, tại TP.HCM, nhóm sản phẩm bình dân ở mức dưới 3 tỷ VNĐ chỉ chiếm 18% nguồn cung sơ cấp mới của giai đoạn 6 tháng đầu năm và chiếm chưa đầy 5% nguồn cung căn hộ 3 năm tới.
Người dân Hà Nội, TP.HCM khó mua nhà ngang ngửa Seoul

Người dân Hà Nội, TP.HCM khó mua nhà ngang ngửa Seoul

Người dân sống tại Hong Kong khó mua nhà nhất với tỷ lệ khoảng 1,7 lần. Xếp sau Hong Kong là Manila (Philippines) và Seoul (Hàn Quốc) vào khoảng 2,3 lần. Hà Nội và TP. HCM chỉ xếp sau những thành phố này.
Điểm sáng của bất động sản nghỉ dưỡng phía Nam

Điểm sáng của bất động sản nghỉ dưỡng phía Nam

Hàng ngàn sản phẩm được bàn giao, dự án mở bán mới xuất hiện, giá sơ cấp bắt đầu tăng và giao dịch phục hồi - đây là những tín hiệu tích cực của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng phía Nam trong thời gian tới.
Hệ lụy nào khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường?

Hệ lụy nào khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường?

Liên quan đến đề xuất áp Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường, ông Đỗ Thái Vương, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát thuộc VBA cho rằng, sắc thuế này sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bởi các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư cần một một trường chính sách ổn định…
Phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM: Khó chồng khó

Phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM: Khó chồng khó

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến kết quả thực hiện chưa đúng mục tiêu đề ra.
Thị trường bất động sản ì ạch trước giờ G

Thị trường bất động sản ì ạch trước giờ G

Cả thị trường bất động sản và các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi một huých rõ nét, sau khi các bộ luật chính thức có hiệu lực để đánh dấu mốc cho sự phát triển mới của thị trường.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động