TP HCM: Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng đều trong 10 năm qua
Trong bối cảnh vốn tín dụng ngân hàng vẫn đang giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng thì việc khai thác và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng có ý nghĩa quan trọng.
Ở góc độ quản lý, việc phân loại tín dụng theo nhóm, ngành, lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng dòng vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển các thị trường: hàng hóa, bất động sản… và ưu tiên cho sự phát triển các nhóm, ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường vốn chưa phát triển mạnh, nhu cầu vốn cho phát triển các ngành lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào vốn tín dụng ngân hàng.
Tín dụng bất động sản tại TP HCM đã tăng từ 132.000 tỷ đồng vào năm 2014 lên 1.047.000 tỷ đồng vào cuối tháng 10/2024, tức gấp khoảng 8 lần và chiếm khoảng 27,4% trong tổng dư nợ tín dụng 3,8 triệu tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng bất động sản trong 10 tháng đầu năm là 8,5%, trong khi tín dụng chung trong 10 tháng chỉ tăng 6,87% và trong 11 tháng tăng 8,1%. |
Nhìn lại 10 năm trở lại đây, mặc dù vốn tín dụng luôn được định hướng để tập trung và đáp ứng nhu cầu cho phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ với các chính sách tín dụng ưu đãi cho các nhóm ngành là động lực tăng trưởng kinh tế: như lĩnh vực xuất khẩu; nông nghiệp & nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; song dư nợ cho vay bất động sản vẫn tăng trưởng đều trong 10 năm qua. Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng bất động sản đạt 1.047 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm và chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
Đánh giá tổng quan chung về hoạt động tín dụng bất động sản, gắn liền với 3 kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất, Tín dụng cho vay với mục đích để sử dụng, tiêu dùng (mua nhà để ở, mua thuê mua, chuyển quyền sử dụng đất và xây nhà để ở, vay để sửa chữa nhà ở….) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản, chiếm trên 70% và là sản phẩm cho vay chính trong lĩnh vực này của các TCTD trên địa bàn. Đây cũng là hoạt động tín dụng bất động sản có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua và gắn liền với diễn biến của thị trường bất động sản. Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ cho vay mua, sửa chữa; chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng nhà để ở đạt 784 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,8% trong tổng dư nợ bất động sản trên địa bàn.
Ở góc độ vĩ mô, hoạt động tín dụng này không chỉ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mà còn tạo điều kiện cho người dân, tạo lập nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thứ hai, Tín dụng bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chủ yếu là tín dụng trung dài hạn (chiếm khoảng 96%) và tăng trưởng phù hợp theo diễn biến thị trường và cơ cấu sản phẩm của thị trường. Theo đó, trong những năm gần đây, tín dụng bất động sản cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ như cho vay phát triển hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp; cho vay phát triển cao ốc văn phòng; cho vay phát triển bất động sản lĩnh vực du lịch dịch vụ có xu hướng tăng trưởng tốt trong 2 năm qua. Trong đó, dư nợ cho vay KCX-KCN (đến cuối tháng 10/2024) đạt 52 nghìn tỷ đồng, chiếm 5% tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 28,7% so với cuối năm 2023; cho vay cao ốc văn phòng đạt gần 25 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,4% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 18,5% so với cuối năm; cho vay nhà hàng, khách sạn, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đạt trên 26 nghìn tỷ, chiếm 2,48% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 30% so với cuối năm 2023.
Mặc dù tỷ trọng thấp, song sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng bất động sản phục vụ sản xuất kinh doanh thương mại du lịch và dịch vụ phản ánh những chuyển biến tích cực từ các hoạt động kinh tế này. Đồng thời, cũng là cơ sở nền tảng để thu hút đầu tư kinh doanh đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước, khi hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển và các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển.
Thứ ba,Tín dụng bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và UBND Thành phố. Với việc tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách về nhà ở xã hội; cho vay nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách; cán bộ công chức và người lao động, người thu nhập thấp theo quy định. Trong đó việc tiếp tục làm tốt các hoạt động liên quan đến gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng (hiện nay là 145 nghìn tỷ đồng) để cho vay phát triển nhà ở xã hội, với nội hàm về tham gia đăng ký gói tín dụng ưu đãi và giải ngân gói tín dụng này; công tác thông tin truyền thông và tư vấn cho doanh nghiệp, cho người dân; công tác phối hợp tổ chức thực hiện….
Đến nay, trên địa bàn có 6 dự án được công bố, các TCTD trên địa bàn đã cho vay 3 dự án, với tổng dư nợ khoảng 729 tỷ đồng. Trong đó, cho vay từ gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng là 170,1 tỷ đồng (hạn mức cho vay là 680 tỷ đồng) cho dự án xây nhà ở cho công nhân thuê tại cụm công nghiệp thuộc TP. Thủ Đức (2 dự án còn lại vay vốn thông thường tại các NHTM, song với lãi suất thấp, vì vậy không chuyển sang vay gói 120 nghìn tỷ đồng).
Có thể nói, trong bối cảnh vốn tín dụng ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng thì việc khai thác và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, sự phát triển minh bạch thị trường cũng như việc thực hiện đồng bộ các giải pháp từ cơ chế chính sách; đến khắc phục những tồn tại hạn chế của thị trường và phát triển các sản phẩm phù hợp, hợp lý theo định hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đảm bảo thị trường phát triển bền vững hiệu quả sẽ là yếu tố quan trọng không chỉ đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng mà còn thúc đẩy tăng trưởng phát triển nền kinh tế và thực hiện chiến lược phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng của Chính phủ tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Đối với tín dụng bất động sản đã và đang tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu nhà ở của người dân và nhu cầu nhà ở xã hội. Trong đó, cho vay mua nhà để ở và cho vay tiêu dùng, nếu phân tích theo mục đích sử dụng vốn thì tín dụng cho vay mua nhà để ở chiếm khoảng 70% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng trưởng dương trở lại trong những tháng gần đây. Điều này đã và đang phản ánh không chỉ những chuyển biến tích cực cho thị trường bất động sản mà còn khẳng định việc đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của ngành ngân hàng cho người dân trên địa bàn Thành phố. Trong năm 2025, dòng vốn FDI và thương mại, dịch vụ sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thị trường bất động sản. Dự báo đến năm 2025, GDP có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7%. Định hướng chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước năm 2025 tiếp tục là hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản nói riêng cần phải linh hoạt chủ động, linh hoạt, thích ứng đa dạng hóa sản phẩm, và điều chỉnh giá bán phù hợp, hoạt động công khai minh bạch, hiệu quả thì hoàn toàn có thể tiếp cận thuận lợi cơ chế chính sách để phát triển. |
Nguồn: TP HCM: Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng đều trong 10 năm qua
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Hà Nội: nhiều dự án chung cư mở bán sớm theo đà tăng giá
Bất động sản 20/12/2024 10:00
Hà Nội: Tăng thêm 1.500 nghìn căn nhà ở xã hội cho thị trường
Bất động sản 19/12/2024 18:00
TP HCM: Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng đều trong 10 năm qua
Bất động sản 19/12/2024 17:00
Các tin khác
"Của để dành" tăng, thị trường bất động sản 2025 sẽ nhiều đột phá?
Bất động sản 19/12/2024 13:00
10 chính sách lớn tác động đến bất động sản năm 2024
Bất động sản 19/12/2024 07:00
Hà Nội nỗ lực triển khai nhà ở xã hội
Bất động sản 18/12/2024 16:00
TP HCM: loạt dự án tái khởi động, giá bán tăng cao
Bất động sản 18/12/2024 14:00
Cả nước không hoàn thành mục tiêu nhà ở xã hội
Bất động sản 18/12/2024 11:00
TP HCM "cởi trói" cho đất hỗn hợp
Bất động sản 18/12/2024 09:00
Doanh nghiệp bất động sản cuối năm: Chật vật giải bài toán huy động vốn
Bất động sản 17/12/2024 13:00
Hà Nội: Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm
Bất động sản 17/12/2024 08:00
Bổ sung chế tài xử lý vi phạm trong đấu giá đất
Bất động sản 16/12/2024 18:00
Thị trường chung cư “hạ nhiệt” cuối năm
Bất động sản 16/12/2024 15:00
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân
Bất động sản 16/12/2024 12:00
Phát triển nhà ở xã hội: Những mục tiêu và thách thức năm 2025
Bất động sản 15/12/2024 15:00
Bất động sản công nghiệp: Thách thức từ bảng giá đất mới
Bất động sản 15/12/2024 10:00
Đô thị bền vững hút dòng vốn đầu tư
Bất động sản 14/12/2024 16:00
Hà Nội: Rộn ràng đấu giá đất cuối năm
Bất động sản 14/12/2024 06:00
Đô thị hóa Hưng Yên - Nơi đất lành hội tụ
Bất động sản 13/12/2024 19:00
Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội
Bất động sản 13/12/2024 11:21
Hà Nội có thêm hơn 1.200 căn hộ được bán cho người nước ngoài
Bất động sản 13/12/2024 11:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00