Du lịch chờ gỡ vướng visa
vninfor.vn
Trong khi Đài Loan tặng tiền cho du khách đến du lịch, những quốc gia khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thông thoáng hơn về chính sách nhập cảnh, Thái Lan tự tin tăng mục tiêu đón khách lên 30 triệu lượt đi cùng chính sách visa thông thoáng..., trong khi chính sách visa của Việt Nam được đánh giá rằng chưa cởi mở.
"Phân biệt đối xử" trong chính sách visa?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Martin Koerner, phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, cho biết các dữ liệu của Eurocham cho thấy visa là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với du khách mà các quốc gia có thể sử dụng để thu hút đến nước mình.
Đó không phải là vấn đề phí, mà du khách sẵn sàng trả 10 USD hay 15 USD hay 30 USD cho phí visa miễn thủ tục phải dễ dàng, thuận tiện và minh bạch.
"Chúng tôi ghi nhận có nhiều công ty du lịch Ba Lan muốn đưa đoàn khách lớn đến Việt Nam nhưng thủ tục visa vào Việt Nam quá mất thời gian, vậy là doanh nghiệp này đã chuyển hướng sang Thái Lan. Như vậy có nghĩa là gì? Đáng ra khoản doanh thu có được từ đoàn khách này là của Việt Nam, nhưng nó đã chuyển sang Thái Lan một cách ngẫu nhiên", ông Martin Koerner nói.
Ông Martin Koerner cho biết cần nhìn nhận du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ, khi các du khách quốc tế đến đây đều mang theo ngoại tệ. Do đó, nếu du khách muốn nhưng không thể đến Việt Nam không chỉ là sự mất mát cho các doanh nghiệp du lịch, mà còn liên quan đến hàng không, taxi, nhà hàng, dịch vụ, khách sạn và một loại dịch vụ khác trong hệ sinh thái du lịch.
Trong khi đó, hành vi của du khách cũng thay đổi rất nhiều sau dịch COVID-19. Thay vì những chuyến du lịch 1 tuần hay 10 ngày, du khách có xu hướng đi những chuyến du lịch dài ngày hơn từ 2 tuần trở lên. Để bay đến Việt Nam, du khách mất hơn 10 giờ bay, do đó tăng thời gian miễn phí visa từ 15 ngày hiện nay lên 30 ngày là rất đúng xu hướng, giúp Việt Nam kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng chi tiêu.
"Việt Nam chỉ đang miễn visa cho 13 nước thuộc khu vực châu Âu, nhưng không áp dụng với những nước khác cũng thuộc khu vực châu Âu là nhóm khách có chi tiêu cao như Hà Lan, Bỉ... Điều này tạo sự bất bình đẳng không đáng có. Do đó, cần áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân những nước thuộc Liên minh châu Âu", ông Martin Koerner nói.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, chủ tịch Vietravel Holdings, khẳng định với chính sách visa hiện nay, du lịch Việt Nam không thể phục hồi.
"Cần đánh giá hiệu quả của chính sách miễn visa cho các nước vừa rồi, ngay cả Visa-on-Arrival (visa tại sân bay) vẫn phải xin phê duyệt trước. Mỗi ngày chỉ hơn 2.000 e-visa được xử lý trong khi quy trình này vẫn nhận phàn nàn của du khách thì chúng ta khó mong đợi con số 8 triệu lượt", ông Kỳ đánh giá.
-
Tham khảo thêm
EuroCham: Việt Nam nên miễn visa cho khách giàu châu Âu ở lâu
Giảm thời gian chờ đợi nhập cảnh
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Prabhakar Singh, giám đốc kinh doanh và tiếp thị Furama Resort Danang, so với các điểm đến khu vực là Thái Lan và Indonesia, trải nghiệm nhập cảnh của du khách vào Việt Nam có hơi khác biệt. Tại các nước này, với những đoàn khách MICE lớn, sân bay sẽ bố trí quầy nhập cảnh riêng để tăng công suất phục vụ, rút ngắn thời gian chờ đợi cho du khách.
Tại Việt Nam, mọi du khách đều nhập cảnh theo quy trình chung. Vấn đề thủ tục thị thực thuận lợi cũng giúp Thái Lan hưởng lợi lớn, trở thành lựa chọn hàng đầu cho các đoàn khách MICE. Tại đây, du khách chỉ cần nhấc điện thoại lấy thị thực trực tuyến và có thể được duyệt nhập cảnh chỉ trong nửa giờ. Theo phản ánh của du khách, nhân viên quầy nhập cảnh các sân bay Việt Nam không thân thiện.
Ngoài ra, có quá nhiều thời gian kiểm tra dành cho mỗi người. "Bạn hạ cánh Đà Nẵng vào buổi sáng và nhận ra quầy nhập cảnh chỉ có hai người kiểm tra, tốn rất nhiều thời gian và có thể hơi thô lỗ. Chúng ta có thể khắc phục việc này bằng cách dành quầy riêng hoặc tăng thêm nhân sự quầy nhập cảnh. Ngoài ra, cần đơn giản hóa quy trình cấp thị thực và nhập cảnh, ưu tiên cho các đoàn khách lớn", một du khách phản ánh.
Ngoài mong muốn chính quyền địa phương đẩy mạnh quảng bá tiếp thị du lịch ra quốc tế, tới các thị trường trọng điểm, ông Nguyễn Văn Bình, chủ tịch vùng miền Trung - Tập đoàn Sun Group, cũng đề xuất nới lỏng chính sách visa, gỡ bỏ các rào cản trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục nhằm đẩy nhanh các dự án trọng điểm về du lịch dịch vụ, tạo sản phẩm mới thu hút du khách.
Nhiều doanh nghiệp cũng than phiền về thủ tục cấp visa tưởng chừng đã thông thoáng nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc. Du khách xin visa điện tử còn nhiều khó khăn, buộc phải làm qua dịch vụ, thời gian hiệu lực visa còn quá ngắn khiến không ít du khách ngại đến Việt Nam.
"Cần nghiên cứu nâng số nước miễn visa, nâng số ngày hiệu lực của visa và cải cách khâu cấp visa online theo hướng nhanh chóng, thuận tiện để tạo thuận lợi tối đa cho du khách vào Việt Nam", một doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng đề nghị.
* TS Lương Hoài Nam (thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam):
Không gỡ vướng visa, du lịch khó phục hồi
Khi tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát, tại nhiều hội nghị về mở cửa đón khách du lịch quốc tế đều đặt kỳ vọng Việt Nam mở sớm để tận dụng cơ hội. Tuy nhiên, thực tế rất khác, trước khi xảy ra dịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng 1/2 Thái Lan (Việt Nam 18 triệu còn Thái Lan 40 triệu), nhưng năm 2022 chỉ bằng 1/3 (3,6 triệu khách so với 10,5 triệu của Thái Lan).
Trong năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu khách cũng chỉ bằng 1/4 của Thái Lan. Tại các hội nghị, chính sách visa cho khách du lịch quốc tế được các bên nhận diện là nút cản lớn nhất trong phát triển du lịch Việt Nam. Theo các báo cáo, Việt Nam miễn visa cho 24 nước nhưng Thái Lan là 68 nước, Malaysia và Singapore là 130 nước...
Nếu không thay đổi về chính sách visa, du lịch sẽ khó phục hồi và cạnh tranh với các nước trong khu vực. Với 70 - 80% du khách quốc tế đi lại bằng máy bay nên khi du lịch gặp khó, hàng không cũng bị vạ lây.
T.CHUNG
Tin liên quan
Đà Nẵng dự kiến thu 720 tỷ đồng từ đấu giá hàng trăm lô đất ở 27/09/2024 08:00
Loạt dự án bất động sản tại Đà Nẵng chậm do đâu? 12/08/2024 09:01
Đà Nẵng đấu giá 12 khu đất, khởi điểm cao nhất hơn 24 triệu/m2 26/06/2024 21:13
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Kobe (Nhật Bản)
Đời sống 20/11/2024 15:00
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày
Du lịch 19/11/2024 16:00
Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam
Đời sống 19/11/2024 08:00
Quảng Ninh: Chạy “nước rút” hoàn thành mục tiêu 19 triệu lượt khách năm 2024
Du lịch 17/11/2024 06:00
Tạo đột phá cho du lịch Đà Nẵng trong năm 2025
Du lịch 15/11/2024 12:00
Du lịch Việt bứt phá mùa cao điểm cuối năm
Đời sống 14/11/2024 11:00
Các tin khác
Cơ hội mới cho phát triển du lịch từ âm nhạc
Du lịch 13/11/2024 12:00
Chợ “chồm hổm” - khu chợ độc đáo ở miền Tây
Đời sống 10/11/2024 14:00
Hà Nội chú trọng phát triển du lịch làng nghề
Đời sống 08/11/2024 13:00
Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?
Đời sống 03/11/2024 08:00
“Nâng cấp” ngành Du lịch
Đời sống 01/11/2024 00:00
Thúc đẩy sáng kiến "6 quốc gia, 1 điểm đến" cho du lịch
Đời sống 29/10/2024 11:24
Về Lai Châu chinh phục những đỉnh núi kỳ vĩ
Đời sống 27/10/2024 12:43
Tăng sức hấp dẫn với du lịch mùa thu Hà Nội
Du lịch 25/10/2024 08:00
Sự bình yên giữa núi rừng Cao Bằng
Du lịch 21/10/2024 11:00
Du lịch Tây Bắc sau bão: Đừng bỏ lỡ một mùa thu
Đời sống 21/10/2024 09:00
Du lịch ngủ, du lịch chậm sẽ lên ngôi năm 2025
Đời sống 19/10/2024 16:00
“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”
Du lịch 18/10/2024 15:00
Nỗ lực trong kết nối trục du lịch nối liền mạch 2 vùng Đông - Tây Quảng Nam
Du lịch 16/10/2024 16:00
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp
Du lịch 14/10/2024 16:00
Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam
Đời sống 12/10/2024 12:49
Cốm làng Vòng - thức quà tao nhã của người Hà thành
Đời sống 12/10/2024 07:15
Du lịch Hà Nội: Những thách thức và cơ hội mới
Du lịch 12/10/2024 07:00
Điện Biên: Liên kết phát triển du lịch Ðiện Biên - Hà Nội
Du lịch 12/10/2024 05:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00