“Đọc vị” dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản “tay không bắt giặc”
Thị trường bùng nổ thanh khoản, cổ phiếu bất động sản thăng hoa |
GS.TS Đặng Hùng Võ: Cải cách thuế bất động sản sẽ giải quyết vấn đề nhà ở |
Không ít doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết đã sử dụng “trăm phương ngàn kế” để tạo vốn ảo, đối phó với các quy định của pháp luật, từ đó thâu tóm dự án. Những xảo thuật trong việc chứng minh vốn thuộc sở hữu còn được những doanh nghiệp này sử dụng trong suốt quá trình làm thủ tục giao đất, vay vốn, huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để thực hiện dự án.
Tháng 6 năm 2022, thị trường tài chính rúng động khi Bộ Tài chính công bố danh sách 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất năm 2021 và quý 1/2022. Đáng chú ý trong đó, 10 doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu lớn gấp 5 lần vốn chủ sở hữu. Cá biệt, có những doanh nghiệp nợ trái phiếu gấp 30 lần và 47 lần vốn chủ sở hữu. Song, danh sách trên chỉ là phần nổi của tảng băng.
“UNG NHỌT” TÍCH TỤ NHIỀU NĂM
Trên thực tế, hơn 80% giá trị trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản phát hành thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết. Các doanh nghiệp này có sức khỏe tài chính ở mức yếu rất báo động và đặc biệt là thiếu minh bạch. Thông qua các chỉ số tài chính mà giới phân tích nắm được đã cho thấy năng lực trả nợ và đòn bẩy tài chính đa phần ở ngưỡng nguy hiểm khi gặp sự cố thanh khoản dòng tiền.
Nhiều doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên một cách thần tốc nhưng không cần thiết phải góp vốn bằng tiền mặt hay tài sản mà chỉ bằng một vài thủ thuật kế toán; hạch toán đối ứng phần “tài sản” không tồn tại, như phải thu khác, ủy thác đầu tư cho cá nhân/tổ chức, ứng tiền trước theo hợp đồng công việc ngụy tạo. Vụ việc FLC Faros là một ví dụ điển hình về việc tăng vốn thần tốc thông qua các bút toán khống. |
Kết quả phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2021 của 260 công ty bất động sản chưa niêm yết của FiinRatings cho thấy, nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này hiện ở mức lên tới 9,7 lần trong khi các doanh nghiệp niêm yết chỉ ở mức 3,4 lần.
Tỷ số thanh toán lãi vay hiện tại đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất tương tự giai đoạn 2011-13, điều này cho thấy rủi ro xảy ra vỡ nợ cao như năm 2011. Chuyên gia cho rằng, đây là ung nhọt sau nhiều năm các doanh nghiệp bất động sản lạm dụng đòn bẩy tài chính, “tay không bắt giặc”.
Pháp luật đất đai hiện hành có quy định về điều kiện của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ có quy định điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư: “a) Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên; b) Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác."
Khi chứng minh năng lực tài chính, trước hết, các nhà đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư (vốn thuộc chủ sở hữu của chủ đầu tư, vốn huy động).
Để chứng minh vốn thuộc sở hữu, doanh nghiệp đã hoạt động trên 01 năm phải có báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của doanh nghiệp và thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC và Luật Kế toán 2015.
Riêng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, kể cả chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, công ty cổ phần có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50% bắt buộc phải được kiểm toán theo quy định tại Nghị định 105/2014/NĐ-CP về kiểm toán độc lập và quy định tại Thông tư số 64/2004/TT-BTC.
Một cán bộ chuyên thu hồi công nợ ở một ngân hàng lớn cho biết, việc quy định “có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên” dường như chỉ để trong ngăn kéo bàn. |
Đối với doanh nghiệp mới thành lập cần giấy xác nhận số dư tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.
Cuối cùng, chủ đầu tư phải chứng minh khả năng huy động vốn. Khả năng huy động vốn vay được thể hiện qua văn bản cam kết của tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân khác cho vay để đầu tư dự án. Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, kiên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Dĩ nhiên, chủ doanh nghiệp không thể tự làm việc này, mà phải có sự tiếp tay của nhiều bên: người môi giới/bên cung cấp dịch vụ chứng minh năng lực tài chính; đội ngũ kế toán, kiểm toán; nhân viên tín dụng ở các ngân hàng; đến các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp trong việc thẩm định, chấp thuận đầu tư.
Một cán bộ chuyên thu hồi công nợ ở một ngân hàng lớn cho biết, việc quy định “có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên” dường như chỉ để trong ngăn kéo bàn. Bởi chưa từng có một dự án nào bị cơ quan quản lý soi kỹ xem doanh nghiệp đó có đáp ứng các con số “20%”, “15%” nói trên hay không. Và, trên thực tế, dù kiểm tra thời điểm này thì tài khoản có tiền nhưng chỉ vài ngày sau số tiền đó đã trôi sang tài khoản khác để được sử dụng vào mục đích khác.
Thế nên, tại Hội Nghị Tín dụng bất động sản vừa qua, lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Nhà nước đã thốt lên: ở đây có những doanh nghiệp quản lý vận hành tới 50 dự án trong cùng một thời điểm.
MUA ĐƯỢC CẢ GIẤY CHỨNG MINH VỐN CHỦ SỞ HỮU
Chia sẻ với VnEconomy, một nhân viên ngân hàng cho biết không khó để mua một giấy cam kết cấp tín dụng có điều kiện của các ngân hàng để chứng minh khả năng huy động vốn. Tuy nhiên, dịch vụ chứng minh vốn chủ sở hữu thì phải làm ở bên ngoài, chi phí khoảng 0,2% số tiền cần chứng minh.
Hiện, các bên cung cấp dịch vụ có 2 cách chứng minh năng lực tài chính cho doanh nghiệp là xác nhận số dư tài khoản doanh nghiệp hoặc hợp đồng tiền gửi doanh nghiệp...
Nguồn: “Đọc vị” dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản “tay không bắt giặc”
Tin liên quan
Á hậu Bùi Khánh Linh diện đầm táo bạo tại Miss Intercontinental 2024 25/11/2024 16:53
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM 25/11/2024 16:00
Uống nước lá vối hàng ngày có nhiều công dụng ít người biết 25/11/2024 15:01
Cùng chuyên mục
Vì sao Ngân hàng Nhà nước "ưu tiên" kênh thị trường mở?
Tài chính 25/11/2024 10:00
Giá USD tiếp tục lập đỉnh
Tài chính 25/11/2024 07:00
Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Kinh tế - Tài chính 24/11/2024 16:10
"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ
Kinh tế - Tài chính 24/11/2024 14:00
Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn
Tài chính 23/11/2024 16:00
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á
Tài chính 23/11/2024 12:00
Các tin khác
VietinBank (CTG): Nợ xấu có thể tăng nhẹ, tín dụng dự báo đạt 14%
Tài chính 23/11/2024 08:00
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 20:35
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?
Tài chính 22/11/2024 09:00
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới
Tài chính 22/11/2024 06:00
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 15:33
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:37
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Tài chính 21/11/2024 09:00
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 15:06
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Tài chính 20/11/2024 14:29
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 11:15
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tài chính 20/11/2024 09:16
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tài chính 20/11/2024 06:00
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 19:59
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn
Tài chính 19/11/2024 17:00
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 14:10
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Tài chính 18/11/2024 14:00
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới
Tài chính 18/11/2024 08:43
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Tài chính 17/11/2024 13:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00