Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt
Đây là chia sẻ của TS Cao Anh Tuấn – Chuyên gia độc lập về thị trường điện với Diễn đàn Doanh nghiệp.
Thưa ông, dự thảo về điện mặt trời mái nhà mới đây có đề xuất tăng công suất điện mặt trời so với mục tiêu của Quy hoạch điện VIII, ông có góp ý nào về việc mở room này?
Tôi cho rằng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nền kinh tế và nhu cầu xanh hóa của doanh nghiệp thì nhất định cần nới room công suất điện mặt trời (ĐMT) mái nhà. Nới room công suất cho ĐMT mái nhà so với mục tiêu 2600 MW trong Quy hoạch điện VIII là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, cần làm rõ sản lượng giữa yêu cầu của ĐMT mái nhà cho cơ chế Private DPPA.
|
Việc tăng room công suất sẽ ảnh hưởng đến các nguồn phát khác, điều này có thể cân đối được, thưa ông?
Tôi cho rằng hoàn toàn có thể đáp ứng được mà không ảnh hưởng đến các nguồn năng lượng khác bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, từ bất cập do nguồn cung của nhiệt điện than, hiện nay trong QHĐ VIII, có một số các nhà máy nhiệt điện than đang có nguy cơ bị trượt tiến độ, không khả thi do chủ đầu tư tư nhân ko không thu xếp được vốn, ngân hàng không hỗ trợ cho vay theo chính sách Netzero 2050, COP26 do đó có thể chuyển đổi quota công suất các nhà máy điện than trượt tiến độ, không khả thi sang ĐMT (Song Hau 2, Nam Định,…). Chẳng hạn như;
TmaxNDThan = 6500h or 6000h (phương án thấp) = 4 Tmax trung bình ĐTM (1500h). Do đó Pcông suất thêm của ĐMT = 4 * P nhà máy điện than.
(có xem xét đến các điều kiện vận hành tải tối thiểu lúc giữa trưa khi ĐMT phát tối đa và chế độ vận hành các nhà máy điện trong hệ thống (khí, LNG tương lai, thủy điện..), cân bằng hệ thống, quá tải đường dây,… để tính toán lựa chọn công suất ĐMT.
Thứ hai về điện gió trên bờ,chuyển bớt phần quy hoạch công suất gió sang ĐMT tự sản tự tiêu (do hiện tại gió có khoảng 4GW (2022), đến năm 2030 quy hoạch thêm 18GW để có tổng 22GW. Tuy nhiên điện gió trên bờ, gần bờ có nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện dự án do suất đầu tư cao khoảng 1-1.2 triệu USD/1MW, còn mặt trời là 0.5 triệu USD/1MW, giá bán điện gió cũng cao hơn từ 8-8.5cent trong khi ĐMT là 6.5 cent và ĐMT không chiếm nhiều diện tích đất nếu áp mái).
Mặt khác, công suất điện gió tăng thêm cho giai đoạn 2023-2030 là 18GW trong khi công suất tăng thêm ĐMT mái nhà chỉ là 2.6GW (gấp gần 6.5 -7 lần). Thế nhưng, hiện nay một loạt các dự án điện gió đang chững lại do giá đất đền bù cao (do luật đất đai mới áp dụng từ tháng 8 -2024, giá đền bù bằng giá thị trường không phải bằng giá quy định bởi nhà nước trong chu kì 5 năm), xem xét nâng tỷ lệ mua ĐMT lên 15% hoặc 20% cho cả 2 vùng Bắc Nam (thay vì 10% cho miền Nam và 20% cho miền Bắc như các bản dự thảo hiện tại)vì phần điện năng lúc giữa trưa từ 12h:00 – 13h:00 (1h) là khoảng 13%. Tuy nhiên nếu xét thời gian nghỉ trưa dài hơn là từ 12h:00 đến 13h:30 (1h30p), điện năng phát ra là khoảng 19.5%.Do đó đề xuất chính sách ĐMT tự sản tự tiêu sẽ mua lại khoảng 15% tổng lượng điện năng trong một ngày là hợp lý và cân bằng cho cả hai miền Bắc, Nam. Tôi cho rằng tăng giá mua ĐMT lên 1.300vnd/1kWh dựa trên các cơ sở,với chi phí bán trung bình cho khu công nghiệp ở đường dây 22kV là 1.700 vnd/1kWh (24h), hoặc cao hơn khoảng 2.000vnd/1kWh (trung bình từ 8h:00 đến 17h00).
Với ĐMT tự sản tự tiêu, EVN có thể mua sản lượng thừa từ một nhà máy và cho một nhà máy ngay bên cạnh trong khu công nghiệp mà không tốn phí truyền tải (khoảng 263,87vnd/1kWh). Vì chi phí mua điện trung bình của EVN là 2090vnd/1kWh (2023), phí truyền tải, điều hành, phân phối (theo chi phí DPPA) (dự kiến là 350-400vnd/1kWh đã tính đến phần lợi nhuận của EVN trong các khâu truyền tải, phân phối, điều hành, in bill.), vậy việc thu mua lại với giá 1.300d/1kWh vẫn đảm bảo lợi ích, lợi nhuận của EVN.
Với định hướng đến năm 2030 (tổng Công suất 150GW), tỷ lệ NLTT đạt khoảng 30.9-39.2% bằng khoảng 45GW-60GW, trong đó Điện gió trên bờ khoảng 21.8GW, ĐMT 12.836GW, (tập trung 10.236GW và RTS tự sản tự tiêu 2.6GW) và đến năm 2050 (tổng công suất 490-573MW), tỷ lệ NLTT đạt khoảng 67.5-71.5%.
Trước những bất cập trên, các nhà máy điện gió đang có nguy cơ bị vỡ quy hoạch do giá đầu tư cao, giá đền bù đất cao dẫn đến giá điện cao chưa được EVN chấp nhận mua, do đó tôi kiến nghị chuyển bớt phần công suất này sang ĐMT tự sản tự tiêu.
Góp ý cho thị trường điện ở Việt Nam được phát triển ổn định, ông có những ý kiến nào cần đề xuất?
Tham khảo kinh nghiệm từ nước Đức về kinh nghiệm điều hành thị trường có tỷ lệ Năng lượng tái tạo (NLTT) cao, hơn 55% tỷ lệ điện năng từ NLTT (2023), và đạt mục tiêu 80% điện năng từ NLTT vào năm 2030, do đó khuyến nghị chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước Đức về điều hành thị trường điện và kinh nghiệm phát triển.(Hiện tại ở nước ta NLTT có khoảng 21GW/84GW tổng công suất lắp đặt, chiếm khoảng 25% công suất lắp đặt và 13% tổng điện năng cung cấp).
Với ĐMT tự sản tự tiêu, EVN có thể mua sản lượng thừa từ một nhà máy và cho một nhà máy ngay bên cạnh trong khu công nghiệp mà không tốn phí truyền tải. |
Do đó cần cho phép thuê bên thứ 3 vào đầu tư ĐMT mái nhà và bán lại cho chính chủ ĐMT mái nhà của nhà máy đó. Do hiện tại các nhà máy trong khu chế xuất không có kinh nghiệm về ĐMT, cũng như các chính sách không rõ ràng, đẫn đến lúng túng trong việc đầu tư ĐMT mái nhà. Tôi đề xuất Bộ Công Thương cho phép các chủ đầu tư cho bên thứ 3 vào thuê mái và đầu tư cung cấp ĐMT cho chính doanh nghiệp đó theo hình thức tự sản tự tiêu. Cụ thể như cho phép giao dịch, buôn bán ĐMT mái nhà tự sản, tự tiêu trong phạm vi một khu công nghiệp, khu chế xuất.
Cụ thể, ngoài EVN, cần nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp đầu tư ĐMT áp mái có thể bán lại sản lượng nếu dư thừa cho doanh nghiệp liền kề trong khu công nghiệp (không làm tăng tải đường dây truyền tải, phân phối), từng bước đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và xây dựng mô hình nguồn cấp microgrid (trong nội khu công nghiệp).
Ngoài ra cần xây dựng nguồn cung ứng trong nước cho hệ thống lưu trữ BESSvà có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xây dựng nguồn cung ứng cho lưu trữ dùng cho ĐMT mái nhà. Thực hiện được điều này sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm tiêu thụ điện của doanh nghiệp (vào giờ cao điểm), cũng như tích trữ ĐMT dư thừa. Dự thảo mới đây, Bộ Công Thương đưa ra chính sách hỗ trợ giá mua, bán điện trong trường hợp dự án có hệ thống lưu trữ, tôi cho là hoàn toàn phù hợp.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt
Tin liên quan
Tình thế nghịch lý của kinh tế Việt Nam và những cam kết tạo động lực mới cho tương lai 16/09/2024 15:55
Công Phượng về Việt Nam thi đấu 16/09/2024 15:28
Cùng chuyên mục
Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải
Góc nhìn chuyên gia 15/09/2024 13:51
Trạm sạc nhượng quyền: Cánh cửa kinh doanh “một vốn nhiều lời” rộng mở dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Góc nhìn chuyên gia 13/09/2024 17:00
3 bài học đáng giá của CEO VNG Lê Hồng Minh
Góc nhìn chuyên gia 12/09/2024 16:18
Nguồn nhân lực hạnh phúc
Góc nhìn chuyên gia 12/09/2024 08:00
Doanh nghiệp “ứng phó” với tấn công mạng
Góc nhìn chuyên gia 07/09/2024 11:00
Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt
Góc nhìn chuyên gia 04/09/2024 05:00
Các tin khác
Bảo đảm tính thống nhất về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Góc nhìn chuyên gia 03/09/2024 12:00
Hé lộ những "tay chơi" trong cuộc đua khoáng sản ở châu Phi
Góc nhìn chuyên gia 02/09/2024 18:00
Đòn bẩy cho sức phát triển thời kỳ mới
Góc nhìn chuyên gia 27/08/2024 15:28
Chủ tịch YBA Lê Trí Thông: Các doanh nghiệp gần chạm điểm tới hạn
Góc nhìn chuyên gia 24/08/2024 18:15
Tạo động lực thu hút đầu tư ngành điện
Góc nhìn chuyên gia 22/08/2024 13:00
Cần nhiều giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Góc nhìn chuyên gia 12/08/2024 10:30
Áp lực lạm phát đang trở lại - E ngại đến từ đâu?
Góc nhìn chuyên gia 04/08/2024 05:00
Hai mặt của cơ chế thuê đất trả tiền hằng năm
Góc nhìn chuyên gia 02/08/2024 06:00
Tạo niềm tin và uy tín với đối tác từ thực hành ESG
Góc nhìn chuyên gia 23/07/2024 12:00
Rủi ro không ngờ của ngành an ninh mạng toàn cầu
Góc nhìn chuyên gia 21/07/2024 16:38
Triển vọng kinh tế nửa cuối năm vẫn tích cực
Góc nhìn chuyên gia 20/07/2024 13:36
PGS.TS Ngô Trí Long: Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp là điều tất yếu
Góc nhìn chuyên gia 10/07/2024 14:45
Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024
Góc nhìn chuyên gia 08/07/2024 05:00
Thế hệ nào đang chi tiêu nhiều nhất?
Góc nhìn chuyên gia 26/06/2024 10:00
Điện mặt trời mái nhà: Phải có hiệu quả kinh tế thì dân mới làm
Góc nhìn chuyên gia 20/06/2024 09:16
Sớm ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia
Góc nhìn chuyên gia 13/06/2024 09:00
TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất giải pháp căn cơ để "bình ổn" thị trường vàng
Góc nhìn chuyên gia 04/06/2024 11:09
Đền bù thiệt hại do điện gió: Phải chờ luật!
Góc nhìn chuyên gia 27/05/2024 10:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00