Điện Biên: Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu

Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều sản phẩm đã hết hạn công nhận hạng sao và phải đăng ký lại. Thế nhưng, nhiều chủ thể không tham gia hoàn thiện hồ sơ đánh giá, công nhận lại sản phẩm hoặc tham gia nhưng không đạt yêu cầu. Vì vậy nhiều sản phẩm được công nhận lần đầu đến nay đã hết hiệu lực, giá trị OCOP.
Điện Biên: Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu
Sản phẩm thịt lợn khô của Hợp tác xã Nông nghiệp CCO Điện Biên Đông đến nay chưa được công nhận lại.

Nhiều chủ thể không mặn mà

Theo quy định, giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao có giá trị 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Song vì nhiều lý do đến nay, nhiều chủ thể chưa làm thủ tục để đánh giá, công nhận lại.

Sản phẩm Chẳm chéo của Hợp tác xã M’Then (TP. Điện Biên Phủ) đã được công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao từ cuối năm 2019, đến nay đã hết hiệu lực, nhưng chủ thể không nộp hồ sơ để xét công nhận lại.

Chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã M’Then cho biết: “Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chẳm chéo sau khi được công nhận sản phẩm OCOP so với trước khi được công nhận cũng không mở rộng và tăng về số lượng, nên sau khi hết thời hạn chứng nhận lần đầu, chúng tôi quyết định không hoàn thiện hồ sơ để công nhận lại. Do sản phẩm đã được nhiều người biết đến, nên dù không sử dụng logo OCOP thì đơn đặt hàng vẫn đều như trước”.

Điện Biên: Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu
Sản phẩm bí xanh Tìa Dình sau khi được công nhận OCOP không phát huy được hiệu quả.

Tương tự, đối với Hợp tác xã Nông nghiệp CCO Điện Biên Đông có 4 sản phẩm được công nhận 3 sao từ năm 2019 (thịt lợn khô, khoai sọ Phì Nhừ, bí xanh Tìa Dình và lạc đỏ Na Son), nhưng sau khi hết thời gian chứng nhận lần đầu, hợp tác xã cũng không mặn mà tham gia đăng ký công nhận lại. Nguyên nhân là do sản xuất còn mang tính tự phát, manh mún, vùng nguyên liệu nhỏ, sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, sản phẩm sau khi được công nhận đạt sao cũng không mở rộng được thị trường tiêu thụ nên hợp tác xã không tham gia đăng ký công nhận lại.

Lý do không tham gia công nhận lại sản phẩm OCOP được các chủ thể đưa ra là hồ sơ, thủ tục mất khá nhiều công sức, thời gian và chi phí, trong khi việc được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao không mang lại sự đột phá nhiều cho sản phẩm. Vì thế, nhiều chủ thể không mặn mà với việc giữ hay nâng sao cho sản phẩm của mình.

Là chủ thể sản phẩm trà cây cao cổ thụ Tủa Chùa, ông Phan Trọng Nhất, Giám đốc Công ty TNHH Trà Phan Nhất cho biết: Các bước để công nhận lại do quy định mới yêu cầu các tiêu chuẩn cao hơn, tốn kém thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, đối chiếu các tiêu chí, để đánh giá nâng hạng các sản phẩm lên 4 sao thì chưa đủ mà công nhận lại 3 sao thì đơn vị không muốn. Do đó, thay vì đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã đến hạn, đơn vị đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển những sản phẩm mới.

Điện Biên: Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu
Sản phẩm trà cây cao cổ thụ Tủa Chùa của Công ty TNHH Trà Phan Nhất không nộp hồ sơ xét công nhận lại.

Tính đến tháng 4/2024, toàn tỉnh có 35 sản phẩm OCOP hết thời gian chứng nhận cần phải đăng ký lại (đều là sản phẩm 3 sao), nhưng chỉ có 16 sản phẩm được các chủ thể hoàn thiện hồ sơ công nhận lại (trong đó 13 sản phẩm được chứng nhận lại lần 2). Các sản phẩm còn lại chưa được các chủ thể hoàn thiện hồ sơ công nhận lại hoặc không được công nhận, như: Gạo Tám thơm Thiên Bản của Công ty TNHH thực phẩm Sefe Green; khoai sọ tím Tủa Chùa của Hợp tác xã H’Mông; trà cây cao cổ thụ Tủa Chùa của Công ty TNHH Trà Phan Nhất; cà phê túi nhúng SMILE SINGLE BAR COFFEE của Công ty TNHH Hải An…

Cần tháo gỡ khó khăn

Để không bị gián đoạn và đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khi tham gia Chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm để tham gia đánh giá phân hạng lại đối với các sản phẩm OCOP hết thời hạn chứng nhận. Trong đó, đối với chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP, cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể hoàn thiện hồ sơ. Đối với chủ thể không tiếp tục tham giá đánh giá phân hạng lại làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục để các chủ thể tiếp tục tin tưởng tham gia.

Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP mới theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ có khá nhiều nội dung mới nên các địa phương cũng không dễ trong hướng dẫn các chủ thể làm hồ sơ, dẫn đến việc đánh giá, phân hạng sản phẩm của nhiều chủ thể trễ so với thời gian quy định.

Điện Biên: Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu
Sản phẩm bánh Khẩu xén, Chí chọp của Hợp tác xã Hoa Ban Trắng đến nay chưa được công nhận lại OCOP.

Đặc biệt, để nâng hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao, các chủ thể phải đầu tư, cải tiến dây chuyền, quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm cũng như nâng cấp bao bì… mới đáp ứng đầy đủ điều kiện. Còn muốn nâng cấp từ 4 sao lên 5 sao, phải xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, sản xuất chuyên nghiệp, có hệ thống phân phối sản phẩm trên quy mô toàn quốc và có sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận. Trong khi, hầu hết các chủ thể trên địa bàn tỉnh khó đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe này. Vì vậy, vừa qua có 2 sản phẩm đạt 4 sao sau khi chứng nhận lại lần 2 bị hạ xuống 3 sao do chưa đáp ứng được các điều kiện.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh cho biết: Đối với các sản phẩm hết hạn, đơn vị phối hợp thông báo cho các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký lại. Đồng thời, phối hợp với các huyện, sở ngành liên quan quan tâm hỗ trợ các chủ thể OCOP mở rộng quy mô sản xuất và vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế, nên mới chỉ thực hiện nội dung hỗ trợ chi phí bao bì, in tem đối với các sản phẩm OCOP sau chứng nhận. Các nội dung phát triển quy mô, dây chuyền sản xuất, vùng nguyên liêu, thị trường… do chủ thể tự chủ động thực hiện.

Điện Biên: Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu
Sản phẩm gạo tám thơm Thiên Bản (Công ty TNHH thực phẩm Sefe Green) không tham gia đánh giá, công nhận lại sau khi hết hạn.

Đối với các sản phẩm OCOP cấp tỉnh khi hết hạn nếu không được công nhận lại sẽ bị thu hồi chứng nhận, chủ thể không được sử dụng nhãn hiệu OCOP để in, dán trên bao bì đối với các sản phẩm khi lưu thông, tiêu thụ trên thị trường. Do đó, các chủ thể sản xuất cần chủ động lập hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng lại sản phẩm; nâng cao chất lượng, mẫu mã, uy tín của sản phẩm để tạo niềm tin với người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường. Trong trường hợp chủ thể không tham gia đánh giá, công nhận lại cho sản phẩm, các cơ quan chuyên môn sẽ lập hồ sơ, hủy bỏ danh hiệu OCOP và xử lý nếu có hành vi lợi dụng danh hiệu OCOP để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Công nhận sản phẩm OCOP cũng như đánh giá, công nhận lại theo bộ tiêu chí mới khó hơn, nhưng càng khó khăn càng đưa giá trị của sản phẩm OCOP lên tầm cao hơn. Vì vậy, việc chứng nhận OCOP không chỉ mang ý nghĩa là chứng nhận thương hiệu mà còn là sự đánh giá và công nhận chất lượng sản phẩm và chủ thể sản xuất ra sản phẩm đó.

Nguồn: Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu

Quốc Huy
baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Kiểm tra thực địa tại các dự án trọng điểm trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ vào sáng nay (14/6), đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo yêu cầu và kế hoạch đặt ra.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy vai trò người có uy tín trong giữ gìn bản sắc văn hoá

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy vai trò người có uy tín trong giữ gìn bản sắc văn hoá

Những năm qua, các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư ở huyện Mù Cang Chải không những làm tốt việc vận động con cháu, nhân dân tích cực phát triển kinh tế mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Mông.
Điện Biên: Dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

Điện Biên: Dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

Với quan điểm dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội đã quan tâm, thực hiện những việc làm thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để trẻ em phát triển toàn diện.
Điện Biên: Chung tay đảm bảo an sinh xã hội

Điện Biên: Chung tay đảm bảo an sinh xã hội

Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng – an ninh; thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Từ đó, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội, chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Điện Biên: Tình nguyện vì môi trường sạch đẹp

Điện Biên: Tình nguyện vì môi trường sạch đẹp

Phát huy vai trò xung kích tình nguyện của thanh niên vì môi trường xanh – sạch – đẹp, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã hăng hái tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bằng nhiều việc làm cụ thể như tham gia dọn vệ sinh, trồng cây xanh, thu gom rác thải, nạo vét kênh mương... ĐVTN đã góp phần chung tay xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp.
Kon Tum: Tập trung mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực

Kon Tum: Tập trung mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu phát triển các loại cây trồng, thời điểm này, ngành Nông nghiệp và các địa phương tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tổ chức xuống giống gieo trồng các loại cây chủ lực theo đúng kế hoạch, khung thời vụ.

Các tin khác

Kon Tum: Nghệ nhân đa tài

Kon Tum: Nghệ nhân đa tài

Dù đã 84 tuổi, nhưng ông A Quá (dân tộc Gié-Triêng, thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) luôn tận tâm, nỗ lực hết mình để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông là một nghệ nhân đa tài, không những biết tạc tượng gỗ, mà còn biết làm nghề rèn, đan lát, chế tác nhạc cụ dân tộc, chỉnh chiêng, đánh cồng chiêng, đàn hát dân ca.
Điện Biên: Đảng viên trẻ gương mẫu, đi đầu

Điện Biên: Đảng viên trẻ gương mẫu, đi đầu

Trên tinh thần xung kích, tình nguyện, thời gian qua, nhiều đảng viên trẻ trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện mô hình hiệu quả trong phát triển kinh tế, gương mẫu đi đầu, khơi dậy phong trào lập thân, lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm

Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm

Đến làng Kon Sơ Lam 1 (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) hỏi thăm nghệ nhân Y Sút thì ai cũng biết. Sau nhiều năm trăn trở, miệt mài với nghề dệt thổ cẩm, bà Y Sút đã góp phần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Ba Na và truyền tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Điện Biên: Người dân Tênh Phông giữ rừng

Điện Biên: Người dân Tênh Phông giữ rừng

Xuất phát từ lợi ích kép mà rừng mang lại, nhiều cộng đồng đã phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ rừng. Những năm qua, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng người Mông ở xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) đã phát huy tốt vai trò quản lý, bảo vệ rừng. Cho dù bà con vẫn phụ thuộc khá nhiều vào việc canh tác trên nương, nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, hầu hết nhân dân đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm giữ rừng, góp phần giữ rừng ngày càng tốt hơn.
Kon Tum: Kon Rẫy sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng

Kon Tum: Kon Rẫy sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng

Hiện nay, huyện Kon Rẫy có 18 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Đây là những sản phẩm được chế biến chủ yếu từ nông sản ở địa phương, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Yên Bái: Mường Lai khai thác lợi thế làm du lịch

Yên Bái: Mường Lai khai thác lợi thế làm du lịch

Cách trung tâm huyện Lục Yên 13 km về phía Đông Bắc, xã Mường Lai là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Tày với những nét văn hóa truyền thống độc đáo; nơi có Khu căn cứ cách mạng Cổ Văn cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành với hệ thống liên hồ thủy lợi Từ Hiếu, Roong Đeng, Tặng An... là tiềm năng tiềm năng, lợi thế để Mường Lai phát triển du lịch (PTDL) xanh gắn liền với môi trường, cảnh quan cũng như đời sống cộng đồng cư dân bản địa.
Điện Biên: Huổi Só vượt khó vươn lên

Điện Biên: Huổi Só vượt khó vươn lên

Huổi Só là xã xa nhất của huyện Tủa Chùa. Nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của một bộ phận dân cư còn hạn chế. Huổi Só còn là xã thiếu và yếu về hạ tầng giao thông, thương mại...
Kon Tum: Khơi dậy khát vọng phát triển

Kon Tum: Khơi dậy khát vọng phát triển

Muốn phát triển, nhất là tạo ra bước đột phá cho một giai đoạn, một thời kỳ, điều quan trọng là phải làm sao khơi dậy được khát vọng và phát huy mọi tiềm năng có được. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu đề ra xây dựng tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và công bằng, là một trong những tỉnh trung bình khá của cả nước, thì làm sao khơi dậy được khát vọng phát triển, khơi dậy ý chí, quyết tâm trong từng cán bộ, đảng viên và trong mỗi người dân là hết sức quan trọng.
Điện Biên: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc với đoàn công tác của AFD

Điện Biên: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc với đoàn công tác của AFD

Sáng nay (7/6), Đoàn công tác Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) do ông Hervé Conan, Giám đốc AFD tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn ở Việt Nam” (dự án ASSET) do Tổ chức Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (GRET) của Pháp tài trợ. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác AFD.
Kon Tum: Phát triển du lịch xanh

Kon Tum: Phát triển du lịch xanh

Với nguồn tài nguyên văn hóa, cảnh quan, môi trường, Kon Tum rất có lợi thế trong phát triển du lịch xanh. Đây là hướng phát triển mang tính bền vững, nếu khai thác, triển khai hiệu quả không chỉ thu hút lượng lớn du khách mà còn tạo được dấu ấn về một điểm đến không chỉ đẹp mà còn xanh và sạch.
Kon Tum: Trọn đời gắn bó với nghề dệt

Kon Tum: Trọn đời gắn bó với nghề dệt

Bước qua tuổi 66, dù đôi mắt hơi yếu, nhưng đôi tay bà Y Nghiêm (dân tộc Gié- Triêng, thôn Nông Kon, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn thoăn thoắt, nhanh nhẹn mỗi khi ngồi vào khung cửi. Với bà, việc dệt thổ cẩm không chỉ để giữ gìn nghề truyền thống mà còn là cách để bầu bạn và sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.
Kon Tum: Quan tâm bảo tồn nhà rông truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quan tâm bảo tồn nhà rông truyền thống của đồng bào DTTS

Những năm qua, tỉnh ta quan tâm hỗ trợ người dân khôi phục, gìn giữ nhà rông truyền thống và đem lại những kết quả tích cực, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ.
Yên Bái đấy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Yên Bái đấy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hơn 3.310 doanh nghiệp đang hoạt động. Quá trình sản xuất, kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới dây chuyền, công nghệ đồng thời xây dựng, phát triển, nâng cấp các hệ thống phần mềm hiện có để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nền tảng số, dịch vụ, tiện ích chung của tỉnh.
Kon Tum: Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Kon Tum: Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
UBND TP. Hải Phòng muốn bán 64,67% cổ phần Công ty CP Bến xe Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng muốn bán 64,67% cổ phần Công ty CP Bến xe Hải Phòng

Vào ngày 19/6 tới, Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia sẽ thực hiện bán đấu giá 1,679 triệu cổ phần Công ty CP Bến xe Hải Phòng, thuộc sở hữu của UBND thành phố Hải Phòng. Số cổ phần này tương đương 64,57% vốn điều lệ của Bến xe Hải Phòng. Giá khởi điểm của một cổ phần là 22.845 đồng.
Điện Biên: Buổi thi đầu tiên vào lớp 10 diễn ra an toàn, nghiêm túc

Điện Biên: Buổi thi đầu tiên vào lớp 10 diễn ra an toàn, nghiêm túc

Sáng ngày 4/6, tất cả 8.109 thí sinh Điện Biên bước vào buổi thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra an toàn, nghiêm túc. Các thí sinh hoàn thành môn Ngữ văn và Tiếng Anh, chiều thì Toán.
Kon Tum: Kon Plông chú trọng phát triển “du lịch xanh”

Kon Tum: Kon Plông chú trọng phát triển “du lịch xanh”

Với lợi thế về khí hậu, quang cảnh thiên nhiên và nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thời gian qua, huyện Kon Plông chú trọng phát triển các loại hình “du lịch xanh” để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.
Yên Bái: An Bình phát triển du lịch sinh thái - cộng đồng

Yên Bái: An Bình phát triển du lịch sinh thái - cộng đồng

UBND xã An Bình (Văn Yên) vừa tổ chức ra mắt Tổ hợp tác Du lịch sinh thái - cộng đồng Khe Rồng thuộc thôn Khe Rồng, bước đầu hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã An Bình lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về xây dựng điểm du lịch sinh thái - cộng đồng tại thôn Khe Rồng.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động