Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong
Từ sáng sớm tinh mơ, khi sương còn giăng trên ngọn núi, bà con nông dân đeo lên vai chiếc gùi cùng chiếc dao sắc đến những cánh rừng quen thuộc để hái lá dong. Công việc này bắt đầu từ lúc bình minh và kéo dài đến khi trời tắt nắng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa cẩn thận, đảm bảo kích thước vừa đủ, mặt lá xanh tươi, không bị rách hay hư hại. Sau khi hái, lá dong được buộc thành từng bó gọn gàng, mỗi bó khoảng 10 - 20 lá, chuẩn bị cho hành trình mang về nhà hoặc điểm tập kết.
Những cánh rừng quanh khu vực xã Leng Su Sìn và xã Nậm Kè là nguồn cung cấp lá dong tự nhiên lớn cho bà con nơi đây. Lá dong ở đây không phải là loại được trồng hay chăm sóc mà hoàn toàn sinh trưởng tự nhiên trong rừng. Tuy nhiên, trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, số lượng lá dong có dấu hiệu giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là do đàn gia súc phá hại. Việc này khiến bà con phải đi xa hơn, sâu hơn vào rừng để tìm kiếm khu vực lá dong chưa bị ảnh hưởng.
Bà con đi lên rừng để thu hoạch lá dong từ sáng sớm |
Chị Sì Hà Pứ, người dân sống tại bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn cho biết: "Tôi và bà con bắt đầu thu hoạch lá dong từ giữa tháng 12 âm lịch. Mỗi ngày tôi hái được khoảng 50 - 70 bó, chiều tối sẽ mang xuống để bán. Vài năm trở lại đây lá dong trên rừng không còn nhiều như trước...".
Công việc hái lá dong không chỉ là một phần lao động quen thuộc mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con dịp cuối năm. Sau khi thu hoạch, lá dong được bán lại cho các chủ vựa thu mua với giá 10.000 đồng/bó. Đây là mức giá khá ổn định, giúp bà con có thêm chi phí trang trải cuộc sống và chuẩn bị cho cái Tết đủ đầy hơn.
Sau khi thu hoạch, người dân chia lá dong thành từng bó nhỏ, sau đó gộp thành bó lớn xuất bán. |
Tại các vựa thu mua, lá dong được phân loại trước khi bán lại với mức giá dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/bó tùy tình hình thị trường. Dịp cận Tết, nhu cầu lá dong tăng cao khi thương lái từ các tỉnh thành như: Quảng Ninh, Bắc Giang... đổ về Mường Nhé thu mua. Những chuyến xe chở đầy lá dong sẽ được mang đến các chợ lớn, cung cấp cho người dân khắp nơi gói bánh chưng.
Chị Giàng Li Só, người thu mua lá dong tại bản Huổi Hốc, xã Nậm Kè chia sẻ thêm: "Giá thu mua từ bà con sẽ là 10.000 đồng/bó, còn giá bán ra sẽ dao động theo từng ngày, từng thời điểm khác nhau. Bây giờ người thu mua lá dong nhiều, cả các thương lái từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng cũng lên tận đây nhập, chuyển về xuôi".
Tại các vựa thu mua, lá dong được bán với mức giá dao động từ 12.000-15.000 đồng/bó tùy tình hình thị trường |
Những ngày cuối năm, khi công việc thu hoạch kết thúc, bà con tất bật chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Những bó lá dong mang lại giá trị kinh tế, góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống gói bánh chưng xanh - một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Từng chiếc bánh chưng vuông vức, được gói cẩn thận trong lá dong xanh, là biểu tượng của sự đủ đầy, hạnh phúc và lòng biết ơn đối với đất trời.
Tuy nhiên, việc thu hoạch lá dong rừng cũng đặt ra những thách thức về bảo vệ tài nguyên tự nhiên. Sự giảm sút số lượng lá dong rừng trong những năm gần đây là lời cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt nguồn cung nếu không có sự chủ động trong việc trồng loại cây này. Việc khuyến khích trồng thêm lá dong tại các khu vực phù hợp có thể là một hướng đi hiệu quả, vừa đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho bà con, vừa gìn giữ nét đẹp truyền thống.
Hiện tại, lượng lá dong trên rừng không còn nhiều như thời điểm cách đây 3-5 năm. |
Nhìn những chiếc bánh chưng xanh mướt trên mâm cỗ ngày Tết, ít ai biết rằng chúng được tạo nên từ bàn tay khéo léo và sự nỗ lực, chịu thương chịu khó của những người nông dân vùng cao, từ những cánh rừng tự nhiên trải dài không chỉ ở Leng Su Sìn, Nậm Kè mà còn tại nhiều địa điểm khác trên địa bàn tỉnh. Họ không chỉ đóng góp vào một phần truyền thống Tết Việt mà còn là câu chuyện về sự cần cù, gắn bó với thiên nhiên, và khát vọng vươn lên.
Tết đang đến gần, mang theo niềm hy vọng về một năm mới ấm no, hạnh phúc. Hình ảnh bà con vùng cao tất bật gùi từng bó lá dong rừng xuống núi, rồi nở nụ cười khi nhận được tiền bán hàng, thật sự là bức tranh đẹp và đầy cảm xúc của mùa xuân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong
Địa phương 18/01/2025 11:05
Các tin khác
Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng
Địa phương 17/01/2025 07:07
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông
Địa phương 15/01/2025 16:05
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ
Địa phương 14/01/2025 15:05
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2
Địa phương 14/01/2025 14:24
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng
Địa phương 14/01/2025 12:06
Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá
Địa phương 14/01/2025 07:00
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”
Địa phương 12/01/2025 07:00
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế
Địa phương 11/01/2025 13:00
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội
Địa phương 09/01/2025 14:16
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa
Địa phương 09/01/2025 07:05
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc
Địa phương 08/01/2025 07:05
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Địa phương 08/01/2025 06:00
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản
Địa phương 08/01/2025 05:00
Ấn tượng Điện Biên
Địa phương 05/01/2025 06:00
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững
Địa phương 04/01/2025 11:07
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu
Địa phương 02/01/2025 06:10
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa
Địa phương 01/01/2025 08:00
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học
Địa phương 30/12/2024 15:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00