Cổ phiếu tăng mạnh: VIC vọt lên nhờ hiệu ứng Vinpearl, BCG và TCD chìm sâu
Khép lại tuần giao dịch 3/3 - 7/3, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì đà hưng phấn với chuỗi tăng điểm ấn tượng. Chỉ số VN-Index bứt phá lên 1.326 điểm, chạm mức cao nhất trong nhiều tháng qua.
Dòng tiền sôi động giúp nhiều cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, không ít mã vẫn lao dốc không phanh. Thậm chí, biến động ở nhóm này còn có phần đáng chú ý hơn, khi nhiều mã "thủng đáy".
![]() |
HoSE: Trái chiều hai hệ sinh thái Vin - Bamboo |
Trên sàn HoSE, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất lần lượt là PNC (+19,94%), JVC (+15m87%), TDW (+11,90%), HU1 (+9,95%), VIC (+9,82%), SMA (+9,69%), GEE (+9,52%), ILB (+9,10%), VHM (+8,07%).
Dù ở vị trí không cao, bộ đôi VIC - VHM vẫn chiếm trọn tâm điểm khi bật khỏi vùng đáy dài hạn, khiến phần còn lại trở nên mờ nhạt. Dòng tiền cá mập đã chính thức nhập cuộc, săn tìm cơ hội tại hai mã cổ phiếu chủ chốt của Vingroup.
Đà tăng mạnh của bộ đôi này diễn ra trong bối cảnh Công ty CP Vinpearl - một trong những doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Vingroup nộp hồ sơ niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu lên sàn HoSE.
Trước đó, ngày 15/11/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có công văn xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng của Vinpearl. Vào tháng 2, Vinpearl đã phát hành hơn 70 triệu cp với giá 71.350 đồng/cp, tăng vốn điều lệ lên 17.933 tỷ đồng như hiện tại.
Nguồn vốn này được sử dụng để góp vốn vào Win Wonders Nha Trang, nhận chuyển nhượng cổ phần một số dự án từ Vingroup, trả gốc và lãi vay, cũng như bổ sung vốn lưu động. Đến 20/2, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo nhận lưu ký gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL của Vinpearl, theo hình thức ghi sổ.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2024, Vinpearl ghi nhận tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm đạt 14.388 tỷ đồng, tăng 55% so với năm trước. Khấu trừ đi mọi chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 2.550 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 671 tỷ đồng năm 2023.
![]() |
Ở chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất là BCG (-28,13%), TCD (-27,44%), PSH (-25,27%), YBM (-23,51%), FCM (-15,11%), SMC (-11,84%), ORS (-9,58%), SC5 (-9,52%), DSE (-7,89%), LDG (-7,52%).
Việc bộ đôi BCG và TCD đứng đầu danh sách giảm mạnh không gây nhiều bất ngờ, khi ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital vướng vào vòng lao lý.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, mặc dù đã thoát được cảnh “bịt sàn” với khối lượng khớp lệnh gần 95 triệu đơn trong phiên 6/3, tuy nhiên cổ phiếu BCG vẫn chưa có tín hiệu tạo đáy. Với bối cảnh hiện tại, cổ phiếu BCG hoàn toàn có thể chiết khấu tiếp về các vùng giá thấp hơn.
Một cái tên đáng chú ý khác trong danh sách giảm mạnh là ORS – cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong. Đà lao dốc của ORS phần lớn đến từ những lo ngại xoay quanh lô trái phiếu HIC12103 bị hủy trước đó của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Helios – một mắt xích trong hệ sinh thái Bamboo Capital.
Trong khi đó, bộ đôi khoáng sản YBM và FCM – sau giai đoạn tăng mạnh – cũng gặp áp lực chốt lời mạnh mẽ.
HNX: Cổ phiếu khoáng sản “đổ đèo” sau chuỗi tăng nóng
Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất là BPC (+22,45%), CCR (+20,45%), CPC (+16,22%), L40 (+14,25%), SVN (+14,04%), PSD (+12,89%), CMC (+12,12%), TPP (+10,89%), PIC (+10,82%), VSA (+10,55%).
Chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất là VE8 (-31,67%), BKC (-30,13%), NHC (-18,71%), ATS (-18,59%), CAN (-14,86%), NSH (-14,56%), KSV (-12,33%), HGM (-11,76%), MAC (-10,87%), SGD (-10,40%).
![]() |
Trong đó, tam tấu BKC, KSV, HGM đã suy yếu rõ rệt sau đà tăng nóng. Nhịp tăng của nhóm cổ phiếu này trong giai đoạn cuối năm 2024 - đầu 2025 được cho là không phản ánh đúng triển vọng nội tại của các doanh nghiệp, mà là do tính đầu cơ của dòng tiền.
Trên thực tế, triển vọng dài hạn của cổ phiếu khoáng sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách hỗ trợ, công nghệ khai thác và quy hoạch ngành. Nếu các doanh nghiệp khoáng sản có sự đầu tư bài bản và chiến lược rõ ràng, đây có thể là nhóm cổ phiếu tiềm năng. Ngược lại, nếu đà tăng chỉ dựa trên tâm lý thị trường, rủi ro điều chỉnh sẽ rất cao.
Vì lí do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát diễn biến thực tế trước khi ra quyết định đầu tư vào nhóm cổ phiếu khoáng sản, dù cho nhóm này đã chiết khấu hơn 20% so với vùng đỉnh.
UPCoM: Cổ phiếu VES tạo “sóng thần”, TNV “dựng cây thông”
Trên UPCoM, danh sách 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất lần lượt gọi tên VES (+92,73%), ILC (+50,00%), HFX (+39,19%), CMW (+33,08%), TST (+32,56%), MLC (+31,75%), RBC (+30,88%), TNB (+30,53%), HVA (+29,41%), PRO (+29,23%)
Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất là TNV (-45,98%), VIR (-40,00%), YBC (-36,51%), LQN (-33,33%), BCR (-27,27%), APL (-23,56%), UPH (-22,61%), BBM (-22,45%), VIM (-22,45%), CFV (-22,19%).
![]() |
Trong đó, cổ phiếu VES của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Điện Mê Ca Vneco là mã nổi bật nhất khi tăng gần gấp đôi trong tuần vừa qua. Tính tới hết phiên 7/3, cổ phiếu này đã có 9 phiên tăng trần liên tiếp, tuy nhiên khối lượng giao dịch của cổ phiếu này chỉ ở mức rất thấp. Theo dữ liệu từ fireant, khối lượng trung bình 10 phiên của VES chỉ đạt 12.450 đơn vị - băng khoảng 0,13% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Xét về cơ cấu, 2 cổ đông lớn nhất của Mê Ca Vneco là ông Vũ Đình Cương và ông Bùi Đức Mạnh, lần lượt nắm giữ 4,88% vốn và 4,50% vốn doanh nghiệp.
Mặc dù cổ phiếu VES đang giữ được xu hướng tăng giá, tuy nhiên nhà đầu tư sẽ chịu nhiều rủi ro khi tham gia cổ phiếu này. Rủi ro khi tham gia cổ phiếu VES chính là rủi ro về thanh khoản, do khối lượng giao dịch của mã chỉ ở mức rất thấp. Trong trường hợp cổ phiếu VES bước vào nhịp điều chỉnh, cổ phiếu này sẽ liên tục rớt giá nhưng nhà đầu tư lại không thể bán do không có thanh khoản.
Nhà đầu tư có thể nhìn vào cổ phiếu TNV để lấy đó làm bài học, bởi cổ phiếu này đã chia 4 lần sau khi lên đỉnh. Trong tuần qua, TNV là cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn Upcom. Chốt phiên giao dịch 7/3, cổ phiếu này đóng cửa tại mức 12.100 đồng/cp, giảm 4 lần so với vùng đỉnh 48.000 đồng/cp.
Đáng nói, trước khi giảm mạnh, cổ phiếu TNV cũng đã có chục phiên tăng trần liên tiếp với khối lượng giao dịch cực thấp. Việc tham gia vào những cổ phiếu có thanh khoản nhỏ giọt sẽ tương đối rủi ro, chính vì vậy nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
Nguồn: Cổ phiếu tăng mạnh: VIC vọt lên nhờ hiệu ứng Vinpearl, BCG và TCD chìm sâu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Chứng khoán vẫn tiềm ẩn rủi ro chốt lời
Chứng khoán 26/04/2025 10:00

Thị trường tích lũy, nhà đầu tư nên làm gì?
Chứng khoán 25/04/2025 16:56

BB Power Holdings bị xử phạt 92,5 triệu đồng vì "ém" thông tin trái phiếu
Chứng khoán 25/04/2025 12:00

Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty CP Sợi Thế Kỷ
Chứng khoán 15/04/2025 10:00

Thêm tín hiệu tích cực trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán
Chứng khoán 10/04/2025 15:59

Triển khai nhiều giải pháp đưa TTCK Việt Nam phát triển chất lượng, bền vững
Chứng khoán 09/04/2025 11:00
Các tin khác

Tiềm năng tăng giá sau các đợt điều chỉnh mạnh và cơ hội cho cổ phiếu nhóm ngành phòng thủ
Chứng khoán 09/04/2025 06:00

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, nhà đầu tư nên làm gì?
Chứng khoán 08/04/2025 20:18

Tập đoàn FLC bị phạt do vi phạm quy định về công bố thông tin
Chứng khoán 05/04/2025 09:00

Ảnh hưởng của thuế đối ứng lên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chứng khoán 05/04/2025 07:00

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt
Kinh tế - Tài chính 04/04/2025 15:40

Tín hiệu tích cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Chứng khoán 04/04/2025 12:00

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, PMI ngành sản xuất vượt ngưỡng 50 điểm
Chứng khoán 03/04/2025 10:00

Chiều cổ đông trước mùa ĐHCĐ, ngân hàng chi nghìn tỷ cổ tức tiền mặt
Chứng khoán 02/04/2025 12:00

Xếp hạng tín nhiệm khi phát hành trái phiếu: Thông lệ chung để bảo vệ nhà đầu tư
Chứng khoán 01/04/2025 06:00

Cổ phiếu tăng mạnh: HHS vượt loạt bluechip, MBT tạo ‘địa chấn’
Chứng khoán 31/03/2025 15:14

Cận kề thời điểm thu thuế qua sàn, tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ?
Chứng khoán 28/03/2025 09:00

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, Chứng khoán Everest (EVS) bị xử phạt hơn 177 triệu đồng
Chứng khoán 25/03/2025 11:00

Chứng khoán tuần mới (từ 24 đến 28/3): Nhịp điều chỉnh lành mạnh?
Chứng khoán 24/03/2025 08:21

Thuế giao dịch tài sản số sắp được áp dụng
Chứng khoán 22/03/2025 09:09

Giải pháp nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025
Chứng khoán 20/03/2025 18:00

Tiềm năng từ các doanh nghiệp mở rộng công suất
Chứng khoán 18/03/2025 12:00

19 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền tuần từ 17-21/3
Chứng khoán 17/03/2025 10:08

Khối ngoại bán ròng hơn 1.900 tỷ đồng, FPT bị rút ròng đột biến
Kinh tế - Tài chính 16/03/2025 09:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58